Lượng mưa trung bình tháng trong 5 năm từ 2005 2009

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm thổ nhưỡng và biến động sử dụng đất phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 36 - 68)

+ Lượng bốc hơi bình quân năm khoản 860 mm, bằng 57% so với lượng mưa trung bình năm. Lượng bốc hơi trong các tháng mưa ít cao, do đó mùa khô đã thiếu nước lại càng thiếu nước hơn, tuy nhiên do hệ thống thủy lợi tương đối tốt nên ảnh hưởng không lớn đến cây trồng vụ đơng xn.

Độ ẩm khơng khí trung bình năm khoảng 83%, giữa các tháng trong năm biến

thiên từ 80 - 89%. Độ ẩm khơng khí thấp nhất trong năm là các tháng 11, 12, tuy

- Gió: Hướng gió thịnh hành về mùa lạnh là gió mùa Đơng Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Còn các tháng trong năm chủ yếu là gió Đơng Nam. Thỉnh thoảng có xuất hiện gió Tây Nam vào các tháng 6, 7.

- Sương muối hầu như khơng có; Mưa đá rất ít khi xảy ra, thơng thường cứ 10 năm mới quan sát thấy mưa đá 1 lần.

Tóm lại khí hậu huyện Thạch thất có đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè và lạnh, khơ về mùa đơng. Nền khí hậu ấy thích hợp với nhiều loại cây trồng, góp

phần tạo nên hệ thống cây trồng phong phú đa dạng.

b, Thủy văn

Do đặc điểm địa hình thấp dần về phía đơng nam nên các sơng suối có hướng chảy về phía này. Chế độ mưa theo mùa ảnh hưởng rõ nét đến chế độ thủy văn của các sơng chính trong khu vực.

Các xã thuộc tiểu vùng đồi núi phía tây có độ dốc lớn hơn với những con suối nhỏ, ngắn, ở đây đã xây dựng một số cơng trình thủy lợi nhỏ cấp nước cho sản xuất và nơng nghiệp, sinh hoạt của nhân dân.

Sơng Tích bắt nguồn từ vùng núi Ba Vì chảy qua Thạch Thất với chiều dài khoảng 16 km là nguồn cung cấp nước chủ yếu và là dịng chính để tiêu thốt nước cho huyện. Sơng quanh co uốn khúc, nhiều đoạn bị bồi lấp mạnh. Ngồi ra cịn có hệ thống kênh thủy lợi cung cấp nước chủ động cho các cánh đồng như: kênh Đồng Mô - Ngải Sơn (dài 16 km), kênh phù sa (18 km), cùng với các hệ thống các hồ nhỏ và vừa (tiêu biểu là hồ Tân Xã), các ao là nguồn dự trữ và tiêu thoát nước.

2.1.4. Thảm thực vật

Học thuyết phát sinh của Docutraev đã chỉ ra rằng sinh vật là một trong 5 yếu tố chính hình thành đất. Đặc biệt đất là nơi thực hiên hàng loạt các chu trình chuyển

hóa vật chất, trao đổi dinh dưỡng và dịng năng lượng để tạo nên sự phát triển và độ phì nhiêu của đất mà trong đó mọi hoạt động của thực vật và vi sinh vật trong đất giữ vai trị quyết định. Trong đó thực vật đóng vai trị vơ cùng quan trọng đối với đất và

sự hình thành đất, thực vật tổng hợp ra các chất hữu cơ cho đất từ những chất vô cơ ở

đất và khí quyển, cung cấp vật chất hữu cơ cho đất dưới dạng cành khô, lá rụng, thưc

hiện chu trình tuần hồn oxy, cacbon, nito, nước… Thực vật càng phát triển phong phú về số lượng, thành phần thì khi chết đi chúng để lại trong đất càng nhiều chất hữu cơ làm giàu cho đất. Rễ của chúng có tác dụng giữ nước, hạn chế rửa trơi các thành

phần dinh dưỡng trong đất. Nếu thực vật bị tàn phá, độ che phủ khơng cịn, hệ sinh thái bị phá hủy, mặt đất bị khô cằn, chất dinh dưỡng bị rửa trôi, cuối cùng là đất,

nguồn ni sống con người bị thối hóa. Khu vực nghiên cứu gồm có các quần hệ thực vật sau :

- Thảm thực vật bụi thứ sinh

- Thảm thực vật rừng trồng kết hợp tái sinh - Thảm thực vật cây trồng lâu năm.

- Thảm thực vật cây trồng hàng năm.

1. Thảm thực vật cây bụi thứ sinh

Thảm thực vật cây bụi thứ sinh phân bố rải rác, thưa thớt tại khu vực nghiên cứu chủ yếu tại ven sơng Tích Giang và chân các đồi sót. Thảm thực vật này hình thành một cách tự nhiên và thực vật chủ đạo chỉ gồm cây bụi và dây leo thứ sinh.

2. Thảm thực vật rừng trồng kết hợp tái sinh

Thảm thực vật này phân bố chủ yếu trên các đồi sót nằm ở phía tây khu vực

nghiên cứu. Thảm thực vật này hình thành do tác động của con người. Các cây gỗ đã bị khai thác và hiện nay khơng cịn thấy. Hiện nay chủ yếu có các cây bụi và cây trồng nhân sinh. Hiện nay người dân đang tiến hành trồng cây Bạch Đàn và Keo kết hợp với tái sinh tự nhiên. Đặc điểm của quần hệ thực vật này gồm các cây lấy gỗ cao từ 2-

10m, các cây bụi và cỏ quyết.thực vật ngoại tầng, có thấy xuất hiện thực vật ngoại tầng. Không thấy xuất hiện thực vật vượt tán. Độ che phủ thảm thực vật này khoảng 30-40 %, gồm 3 tầng, với các loài cây ưu thế ở các tầng như sau:

Tầng Cây Gỗ: Chủ yếu gồm có các loại cây sau loài Lim Xanh (Eythrophloeum fordii Oliver) thuộc họ Caesalpiniaceae; lồi Thơi Ba (Alangium chinense (Lour)

Harms) thuộc họ Alangiaceae; loài Bạch Đàn (Eucalyptus camaldulensis Dehn) thuộc

họ Sim (Myrtaceae); lồi Sịi (Sapium sebiferum (L.) Roxb) thuộc họ Euphorbiaceae. Tầng Cây Bụi và Cỏ Quyết: Ưu thế gồm các loài cây chủ yếu sau: loài Mua

thường (Melastoma normale D. Don), loài Mua Vảy (Melastoma candidum D. Don

(M. septemnervium Lour) thuộc họ Melastomataceae; loài Ké hoa vàng (Urena lobata L) thuộc họ Malvacea; loài Glochidio sp, lồi Sịi (Sapium sebiferum (L.) Roxb), loài

(Alchornea rugosa (Lour.) Muell.-Argentr), loài Giâu da Đất (Baccaurea ramiflora

Lour), loài Ba bét trắng (Mallotus apelta Muell. - Arg) thuộc họ Euphorbiaceae; lồi Atalantia sp, lồi Bí Bái (Acronychia pedunculata (L.) Miq), loài Muồng truồng

(Zanthoxylum avicenniae (Lamk.) DC), loài Gai Xanh (Severinia monophylla (L.) B.C.Tan). Thuộc họ Rutaceae; Loài Mán Đĩa (Pithecellobium clypearia Benth. var. acuminatum Gagnep) thuộc họ Mimosaceae; loài Dum Nam Bộ (Rubus cochinchinensis Tratt) thuộc họ Rosaceae; loài Syzygium thuộc họ Myrtaceae; Loài

Đáng Chân Chim (Schefflera heptaphylla (L.) Frodin (S. octophylla (Lour.) Harms in

Engl. & Prantl) thuộc họ Araliaceae; Loài Hoa Giẻ thơm (Desmos chinensis Lour)

thuộc họ Annonaceae; Loài Màng Tang (Litsea cubeba (Lour.) Pers), loài bời lời (Litsea sp).thuộc họ Lauraceae; loài Hypericum sp thuộc họ Clusiaceae; loài Quắn Hoa (Helicia sp) thuộc họ Proteaceae; loài Cỏ lào (Chronolaena odorata L. (E.

odoratum L) thuộc họ Asteraceae; loài Ráng vệ nữ phi luật tân (Adiantum philippense L) thuộc họ Adiantaceae; loài trèn Bắc bộ (Tarenna tonkinensis Pit), loài Dạ cẩm, An

điền mềm (Hedyotis capitellata var. mollis Pierre ex Pit), loài găng răng nhọn (Aidia

oxyodonta (Drake)Yamazaki) thuộc họ Rubiaceae;

Tầng Ngoại Tầng (E): chủ yếu là các loại dây leo của loài An điên mềm

(Hedyotis capitellata var. mollis Pierre ex Pit) thuộc họ Rubiaceae; lồi Bịng Bịng

lắt léo (Lygodium flexuosum (L.) Sw) thuộc họ Schizaeaceae; lồi Thơi Ba (Alangium

chinense (Lour.) Harms) thuộc họ Alangiaceae; loài khúc khắc (Heterosmilax gaudichaudiana (Kunth) Maxim ) thuộc họ Smilacaceae.

3. Thảm thực vật cây trồng lâu năm

Thảm thực thực cây trồng lâu năm được phân bố chủ yếu trên các dạng địa

hình gị thoải nổi lên trên bề mặt đồng bằng. Các lồi cây ăn quả bao gồm có Thanh

Long Đỏ (Hylocereus polyrhizus), Cam (Citrus sinensis). Trong đó thanh long trung bình 5-6 lứa/năm. Trong quần hệ này có một số loài khác như keo (Acacia mangium), Bạch Đàn (Eucalyptus sp )

4. Thảm thực vật cây trồng hàng năm

Thảm thực vật này được canh tác trên đồng bằng hay vùng đất cao hơn một

chút có địa hình bằng phẳng. Chủ yếu là các lồi cây lương thực phổ biến như Lúa (Oryza Sativa L.), Khoai và một số cây hoa mầu thuộc họ đậu (Fabaceae), họ Cải

(Curcubitaceae ), Hành ((Allium fistulosum), Cà Chua (S. lycopersicum). Việc trồng lúa có thể được trồng một vụ xen với một vụ mầu hoặc trồng hai vụ (vụ chiêm và vụ mùa) trong một năm tùy theo từng khu vực.

thực phẩm, phát triển kinh tế cho địa phương thì hệ thơng thảm thực vật này cịn góp phần điều hịa khơng khí cho đất, các rừng trồng góp phần cải tạo mơi trường đất lâm nghiệp, tạo cảnh quan sinh thái du lịch.

2.1.5. Các hoạt động nhân sinh thành tạo đất

Với trình độ khoa học ngày càng hiện đại, hoạt động sản xuất của con người

đã trở thành yếu tố quyết định tới sự hình thành đất, sự ảnh hưởng này phụ thuộc vào

yếu tố xã hội và trình độ sản xuất của con người. Nhìn chung con người ln tìm cách tác động vào lớp thổ nhưỡng để khai thác tiềm năng của nó và nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho mình. Nếu con người sử dụng đất có ý thức bảo vệ và cải tạo đất thì đất sẽ

ngày một tốt lên, cịn ngược lại thì đất nhanh chóng bị nghèo kiệt và thối hóa.

Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất huyện Thạch Thất năm 2010

(Nguồn: Số liệu thống kê năm 2010 - phịng Tài ngun và Mơi trường Thạch Thất) a. Hoạt động sản xuất canh nơng nghiệp

Với đặc điểm có nhiều làng nghề nhân dân ngồi sản xuất nơng nghiệp cịn làm nghề lúc nông nhàn, một số nơi nông dân không làm nông nghiệp mà tập trung sản suất hàng thủ công truyền thống. Tuy nhiên nông nghiệp vẫn là ngành đóng góp lớn

vào giá trị sản suất của địa phương. Trồng trọt vẫn là ngành sản suất quan trọng và là ngành kinh tế chính của nhiều xã trong huyện. Hoạt động nông nghiệp bao gồm trồng lúa, hoa mầu và trồng cây ăn quả, tạo cảnh quan nông nghiệp. Hoạt động trồng lúa và hoa mầu chủ yếu tập trung tại phía đơng khu vực nghiên cứu, nơi có địa hình đồng bằng, hệ thống tưới tiêu thuận lợi có thể lấy được nước tù sơng Tích Giang. Hệ thống cây ăn quả chủ yếu tập trung tại địa hình gị thoải thấp nằm bên bờ hữu sơng Tích

Giang chủ yếu là các loại cây như thanh long, cam, nhãn...

Ta có cơ cấu sử dụng đất đai khu vực huyện Thạch thất Thành phố Hà Nội thể hiện qua bảng thống kê sau:

Như vậy trong cơ cấu sử dụng đất đai huyện Thạch Thất năm 2011, tương ứng với tỷ trọng ngành trong cơ cấu kinh tế. Đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất, có 6265,81 ha chiếm 33,94 % tổng diện tích tự nhiên. Trong đó:

+ Đất trồng cây hàng năm (5587,68ha) bằng 89,18% đất sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất trồng lúa (5141,22ha), bằng 82,05% đất sản xuất nông nghiệp. Đất cây hàng năm khác (446,64ha), bằng 7,13% đất sản xuất nông nghiệp. + Đất trồng cây lâu năm (678,13ha), chiếm 10,82% đất sản suất nơng nghiệp. Qua phân tích số liệu trên ta thấy rằng đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ trọng lớn nhất, trong đó đất trồng lúa tuy có thu hẹp so với những năm trước nhưng vẫn chiếm tới 92 % diện tích đất trồng cây hằng năm.

Đất lâm nghiệp 2468,54 ha chiếm 13,57% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó

hầu hết là rừng trồng với cây trồng chính là keo, bạch đàn. Tồn huyện chỉ có 177,3

ha đất khoanh ni phục hồi rừng đặc dụng trong tổng số 325,8 ha rừng đặc dụng

b. Hoạt động trồng rừng và tái sinh

Hoạt động này tập trung chủ yếu ở khu vực đồi núi thấp nằm ở phía tây khu

vực nghiên cứu tạo ra cảnh quan rừng trồng và tái sinh. Hoạt động này vừa mang lại

lợi ích về kinh tế, vừa mang lại lợi ích to lớn về mơi trường đồng thời giảm thiểu tai biến thiên nhiên. Thực vật được sử dụng để trồng chủ yếu là keo, bạch đàn. Cứ sau

một vụ thu hoạch để lấy gỗ thì người dân lại cải tạo đất, tiếp tục trồng cây con mới

hoặc để gốc tự tái sinh.

c. Hoạt động xây dựng đô thị, các khu công nghiệp, khu dân cư

thoải có nguồn gốc sơng, nơi có nền móng rắn chắc. hoặc dọc theo các tuyến giao thông trọng yếu trên địa bàn của huyện nhu quốc lộ 21, quốc lộ 32, tỉnh lộ 419. Do nhu cầu phát triển đơ thị hóa, nhiều nơi trước đây là ruộng lúa nay được chuyển đổi thành đất để xây dựng nhà cửa, đô thị và các nhà máy xí nghiệp. Hoạt động này tạo ra cảnh quan đơ thị tập trung.

2.2. Các q trình hình thành đất

Ta thấy rằng sự hình thành đất là một quá trình lâu dài và phức tạp, bản chất của quá trình hình thành đất là sự thống nhất đấu tranh giữa tuần hoàn địa chất và tiểu tuần hoàn sinh vật. Mâu thuẫn cơ bản giữa hai vòng tuần hồn này là sự rửa trơi vật chất của và tích lũy vật chất hữu cơ của tiểu tuần hồn sinh vật. Song hai vịng tuần hồn này lại có mối liên hệ mật thiết với nhau và không thể thiếu. Vì vậy cơ sở của quá trình hình thành đất là đại tuần hồn địa chất, cịn bản chất của q trình hình thành đất là tiểu tuần hồn sinh vật.

Với mỗi một khu vực có vị trí địa lý cụ thể, với các điều kiện tự nhiên và hoạt

động sử dụng đất của con người đặc trưng sẽ tương ứng có các q trình hình thành đất đặc trưng cho khu vực. Từ đó các loại đất được hình thành cũng mang dấu ấn của

lãnh thổ. Trên cơ sở phân tích này, ta thấy huyện Thạch Thất có các q trình hình thành đất chủ yếu sau:

ƒ Q trình feralit hóa;

ƒ Q trình mùn hóa và khống hóa;

ƒ Quá trình Glây;

ƒ Quá trình bồi tụ;

2.2.1. Q trình feralit hóa

Q trình feralit là q trình hình thành phổ biến nhất ở nước ta. Trong điều

kiện nhiệt đới ẩm, nhờ tác động trực tiếp của nhiệt độ cao và ẩm nhiều cũng như tác động mạnh của thực vật mà khoáng nguyên sinh và ngay vả một số khoáng thứ sinh bị

phá hủy.

Đất feralit là nhóm đất mà SiO2 và các chất bazơ bị rửa trơi cịn oxít sắt và oxít

nhơm được tích lũy lại tương đối hoặc tuyệt đối. Đồng thời với sự tích lũy đó thì các hợp chất dễ tan (Ca2+ , Mg2+, Na+, K+) trong đất bị rửa trơi. Chính vì thế khi q trình feralit phát triển đất trở nên chua dần. Sự có mặt của các hydroxit nhơm, sát hóa trị

- Chất hữu cơ trong đất có tốc độ phân giải nhanh tạo thành mùn chua fulvic. - Chât khoáng bị phá hủy thành keo set kaolinit. Sét có tỷ lệ SiO2/Al2O3 ≤ 2 - Bazơ, SiO2 bị rửa trơi, oxít sắt, oxít nhơm được tích lũy tuyệt đối và tương đối. - Hình thái phẫu diện thường có tầng tích tụ, trong tầng này thường có kết von, đá ong

đó là hiện tượng tích lũy sắt nhơm tuyệt đối.

Cường độ của q trình feralit phụ thuộc vào:

+ Khí hậu và độ cao so với mặt nước biển. Càng lên cao quá trình feralit xảy ra càng yếu. + Đá mẹ: cùng vùng gị đồi nhưng q trình feralit phát triển mạnh ở đá macma kiềm hay trung tính cịn đá macma chua thì yếu hơn.

+ Tuổi của đất: tuổi càng nhiều thì mức độ feralit càng mạnh

Ta thấy địa hình của khu vực nghiên cứu ở dạng chuyển tiếp giữa đồng bằng nên đồi núi thấp và gò đồi. Đây là điều kiện tương đối thuận lợi cho quá trình feralit

phát triển. Khu vực núi thấp và đồi gị là nơi thuận lợi cho q trình feralit phát triển mạnh mẽ. Chính vì thế, các loại đất thuộc nhóm đất đỏ vàng trong khu vực nghiên cứu chiếm tỷ lệ khá nhiều khoảng 50% tập trung chủ yếu ở các xã phía tây của huyện.

2.2.2. Q trình mùn hóa và khống hóa

Q trình mùn hóa và q trình khống hóa thực chất là q trình biến đổi và tích lũy chất hữu cơ trong đất được thể hiện qua phản ứng hóa học có sự tham gia tích cực của vi sinh vật. Đây là q trình phức tạp và được tóm tắt như sau:

Sản phẩm mùn hóa và hợp chất mùn Xác hữu cơ Q trình khống hóa Q trình mùn hóa Sản phẩm khống hóa: Muối khống (NO3-, CO2-3 ,

SO42- ,PO3-4 ), CO2, H2O…

Khống hóa Mùn hóa

N2 khí quyển

(VSV ) (VSV )

a, Q trình mùn hóa

Sự phân hủy xác hữu cơ trong đất và tạo thành chất mùn là quá trình sinh học phức tạp được thể hiện với sự tham gia của vi sinh vật, động vật, đất, oxy và nước.

Xác của thực vật xanh sẽ được phân hủy bởi vi sinh vật và một phần bị biến đổi thành chất hữu cơ cao phân tử phức tạp - đó là các mùn axit. Quá trình biến đổi các sản

phẩm phân giải chất hữu cơ thành chất mùn gọi là q trình mùn hóa.

Như vậy, q trình biến đổi xác hữu cơ thành chất mùn bao gồm quá trình phân giải chất hữu cơ ban đầu, tái tổng hợp thành các chất sống trong cơ thể vi sinh vật và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm thổ nhưỡng và biến động sử dụng đất phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 36 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)