Dự báo nhu cầu sử dụng một số loại đất chính đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm thổ nhưỡng và biến động sử dụng đất phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 81 - 88)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2020 Biến động tăng (+), giảm (-)

- Đất sản xuất nông nghiệp 6.265,81 4.208,92 - 2.056,89

- Đất lâm nghiệp 2.468,54 1.605,78 - 862,76

- Đất nuôi trồng thủy sản 200,10 263,22 + 63,12

- Đất ở (nông thôn, đô thị) 1.560,75 1.882,83 + 322,08

- Đất tơn giáo, tín ngưỡng 16,28 16,46 + 0,18

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 111,19 155,33 + 44,14 - Đất trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp 48,92 50,53 1,61

- Đất an ninh 6,18 68,90 62,72

- Đất khu công nghiệp 1.901,69 2.406,86 505,17

- Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh 306,55 857,00 550,45

3.4. Đề xuất biện pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Thạch Thất TP Hà Nội

3.4.1. Đánh giá tiềm năng các loại đất huyện Thạch Thất

a. Đất phù sa không được bồi (Pk) – Dystric Fluvisols (FL.d)

Đất phù sa không được bồi hàng năm (Pk) có diện tích 6004,70 ha, chiếm

32,53% tổng diện tích tự nhiên của cả huyện. Phân bố chủ yếu tại khu vực phía đơng khu vực nghiên cứu, nằm bên hữu ngạn sơng Tích Giang, ở các xã Đại Đồng, Phú

Kim, Hương Ngải, Canh Nậu, Dị Nậu, Chàng Sơn, Thạch xá, Phùng Xa, Cần Kiệm, Kim Quan và 1 phần nhỏ tại các xã Tân Xã, Hạ Bằng, Đồng Trúc. Nhìn chung phần lớn đất có tầng dày đất tốt thuận lợi cho phát triển các loại cây nông nghiệp ngắn

ngày.

b. Đất dốc tụ thung lũng (D) – Dystric Fluvisols (FL.d)

Đất dốc tụ thung lũng phân bố ở địa hình đồi núi tại các thung lũng, các vàn

thoải. Đất được hình thành do sản phẩm bồi tụ phân bố chủ yếu ở khu vực đồi, núi

thấp thuộc phía tây của huyện. Đất có tầng dày thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng. Hiện tại loại đất này đang chủ yếu được trồng lúa, màu đối với khu vực địa

hình có khả năng tưới và cây lâu năm đối với những khu vực khơng có điều kiện tưới.

Đây là loại đất phù hợp với các loại cây trồng ăn quả, rau chất lượng cao.

c. Đất Ferralit biến đổi do trồng lúa nước (Fl) – Dystric Ferric Acrisols (ACfd)

Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa phân bố rộng khắp khu vực nghiên cứu có

diện tích 3.119,55ha, chiếm 16.90% diện tích tự nhiên tồn huyện. Nhìn chung đất ferralit biến đổi do trồng lúa nước nghèo dinh dưỡng, phần lớn diện tích được sử dụng trồng chuyên màu hoặc một vụ lúa, hoặc một vụ mầu với cây rau, mầu như lạc, đậu tương, khoai có giá trị kinh tế thấp. Vì vậy, để cải thiện hàm lượng mùn trong đất, cần kết hợp bón phân hữu cơ và phân hóa học một cách hợp lý để tránh thối hóa và cạn kiệt chất dinh dưỡng trong đất, định hình các vùng rau sạch, vùng trồng hoa, có hiệu

quả kinh tế cao cung cấp cho nội thành. Đối với loại đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa trên nền đá magma axit thích hợp chuyển sang trồng cây ăn quả thế mạnh đã và đang

d. Đất đỏ vàng phát triển trên phù sa cổ (Fp) - Ferric Acrisols (ACf)

Đất vàng đỏ phát triển trên phù sa cổ (Fp) có diện tích 5.004,77 ha, chiếm

27,11% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, phân bố thuộc khu vực các xã Kim Quan, Cần Kiệm, Thạch Hòa, Hạ Bằng, Đồng Trúc. Đất vàng đỏ phát triển trên phù sa cổ (Fp) thích hợp với nhiều loại cây trồng, cây ăn quả do hình thành trên địa hình tương đối bằng phẳng, tầng đất khá đầy và tới xốp. Nếu sử dụng để canh tác lúa nước và cây hàng năm thì nên chọn các loại cây có thể xen canh, gối vụ và tiên hành bón thúc bón lót hợp lý do đời sống của cây ngắn nên cần nhiều chất dinh dưỡng, cây hút nhiều chất màu làm cho đất nhanh chóng cạn kiệt chất dinh dưỡng và các loại chất khống. Các loại cây có thể sử dụng là nhóm cây hàng năm như lúa, ngơ, lạc, đỗ

tương, bên cạnh đó cịn có thể phát triển tốt các loại cây ăn quả lâu năm có tác dụng

phịng hộ bảo vệ cải tạo môi trường tốt hơn, đất đai được sử dụng lâu dài và bền vững hơn với các loại cây trồng ăn quả chất lượng cao mang lại hiệu quả kinh tế lớn.

e. Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét (Fs) - Ferric Acrisols (ACfd)

Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs) có diện tích 1.410,46 ha, chiếm 7,64% tổng

diện tích tự nhiên của huyện. Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét phân bố chủ yếu tại các xã Yên Tung, Yên Bình, Tiến Xn, Bình n, Tân xã, Hạ Bằng, Thạch Hịa. Hiện nay người dân đang sử dụng làm nơi quần cư, canh tác lúa nước, trồng cỏ cho chăn nuôi và trồng cây hàng năm. Đất đỏ vàng trên đá phiến sét có thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng, đất cho tầng dầy cấp 1, cấp 2 hình thành chủ yếu trên sản phẩm của đá trầm tích phiến sét, phẫu diện đất phân 3 tầng điển hình.

Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs) chủ yếu phân bố trên địa hình gị đồi thấp,

hoặc địa bằng phẳng tập trung tại khu vực trung tâm và phía tây của huyện, đất tầng

đất dầy thích hợp với nhiều loại cây trồng hằng năm, cây ăn quả, cây cơng nghiệp.

Trên loại hình đất đỏ vàng trên đá phiến sét thực hiện trồng rừng xen trồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc. Tiến hành trồng các loại cỏ làm thức ăn như cỏ voi, cỏ sả, cỏ cao

đạm kết hợp trồng xen các cây thân gỗ đặc biệt là cây gỗ họ đậu có khả năng cố định

nitơ trên các đồng cỏ như keo lá chàm, keo tai tượng để nâng cao năng suất đồng cỏ

và tạo bóng mát cần thiết cho gia súc… Tuy nhiên cũng cần quan tâm đến việc bón cân đối tỷ lệ đạm, lân, kali cho đất phù hợp với từng loại cây trồng nhằm làm giầu cho

đất. Đồng thời kiểm soát và điều tiết chế độ tưới tiêu theo mùa để hạn chế quá trình

kết von trong đất.

Đất đỏ vàng phát triển trên đá magma axít ryolit (Fa) có diện tích 1.809,77 ha, chiếm 9,8 % diện tích tự nhiên của huyện. Đất phát triển trên đá phun trào ryolit phân bố chủ yếu ở các xã đồi núi Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xn. Phần lớn diện tích sử dụng vào mục đích lâm nghiệp trồng rừng sản xuất, một phần canh tác cây ăn quả. Đất

đỏ vàng phát triển trên đá ryolit phun trào, tập trung trên dạng địa hình sườn bóc mịn

nên có độ dốc khá cao, cấp IV, cấp V, một số ít cấp III là các sườn bóc mịn trọng lực, sườn bóc mịn tổng hợp nên các tầng đất dễ bị rửa trơi và xói mịn đồng thời cũng tích tụ vật liệu bở dời ở khu vực chân sườn. Để khai thác bề vững hiệu quả các diện tích đất này, với các khu vực cao trên 100m cần phải duy trì khoanh ni phục hồi và bảo

tồn rừng hiện tại, đối các khu vực địa hình sườn có độ cao dưới 100m thực hiện các giải pháp nông lâm kết hợp trồng rừng phòng hộ đồng thời trồng xen các cây nông

nghiệp thân thảo ngắn ngày để phát triển rừng mới trồng đồng thời hạn chế cháy rừng trong mùa khô, giảm giá thành rừng trồng đồng thời cung cấp lương thực, thực phẩm, khi rừng trồng đã khép tán chuyển đổi cây lương thực thân thảo bằng các giống cây

trồng nơng nghiệp dược liệu ưa bóng có khả năng phát triển tốt dưới tán rừng như

gừng, sa nhân… mà vẫn đảm bảo năng suất và chất lượng gỗ của rừng trồng.

3.4.2. Áp lực bảo tồn tài nguyên đất và định hướng sử dụng hợp lý phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững.

a. Áp lực bảo tồn tài ngun đất nơng nghiệp

Q trình đơ thị hố, cơng nghiệp hố đang diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn huyện Thạch Thất là nguyên nhân làm quỹ đất phục vụ phát triển nông nghiệp suy

giảm nhanh chóng. Giai đoạn từ 2005 – 2005 diện tích đất nơng nghiệp suy giảm là 1510,90 ha, giai đoạn 2005 đến 2010 suy giảm 688,54 ha và dự kiến đến năm 2020 diện tích đất nơng nghiệp tiếp tục suy giảm 2821,3 ha, còn lại 6007,92 ha. Đồng thời diện tích các loại đất phi nơng nghiệp tăng lên vơ cùng nhanh chóng.

Tuy nhiên, huyện Thạch Thất vẫn là huyện nơng nghiệp đang trong q trình chuyển sang nền kinh tế công nghiệp. Mặc dù lực lượng lao động nông nghiệp là 37.045 người, chiếm 39,91% tổng dân số (năm 2008) và dự kiến đến năm 2020 lực

lượng lao động nông nghiệp khoảng 41.120 người trên tổng dân số khoảng 198.455 người. Như vậy quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, tạo áp lực lớn về phát triển nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực. Bình qn diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 0,14ha/lao động nông nghiệp và 0,03ha/đầu người.

b. Đề xuất sử dụng hợp lý tài nguyên đất phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Thạch Thất.

Diện tích trồng lúa phân bố diện tích chủ yếu ở các xã phía đơng của huyện như Lại Thượng, Đại Đồng, Dị Nậu được nhân dân thực hiện trồng lúa tập trung. Các xã vùng đồi núi phía tây của huyện do đặc điểm địa hình khơng thuận lợi cho việc

tưới tiêu, hiệu quả kinh tế thấp nên chuyển sang các loại hình cây ăn quả chất lượng cao, có giá trị kinh tế nhằm cung cấp cho thị trường trung tâm thành phố do rất thuận lợi về khoảng cách và hệ thống giao thông phát triển. Đối với các vàn trũng, thường bị ngập nước có thể chuyển đổi sang đất ni trồng thuỷ sản hoặc kết hợp nuôi trồng

thuỷ sản với trồng cây, chăn nuôi. Đối với các vùng thuận lợi giao thơng có thể kết hợp trồng rau sạch và kết hợp với du lịch sinh thái theo mơ hình làng sinh thái. Đối với các khu vực trồng lúa trên nền đất vàng đỏ trên nền phù sa cổ, không thuận lợi chủ

động nguồn nước chuyển sang trồng cây ăn quả, phát triển trang trại tổng hợp, phát

triển các vùng trồng hoa, vùng chuyên canh rau sạch chất lượng cao cung chấp cho nội thành.

Đối với khu vực đồi núi phía tây, tiếp tục quản lý và bảo quản diện tích ràng

cịn lại, tăng cường trồng phủ xanh đất trống đồi núi trọc đồng thời quản lý phát triển các diện tích rừng tái sinh hiện có.

Trên địa bàn huyện vẫn cịn một số cơ quan, đồn thể, các tổ chức có diện tích

sử dụng đất rộng, cơng trình phân bố phân tán, hệ số sử dụng đất thấp… gây lãng phí tài ngun đât cần có sự điều chỉnh và phân bổ lại nhằm tránh sử dụng đất nông

nghiệp phân bổ cho các dự án phih nông nghiệp khác.

Việc sử dụng quỹ đất cho các mục đích xử lý chất thải, nước thải chưa được

hoạch định đi trước một bước so với quá trình triển vơ cùng nhanh chóng của đơ thị, cơng nghiệp nên nước thải, chất thải thường xuyên được thải ra nguồn nước, ra các khu đất gây ô nhiễm và thối hố tài ngun đất nơng nghiệp. Để bảo tồn quỹ đất

nơng nghiệp cịn lại, cần thiết có quy hoạch và định hướng đầu tư xây dựng các cơng trình xử lý nước thải, thu gom và xử lý rác thải, chất thải công nghiệp v.v…

KẾT LUẬN

1. Nghiên cứu đặc điểm thổ nhưỡng và thành lập bản đồ thổ nhưỡng là một trong những công tác điều tra cơ bản phục vụ đắc lực cho việc hoạch định lãnh thổ,

đặc biệt là không gian sản xuất nơng - lâm nghiệp, có ý nghĩa quan trọng trong

quy hoạch sử dung đất, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất bền vững.

2. Các quá trình hình thành đất tại khu vực huyện Thạch Thất bao gồm: Q trình feralít hóa, q trình mùn hóa và khống hóa, q trình Glây, q trình bồi tụ.

3. Trên cơ sở phân tích các đặc tính lý hóa học của các đơn vị đất đai, kết hợp

phân tích hiện trạng sử dụng đất trên từng đơn vị thổ nhưỡng, đã xác định trên

địa bàn huyện Thạch Thất gồm 6 loại đất và đề xuất các biện pháp sử dụng hợp

cụ thể đối với từng loại đất.

4. Ứng dụng công nghệ GIS và Viễn thám phục vụ thành lập bản đồ hiện trạng sử

dụng đất và đánh giá biến động sử dụng đất thu được kết quả chính xác, hiệu quả. Qua đó đánh giá được biến động sử dụng đất huyện Thạch Thất giai đoạn từ năm 2000 đến 2010 là vơ cùng nhanh chóng với cơ cấu chuyển đất nông

nghiệp sang đất phi nông nghiệp.

5. Việc lồng ghép đánh giá tiềm năng đất đai và diễn biến sử dụng đất trong giai

đoạn 2000 – 2010 và dự báo xu thế phát triển kinh tế xã hội, và nhu cầu sử

dụng đất đến năm 2020 đặt trong mối quan hệ tổng hợp phát triển vùng mà cụ thể là Quy hoạch Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050 cho phép đề xuất sử

dụng hợp lý tài nguyên đất huyện Thạch Thất theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững.

KIẾN NGHỊ

1. Luận văn thực hiện nghiên cứu đặc điểm thổ nhưỡng và biến động sử dụng đất huyện Thạch Thất mang lại cái nhìn tổng thể về tiềm năng tài nguyên đất và tình hình sử dụng đất, xu hướng sử dụng đất trong tương lai. Từ đó đề xuất được một số biện pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất phục vụ phát triển nông

nghiệp bền vững. Để phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả nói riêng và

nền kinh tế huyện Thạch Thất nói chung cần:

2. Nghiên cứu tổng hợp, đánh giá phân hạng đất đai để có thể lựa chọn được các

loại hình sử dụng đất thích nghi, bền vững về môi trường và kinh tế xã hội và xem kết quả của Luận văn như cơ sở dữ liệu nền phục vụ công tác trên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Thành công bước đầu trong

chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thạch Thất.

2. UBND huyện Thạch Thất (2011), Quy hoạch sử dụng đất huyện Thạch Thất

giai đoạn 2010 đến 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2010-2015 huyện

Thạch Thất.

3. Đào Đình Bắc (1999). Địa mạo - thổ nhưỡng và định hướng sử dụng đất khu

vực Ba Vì – Sơn Tây. Tạp chí khoa học về Trái Đất 1999 số 9.

4. Nguyễn Cẩn và nnk (2005). Hướng dẫn thực tập về các khoa học Trái Đất và

đa dạng sinh học tại khu vực vườn quốc gia Ba Vì, nhà xuất bản Đại học quốc

gia Hà Nội.

5. Lê Văn Khoa và nnk (2000), Đất và môi trường, nhà xuất bản Giáo dục.

6. Nguyễn Viết Khoa, Võ Đại Hải, Nguyễn Đức Thanh (2008), Kỹ thuật canh tác

trên đất dốc, nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Trần Kông Tấu (2002). Tài nguyên đất, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

8. Phạm Quang Tuấn (2007), Cơ sở thổ nhưỡng và địa lý thổ nhưỡng, NXB

ĐHQG Hà Nội.

9. Phạm Quang Tuấn (2010), Nghiên cứu đặc điểm thổ nhưỡng phục vụ khai

thác, sử dụng hợp lý tài nguyên đất huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, đề tài

khoa học mã QT-09-39.

10. Phan Tuấn Triểu (2009), Tài nguyên đất và môi trường. Đại học Bình Dương.

11. Phạm Thế Vĩnh, Phân tích sơ bộ những điều kiện địa lý cảnh quan phục vụ

quy hoạch vành đai cung cấp sản phẩm tự nhiên vùng đệm xung quanh núi Ba Vì. Viện Địa lý thuộc Viện KHCNVN.

12. Viện Khoa học Đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (1984), Quy phạm điều tra lập bản

đồ đất tỷ lệ lớn. Hà Nội.

14. FAO/UNESCO (1992), Guideline for soil description, ROME. 15. FAO (1993), Farming systems development, ROME

16. ESCAP/FAO/UNIDO (1993), Balanced Fertilizer Use It practical Importance

17. Tadon.H.L.S. (1993), Soilfertility and fretilizer Use an Overview of Research

for Increasing and Sustaining Crop Produtivity, CASAFA - ISSS - TWA,

Workshop on the Intergration of Natural and Man Made Chemicals in Sustainable Agriculture in Asia, New Delhy, India.

18. Trần An Phong (1995), Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh

thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm thổ nhưỡng và biến động sử dụng đất phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)