CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐO SÂU TỪ TELUA
2.2. Công tác thu thập số liệu đo sâu từ telua
2.2.2. Cơng tác thực địa bố trí điểm đo
a) Lựa chọn điểm đo
Các điểm đo sâu từ telua trước hết phải đảm bảo tránh được các nguồn nhiễu điện từ: các khu vực dân cư, các đường dây cao thế, trạm biến áp, các vùng công nghiệp ở đó tín hiệu điện từ nhân tạo cao hơn tín hiệu điện từ tự nhiên, tránh xa các
đường giao thông để tránh các nguồn nhiễu từ các phương tiện giao thông (ô tô, xe máy, xe đạp), tránh xa các tháp phát sóng nhất là các tháp phát sóng của Tổng cục Bưu chính Viễn thơng. Đồng thời trong quá trình đo đạc phải tránh không để gia súc, gia cầm và các động vật hoang dã như chim, chuột... chạm vào dây nối từ các điện cực vào máy ghi, những va chạm mạnh đều có thể tạo nên những xung điện mạnh làm nhiễu tín hiệu tự nhiên, có khi làm bão hịa tín hiệu ghi. Các phép đo đạc từ telua phải tiến hành khi trời khơng mưa, khơng có sấm chớp (nguồn sóng điện từ do sấm chớp không thoả mãn điều kiện sóng phẳng), khơng có gió lớn (làm rung dây nối quá mạnh). Điểm đo cần tiến hành ở vị trí khơ ráo, khơng có nước để ơtơ có thể đi vào tận điểm đo. Quanh điểm đo có khoảng trống rộng rãi mỗi chiều khoảng một vài trăm mét để có thể kéo các đường telua được dễ dàng, nói chung nên chọn các điểm đo ở ruộng sau thu hoạch.
b) Thơng tin và vị trí các điểm đo sâu từ telua
Trong khuôn khổ đề tài cấp cơ sở - Viện Vật lý Địa cầu năm 2018, chúng tôi đã sử dụng bộ thiết bị đo sâu từ telua MTU-5A để thử nghiệm thu thập số liệu, khai thác phần mềm đi kèm và xử lý số liệu đo, kết quả chúng tôi đã đo sâu từ telua được 4 điểm. Các điểm này thuộc địa phận thị xã Sơn Tây, ký hiệu lần lượt là SH06, SH07, SH08, SH09. Quá trình xử lý số liệu ban đầu đã thu được những kết quả nhất định. Năm 2019, chương trình “Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học dành cho nghiên cứu viên cao cấp” của TS. Võ Thanh Sơn, Mã số: NVCC12.04/19-19 do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phê duyệt, nhóm nghiên cứu cũng thực hiện được 5 điểm đo sâu từ telua tại khu vực Sơn Tây với mục đích nghiên cứu đứt gãy sơng Hồng, các điểm này được ký hiệu từ ST01 đến ST05.
Trong luận văn thạc sĩ này, tác giả sử dụng số liệu 9 điểm đo sâu từ telua từ 2 nguồn số liệu đã trình bày trên để xử lý luận giải về đứt gãy sông Hồng tại khu vực này. Dưới đây là tọa độ cũng như vị trí trên bản đồ của các điểm đo ghi (Bảng 1).
Bảng 1. Tọa độ các điểm đo sâu từ telua TT Điểm đo Tọa độ Địa danh Độ dài NS (m) Độ dài EW (m) Vĩ độ Kinh độ 1 ST01 21o07’39,54” 105o33’21,18” Võng Xuyên, Phúc Thọ, HN 146 115 2 ST02 21o04’54,36” 105o32’37,56” Cẩm Yên Thạch Thất, HN 115 129 3 ST03 21o 05’12,18” 105o31’34,68” Cẩm Yên, Thạch Thất, HN 112 113 4 ST04 21o
04’5,82” 105o29’34,08” Sơn Đông, Sơn Tây, HN 115 115 5 ST05 21o02’8,28” 105o28’44,64” Cổ Đơng, Ba Vì, HN 135 90
6 SH06 21o06’23,58” 105o33’8,34” Phúc Thọ, Phúc Thọ, HN 135 77
7 SH07 21o
03’05,22” 105o29’27,36” Cổ Đông, Sơn Tây, HN 116 81 8 SH08 21o01’6,3” 105o27’29,28” Yên Bài, Ba Vì, HN 108 95
9 SH09 20o59’14,04” 105o24’58,38” Yên Quang, Kỳ Sơn, HN 138 144
c) Cơng tác ngồi thực địa
Trong quá trình đo đạc và di chuyển, tốt nhất là các điện cực nên đặt trong đất sét hòa nước để đảm bảo tiếp xúc tốt với đất, cũng như được che đậy để tránh mưa gió khi đo đạc. Điện cực phải được kiểm tra cẩn thận mỗi buổi sáng trước khi tiến hành đi tới điểm đo, thế phân cực của các cặp điện cực cỡ một vài mV là cặp cực đó có thể sử dụng được. Tuy nhiên, điện cực chúng tôi sử dụng đo đạc trong nghiên cứu này là điện cực đi kèm thiết bị, mới sản xuất nên độ nhạy cao và có tính hiệu quả. Đối với các vùng có điện trở suất cao, tín hiệu điện telua lớn, các đường telua có thể chỉ kéo dài cỡ 100m, với môi trường điện trở suất thấp, tín hiệu điện telua nhỏ nên độ dài đường telua phải cỡ 160-180m. Khu vực đo sâu từ telua phải tương đối bằng phẳng (khu vực ruộng khô là hợp lý nhất). Hố chôn cực phải được đào tới vài ba chục cm tới phần đất khơng bị nứt nẻ. Đổ một ít nước vào hố chờ cho tới khi nước thấm hết vào đất và thấy khó có thể thể thấm thêm ra ngồi thì đổ đất sét pha nhão như bùn xuống đáy hố, sau đó lèn chặt điện cực bằng đất xung quanh hố để điện cực khơng có khả năng bị xê dịch trong q trình đo đạc. Sau khi chơn các điện cực cần kiểm tra thế phân cực và điện trở suất giữa các cặp điện cực NS (North – South) và EW (East – West). Nếu thế phân cực giữa các cặp điện cực cỡ khoảng dưới 50mV và điện trở suất cỡ một vài k có thể tiến hành các bước đo đạc tiếp theo. Việc chôn điện cực chắc chắn, thế phân cực và điện trở suất giữa các cặp điện cực đã đặt dưới đất nhỏ là những điều kiện tiên quyết cho sự thành công của điểm đo sâu từ telua. Các đầu thu từ được sử dụng là đầu thu kiểu cảm ứng có độ nhạy cỡ10 nT, dây nối từ đầu thu từ tới máy ghi là 50 m, đảm bảo tránh được các nguồn nhiễu từ nhỏ ở gần vị trí đặt trạm ghi.
Bố trí các điện cực và các đầu đo từ bằng hệ thống thiết bị đo MTU-5A tại mỗi điểm được trình bày ở hình 2.9. Trong đo sâu từ telua, người ta đo 02 thành
phần điện theo hướng Bắc - Nam Ex (thành phần X) và thành phần theo hướng Đông - Tây Ey (thành phần Y). Tuy nhiên có thể chọn hướng X dọc theo phương cấu trúc và hướng Y vng góc với hướng cấu trúc. Hai thành phần từ Hx và Hy được bố trí theo các hướng X và Y tương ứng. Khi đo đạc bằng thiết bị MTU-5A
còn đo cả thành phần từ theo phương thẳng đứng Hz. Tại các điểm đo từ telua khu vực đới đứt gãy sơng Hồng, do đứt gãy có hướng Tây Bắc – Đơng Nam với phương vị khoảng 140o nên tại các điểm đo chúng tôi chọn hướng X có phương vị 140o (song song với phương cấu trúc), và thành phần Y có phương vị 50o (vng góc với phương cấu trúc). Khoảng cách từ điểm SH09 đến ST01 chừng 25km dọc theo phương vng góc với đứt gãy và mỗi điểm cách nhau chừng 2 đến 3 km.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐO SÂU TỪ TELUA