Đối với sản xuất công nghiệp

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2008 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2009 CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG (Trang 37 - 39)

III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Đối với sản xuất công nghiệp

- Tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khai thác tối đa năng lực sản xuất và nhu cầu thị trường để đáp ứng các sản phẩm thiết yếu cho nền kinh tế và có sức sản xuất lớn như điện, than mỏ, phân bón, sắt thép xây dựng, động cơ máy móc phục vụ nông nghiệp, ô tô tải...; một số sản phẩm tiêu dùng như sản phẩm may mặc, giày dép, sữa, dầu thực vật...và các sản phẩm xuất khẩu như dầu thô, sản phẩm may mặc, giày dép, cơ khí, dây và cáp điện, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ...Đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm làm nguyên liệu, phụ tùng, linh phụ kiện...cho sản xuất sản phẩm chính, góp phần

giảm nhập khẩu. Đối với một số ngành (ngoài các ngành đã đề cập trên mục 3.1) cần triển khai các giải pháp cụ thể sau:

Ngành khoáng sản. Huy động có hiệu quả nhà máy tuyển, luyện đồng

Lào Cai; tăng khả năng phát điện cho nhà máy Cao Ngạn, Dương Na, Cẩm Phả cung cấp tối thiểu 2,4 tỷ kwh đồng thời đẩy nhanh tiến độ các dự án nguồn điện khác như Cẩm Phả 2,3, Mạo Khê, Nông Sơn...

Ngành dệt may, da giày chuyển dịch mạnh mẽ sang hình thức sản xuất và

xuất khẩu trực tiếp với nhiều chủng loại sản phẩm có giá trị cao để nâng cao hiệu quả xuất khẩu; sớm hình thành các trung tâm cung ứng và các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành; tiếp tục đẩy mạnh các vùng nguyên liệu nhất là vùng trồng bông có tưới, sớm triển khai chương trình 1 tỷ mét vải; đẩy nhanh tiến độ di dời các nhà máy sợ, dệt nhuộm vào khu công nghiệp và các dự án thuộc Chiến lược phát triển ngành dệt may theo Quyết định 36 của Thủ tướng Chính phủ. Hiệp hội Dệt May tăng cường phối hợp và chỉ đạo các thành viên trong HIệp hội chú trong hơn nữa các quy định trong hoạt động xuất khẩu để tránh việc bị tái áp dụng cơ chế giám sát của Mỹ; Hiệp hội da giày tiếp tục vận đọng cho áp dụng lại cơ chế GSP và không áp dụng thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng giày dép vào EU.

- Các doanh nghiệp phải lập chương trình tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, hoàn thiện công nghệ sản xuất và quản lý để tăng năng suất lao động, giảm chi phí trên từng công đoạn của quá trình sản xuất lưu thông, bảo đảm chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

- Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản phẩm công nghiệp. Phát triển công nghiệp năng lượng và áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ vật liệu và công nghệ tiết kiệm nguyên vật liệu, công nghiệp cơ khí chế tạo và cơ - điện tử. Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ cung cấp nguyên phụ liệu, chi tiết cho các ngành công nghiệp khác như dệt may, da giầy, ô tô, xe máy, đóng tầu... nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá trong các sản phẩm cơ khí, các sản phẩm xuất khẩu

- Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, nhất là thực phẩm, đồ ướng, hàng dệt may... Ưu tiên hỗ trợ ngành hàng sản xuất có lợi thế thay thế hàng nhập khẩu, sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, sử dụng nhiều lao động như các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, cơ khí, đóng tàu, phân bón, hóa chất...Phối hợp với các ngân hàng tạo điều kiện hỗ trợ vốn, lãi suất, thời hạn vay,,để tiêu thụ một số sản phẩm đang tồn đọng như thép xây dựung, phân bón, giấy...

- Các địa phương tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện những cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn theo Quyết định 55/2007/QĐ-TTg ngày 23/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Cơ chế hỗ trợ, khuyến khích sản xuất nguyên phụ liệu thay thế nhập khẩu, công nghiệp phụ trợ (thông qua cho vay vốn ưu đãi, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, giảm giá cho thuê

đất, hỗ trợ đào tạo, chuyển giao công nghệ); có chính sách hỗ trợ các ngành chế biến nông sản, sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày,...

- Tăng cường các hoạt động khuyến công, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại để đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương đặc biệt là công nghiệp ở các tỉnh Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Vùng Tây Nguyên, Vùng Tây Nam Bộ.

- Đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, thiết bị để nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, phát triển thương hiệu sản phẩm.

- Khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường liên kết hợp tác trong ngành, giữa các ngành và giữa các thành phần kinh tế để khai thác có hiệu quả năng lực sản xuất xã hội, tránh tình trạng khép kín, lãng phí trong đầu tư.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2008 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2009 CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w