2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Nƣớc thải sản xuất và hệ thống xử lý nƣớc thải hiện tại của Cơng ty Cổ phần giấy Hồng Văn Thụ.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Thu thập, kế thừa có chọn lọc một số tài liệu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu từ Cơng ty Cổ phần giấy Hồng Văn Thụ, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trƣờng - trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội (đơn vị tƣ vấn cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nƣớc thải cho Công ty năm 2009), Chi cục Bảo vệ môi trƣờng Thái Nguyên (nơi lƣu giữ một số hồ sơ về xả thải và sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại của Công ty), Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi trƣờng (đơn vị thực hiện lấy mẫu quan trắc giám sát môi trƣờng định kỳ cho Công ty).
Ngồi ra cịn thu thập các thông tin trên các trang web, giáo trình, tạp chí cơng nghiệp giấy...
2.2.2. Phương pháp khảo sát ngoài thực địa
- Khảo sát thực địa dây chuyền sản xuất, hệ thống cấp thốt nƣớc, hệ thống tuần hồn nƣớc và xử lý nƣớc thải hiện tại của Công ty để phục vụ cho việc thống kê các nguồn nƣớc thải phát sinh từ các công đoạn và đánh giá công nghệ xử lý nƣớc thải hiện tại.
- Trao đổi trực tiếp với cán bộ, công nhân sản xuất, công nhân vận hành hệ thống xử lý nƣớc thải trong Công ty. Đồng thời chụp ảnh hiện trạng môi trƣờng, các hoạt động sản xuất và một số hạng mục trong hệ thống xử lý nƣớc thải của Công ty.
2.2.3. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu
Để tiến hành đánh giá công nghệ xử lý nƣớc thải của Công ty, đã tiến hành lấy 5 mẫu nƣớc thải để phân tích. Các mẫu đƣợc lấy tháng 11/2011 tại các vị trí theo từng công đoạn của hệ thống xử lý, cụ thể nhƣ sau:
- Nƣớc thải sau khi qua tuyển nổi (trƣớc khi vào hệ thống xử lý nƣớc thải); - Nƣớc thải sau khi qua bể trộn;
- Nƣớc thải sau xử lý sinh học tại bể Aeroten; - Nƣớc thải sau lắng;
- Nƣớc thải tại cửa xả ra môi trƣờng (mẫu này đƣợc tham khảo kết quả quan trắc giám sát môi trƣờng định kỳ do Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi trƣờng thực hiện năm 2010 và 2011).
Mẫu đƣợc lấy và bảo quản theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam mang đi phân tích, cụ thể: Mẫu nƣớc thải đƣợc lấy và bảo quản theo TCVN 6663-10:2008; TCVN 6663-3:2008.
2.2.4. Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm
Mẫu nƣớc thải lấy về đƣợc phân tích tại Phịng thí nghiệm- Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi trƣờng Thái Nguyên. Các chỉ tiêu đo đạc, phân tích: bao gồm pH, BOD5, COD, TSS, độ màu.
- Chỉ tiêu pH đƣợc đo bằng máy đo pH cầm tay YSI incorporated - Mỹ. - Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau 5 ngày (BOD5) dùng máy YSI 52 – Mỹ. Xác định BOD5 bằng phƣơng pháp SMEWW 5210-B:2005: Cho mẫu cần phân tích vào đầy bình 300- mL, đậy kín và ủ ở 20oC trong Tủ ổn nhiệt FOC225. Đo DO trƣớc và sau khi ủ 5 ngày bằng máy đo DO, xác định BOD5.
- Xác định nhu cầu oxy hóa học (COD) đƣợc đo trên máy UV/VIS – Mỹ. Xác định COD bằng phƣơng pháp SMEWW 5220D: Oxy hóa các hợp chất hữu cơ bằng hỗn hợp bicromat và axit sulfuric trong ống phá mẫu đậy kín ở 150oC trong 2 giờ; đo độ hấp thụ quang ở 420 nm.
- Xác định chất rắn lơ lửng (TSS) dùng cân của hãng METTELER TOLEDO. Xác định TSS bằng phƣơng pháp trọng lƣợng: Mẫu đƣợc lọc qua giấy lọc sợi thủy tinh 0,45µm đã biết khối lƣợng, làm khô giấy lọc và cặn ở nhiệt độ 103oC- 105oC. Cân giấy lọc đã sấy, hiệu số của giấy lọc trƣớc và sau khi lọc, sấy cho biết giá trị TSS.
- Xác định độ màu trên máy so màu AL 450, hãng sản xuất Aqualytic- Đức.
2.2.5. Phương pháp xử lý, đánh giá số liệu
Số liệu đƣợc tổng hợp và xử lý thống kê trên phần mềm Microsoft Excel. Chủ yếu là các kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc thải đƣợc sử dụng để đánh giá công nghệ xử lý nƣớc thải hiện tại của Cơng ty, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý và tính tốn các cơng trình xử lý nƣớc thải phù hợp cho Cơng ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ.
2.2.6. Phương pháp đánh giá công nghệ xử lý nước thải
Có 2 phƣơng pháp đánh giá: Đánh giá hồ sơ và đánh giá hiện trƣờng. Với cả hai phƣơng pháp này ngƣời ta đều lƣợng hóa các tiêu chí đánh giá và cho điểm. Số điểm tối đa cho mỗi cơ sở là 100 điểm. Trên thực tế, phƣơng pháp cho điểm này cần phải có một hội đồng ít nhất 7 thành viên là các chuyên gia trong lĩnh vực môi trƣờng để đảm bảo tính khách quan của kết quả đánh giá.
Trong phạm vi của luận văn này, phƣơng pháp đánh giá đƣợc thực hiện theo ba tiêu chí: kỹ thuật, kinh tế và mơi trƣờng. Các tiêu chí đánh giá đƣợc lƣợng hóa theo số tƣơng ứng với mức độ quan trọng. Để thuận tiện cho việc đánh giá, luận văn này sẽ sử dụng mẫu cho điểm đƣợc biểu diễn trong Bảng 9.
Bảng 9. Lượng hóa các tiêu chí đánh giá cơng nghệ mơi trường [7]
STT Tiêu chí đánh giá Điểm
tới đa
Điểm
đánh giá Lý do
1 Tiêu chí về kỹ thuật 60
1.1 Kết quả xử lý(đạt/không đạt Quy chuẩn kỹ
thuật môi trƣờng) 15
1.2 Giải pháp xử lý chất thải thứ cấp 10 1.3 Chất lƣợng các sản phẩm hữu ích từ q
trình xử lý (nếu có) 5
1.4 Mức độ cơ khí hố, tự động hố (cao, trung
bình, thấp) 5
cầu xử lý loại chất thải của cơ sở đang đƣợc đánh giá
1.6
Phù hợp với điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng (khí hậu, địa chất, thuỷ văn, giao thơng, cung cấp điện, nƣớc, mặt bằng...)
10
1.7 Khả năng thay thế, mở rộng, cải tiến... 5 1.8 Thuận tiện trong quản lý, vận hành, bảo
dƣỡng, sửa chữa... 5
2 Tiêu chí về kinh tế 20
2.1
Chi phí đầu tƣ: mức đầu tƣ trên một đơn vị (tấn, m3) chất thải so sánh với các công nghệ khác
10
2.2
Chi phí vận hành: nhân công, nhiên liệu, điện năng, hoá chất, chế phẩm...) thành tiền để xử lý một đơn vị (tấn, m3) cần xử lý
10
3 Tiêu chí về mơi trường 20
3.1
Thân thiện với môi trƣờng: sử dụng vật liệu tự nhiên, ít dùng hố chất, tiêu tốn ít năng lƣợng
10
3.2
Các giải pháp giảm thiểu tác động xấu đến kinh tế, văn hoá cộng đồng và cảnh quan sinh thái
5
3.3 Các giải pháp phòng ngừa, khắc phục sự cố 5
Tổng: 100
Công nghệ đƣợc đánh giá là phù hợp khi tổng số điểm trung bình của các thành viên hội đồng phải đạt từ 75 điểm trở lên và điểm trung bình mỗi tiêu chí khơng đƣợc thấp hơn 1/2 số điểm tối đa của tiêu chí đó.
tác động xấu đến môi trƣờng và sức khỏe ngƣời dân đồng thời tiết kiệm tối đa chi phí đầu tƣ cơng nghệ.
Tuy nhiên, sau khi hoàn thiện, để quy trình đánh giá cơng nghệ mơi trƣờng đƣợc thực thi cần phải có đánh giá thử nghiệm và đào tạo, học tập kinh nghiệm của nƣớc ngoài cả về quản lý và kỹ thuật đánh giá.
2.2.7. Phương pháp tính tốn theo cơng thức thực nghiệm
Phƣơng pháp này dùng để tính tốn các cơng trình xử lý nƣớc thải đƣợc đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả xử lý. Các cơng thức tính tốn đƣợc tham khảo trong các giáo trình, tài liệu đã đƣợc cơng bố.