CHƯƠNG 2 THỰC NGHIỆM
2.5.2. Xác định các tính chất vật lý của vật liệu
2.5.2.1. Xác định hình dạng của các vật liệu (SEM)
Để thu được các dữ liệu về kích thước và sự sắp xếp hình học của bề mặt vật liệu hấp phụ, chúng tôi tiến hành chụp bề mặt vật liệu trên kính hiển vi điện tử quét JSM 5410 tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
2.5.2.2. Xác định diện tích bề mặt riêng (BET) của các vật liệu
BET là một trong những phương pháp tốt nhất để đánh giá khả năng hấp phụ của các vật liệu dựa vào diện tích bề mặt. Để xác định diện tích bề mặt của các vật liệu theo phương pháp BET, người ta tiến hành hấp phụ và giải hấp N2 ở nhiệt độ cố định khoảng 77K. Diện tích bề mặt riêng, đường kính lỗ xốp của đá ong tự nhiên và
quặng apatit được xác định theo phương pháp hấp phụ đa phân tử BET tại Khoa Hoá học - Trường ĐHSP Hà Nội.
2.5.2.3. Xác định các nhóm chức đặc trưng (IR) của các vật liệu
Phổ hồng ngoại của đá ong tự nhiên và quặng apatit được đo trong vùng bước sóng từ 4000 – 400cm-1 trên máy đo phổ hồng ngoại GX - Perkin Elmer tại Khoa Hóa học – Trường ĐH KHTN – ĐHQG Hà Nội.
2.5.2.4. Giản đồ nhiễu xạ tia X của các vật liệu
Giản đồ nhiễu xạ tia X của đá ong tự nhiên và quặng apatit được đo trên máy nhiễu xạ tia X Siemens D5005, góc quét từ 50 đến 700 tại Khoa Hóa học – Trường ĐH KHTN – ĐHQG Hà Nội.
2.5.2.5. Xác định điểm đẳng điện của các vật liệu
Lần lượt cho 0,2g vật liệu có kích thước hạt nhỏ hơn 0,1mm vào 9 bình nón chứa 25mL dung dịch NaCl 0,1M sau đó điều chỉnh pH của các dung dịch (pH ban đầu – pHbđ) tăng dần trong khoảng từ 2 10 bằng dung dịch NaOH
hoặc HNO3. Để yên các dung dịch trong 48h sau đó xác định lại pH của các dung dịch, giá trị pH này gọi là pH cân bằng (pHcb). pH là hiệu số giữa giá trị pHbđ và giá trị pHcb. Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của pH vào pHbđ, điểm giao nhau giữa đường cong với tọa độ mà tại đó pH = 0 cho ta giá trị điểm đẳng điện của vật liệu [19].