Hiệu quả của công tác đối thoại và trách nhiệm giải trình

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP SỞ BAN NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG DDCI AN GIANG 2020 (Trang 34 - 36)

CHƯƠNG 3 CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP ĐỊA PHƯƠNG

3.2. Hồ sơ DDCI cấp huyện theo Chỉ số thành phần cốt lõi

3.2.5. Hiệu quả của công tác đối thoại và trách nhiệm giải trình

Trong quá trình điều hành và quản lý kinh tế của địa phương mình, việc đối thoại với cộng đồng doanh nhân là rất cần thiết vì nó mang lại tính thực tế cao, qua đó cũng nắm bắt được nhu cầu và nguyện vọng của các cơ sở kinh tế để chính quyền có những điều chỉnh chính sách hợp lý. Qua đối thoại, vướng mắc của các hộ kinh doanh đối với chính quyền sẽ được giải thích nhanh chóng và hiệu quả.

35 CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH SỞ BAN NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG – DDCI AN GIANG 2020

Biểu đồ 3.10. Điểm số CSTP “Hiệu quả của công tác đối thoại và trách nhiệm giải trình”

Nguồn: Kết quả từ Khảo sát DDCI An Giang 2020

Trong năm vừa qua, việc thực hiện đối thoại ở các địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang có sự khác biệt giữa nhóm đầu và nhóm cuối. Chợ Mới là địa phương đứng đầu về chỉ số thành phần này với điểm đố đạt 8,09 điểm, cũng là địa phương duy nhất có mức điểm ở nhóm “Tốt”. Tân Châu, Phú Tân, Châu Thành và An Phú là các địa phương theo sau với điểm số trên mức trung bình của tình về chỉ số thành phần này. Các địa phương có điểm ở CSTP này ở mức “Trung bình khá” là Châu Đốc, Thoại Sơn, và Tịnh Biên với mức điểm lần lượt là 6,96, 6,90,và 6,76.

Khi đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu nhỏ, có hơn 75% đại diện hộ kinh doanh khi được hỏi cho rằng lãnh đạo địa phương đã tích cực tham gia đối thoại định kì với các cơ sở kinh doanh trên địa bàn, trong đó nổi bật nhất là Chợ Mới, Phú Tân và An Phú. Tuy nhiên khi được hỏi về các kiến nghị của hộ kinh doanh có được giải quyết thỏa đáng qua đối thoại khơng thì nhận định của hộ kinh doanh cho rằng việc này còn hạn chế. Điểm tổng hợp cho chỉ tiêu này ở mức “Trung bình” với hơn một nửa số huyện, thành phố, thị xã có điểm dưới 7. Dù các vấn đề khơng được giải quyết ngay lập tức qua đối thoại, nhưng những kiến nghị của hộ kinh doanh đã được chính quyền địa phương giải quyết tốt theo kết quả của khảo sát DDCI cấp huyện. Điểm số cho chỉ tiêu này cận mức “Tốt” với 7,98 điểm, đứng đầu là Châu Thành, Chợ Mới, Tân Chây và Phú Tân, riêng chỉ có Thoại Sơn là ở mức điểm “Trung bình” với 6,76 điểm, thấp nhất trong tồn tỉnh.

Trên bình diện tồn tỉnh, gần 78% đại diện hộ kinh doanh tham gia khảo sát cho rằng lãnh đạo địa phương đã giải quyết nghiêm túc và tích cực những khó khăn vướng mắc của cơ sở SXKD. Tuy nhiên vẫn còn gần 21% chỉ đồng ý một phần với nhận định trên đặc biệt là trên địa bàn huyện Tịnh Biên với điểm số về chỉ tiêu này ở mức thấp nhất là 6,88 điểm. Các kênh thông tin liên lạc để tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các cơ sở SXKD đã được sử dụng hiệu quả với mức điểm đạt 8,00 trung bình tồn tỉnh, trong đó đứng đầu là Chợ Mới, tiếp theo là Tân Châu, Phú Tân và An Phú. Các huyện khác cũng đạt điểm cao ở mức “Khá” và “Tốt”.

Một điều đáng lưu ý là có tới hơn 10% đại diện hộ kinh doanh được hỏi cho biết họ chưa bao giờ được mời tham gia đóng góp ý kiến về các chính sách, quy hoạch kế hoạch phát triển của địa

36 CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH SỞ BAN NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG – DDCI AN GIANG 2020

phương mình. 46% số hộ kinh doanh cho biết họ thi thoảng được mời tham gia đóng góp ý kiến, và hơn 27% cho biết họ thường xuyên được mời tham gia những việc như thế này. Điều này cần được các địa phương như Châu Đốc, An Phú, Tịnh Biên, Long Xuyên, Châu Phú, Tri Tôn và Thoại Sơn khắc phục trong tương lai.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP SỞ BAN NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG DDCI AN GIANG 2020 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)