Khả năng tiếp cận đất đai và địa điểm kinh doanh

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP SỞ BAN NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG DDCI AN GIANG 2020 (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG 3 CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP ĐỊA PHƯƠNG

3.2. Hồ sơ DDCI cấp huyện theo Chỉ số thành phần cốt lõi

3.2.2. Khả năng tiếp cận đất đai và địa điểm kinh doanh

Khả năng tiếp cận đất đai và địa điểm kinh doanh là chỉ số thành phần có mức điểm thấp thứ 4 từ dưới lên trong 10 chỉ số thành phần cốt lõi của DDCI cấp huyện. Cũng cần lưu ý, DDCI cấp huyện quan tâm đến đất đai với vai trò là tư liệu sản xuất, liên quan trực tiếp đến kinh doanh, kinh tế. Các vấn đề chính mà đại diện các hộ kinh doanh chú trọng là mức độ thuận lợi để có được địa điểm kinh doanh, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, rủi ro thu hồi mặt bằng, giải tỏa, khả năng được cho thuê đất và chất lượng các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, địa điểm kinh doanh.

Trên bình diện tồn tỉnh, điểm số trung bình là 7,13. Tân Châu, An Phú, Chợ Mới, Phú Tân, Châu Đốc, Châu Thành là các địa phương có mức điểm trên mức trung bình chung, Tri Tơn, Thoại Sơn, Châu Phú, Tịnh Biên và Long Xuyên là những địa phương có điểm số dưới mức trung bình. Trong đó, Tịnh Biên và Long Xun cịn ghi nhận nhiều phản hồi chưa tích cực về khả năng tiếp cận đất đai.

30 CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH SỞ BAN NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG – DDCI AN GIANG 2020

Biểu đồ 3.4. Điểm số CSTP “Khả năng tiếp cận đất đai và địa điểm kinh doanh”

Nguồn: Kết quả từ Khảo sát DDCI An Giang 2020

Khi đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu thành phần của chỉ số này thấy được rủi ro về mặt bằng kinh

doanh là chỉ tiêu nhận được đánh giá tích cực nhất từ các hộ kinh doanh. Hầu hết các hộ kinh

doanh đều cho rằng rủi ro này là thấp. Cũng cần lưu ý, nhiều hộ kinh doanh sử dụng chính đất nhà ở để làm địa điểm kinh doanh, do đó tỉnh ổn định vể đất đai của các hộ kinh doanh thường cao hơn các cơ sở sản xuất kinh doanh khác. Điều này là tương đồng với thực trạng chung của các địa phương khác trong tồn quốc. Tuy nhiên, vẫn cịn một tỷ lệ nhỏ, khoảng gần 12% cho rằng vẫn có khả năng họ bị thu hồi, giải tỏa hoặc đòi lại.

Về mức độ thuận lợi để có được địa điểm kinh doanh, theo điều tra 550 hộ kinh doanh thì gần 8% hộ kinh doanh cho biết họ đã gặp khó khăn trong việc có được địa điểm kinh doanh, trong khi đó hơn 56% chia sẻ họ gặp thuận lợi khi có được địa điểm kinh doanh thuận lợi. Theo kết quả khảo sát thì Tịnh Biên và Long Xuyên là hai địa phương có điểm về chỉ tiêu này dưới 7 điểm trên thang điểm 10 và thấp nhất trong 11 huyện, thị xã, thành phố của An Giang.

Chất lượng chung phổ biến các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai được đánh giá với mức điểm

chung là 7,25. Trong đó, Long Xuyên và Tịnh Biên có mức điểm chưa tới 7 điểm, thấp hơn so với các huyện và thành phố còn lại.

Khả năng được thuê đất tại các khu đất mới là chỉ tiêu còn nhiều hạn chế trong tiếp cận đất đai ở

hầu hết các huyện, thị xã, thành phố tại An Giang. 49% ý kiến cho rằng khả năng này là “trung bình” và có sự khác biệt lớn giữa các huyện, thị xã, thành phố. Cụ thể, Long Xuyên và Tịnh Biên chỉ đạt lần lượt là 4,82 điểm và 4,88 điểm trong chỉ tiêu thành phần này, tương đương với khả năng “thấp, khó khăn”. Trong khi tình trạng trên cũng khơng có nhiều khác biệt Thoại Sơn và Tri Tơn với mức điểm dưới 5,40.

31

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP SỞ BAN NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG DDCI AN GIANG 2020 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)