Các bƣớc thực hiện của phƣơng pháp SPE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu định lượng một số thuốc trừ sâu cơ photpho trong mẫu nước và đất trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 33 - 35)

Áp dụng và ưu nhược điểm: Một số tác giả đã sử dụng phƣơng pháp SPE để

chiết và làm sạch hóa chất BVTV trong rau quả. Ƣu điểm là lƣợng dung môi sử dụng thƣờng nhỏ (< 10 ml), thời gian chiết nhanh, tỷ lệ thu hồi cao, không tạo nhũ tƣơng, độ lặp lại tốt. Tuy nhiên cột SPE nhồi sẵn có giá thành tƣơng đối cao.

 Các tác giả E. Ballesteos, M.J. Parrado [31] đã tiến hành chiết TTS

photpho hữu cơ trong nƣớc uống và nƣớc tự nhiên bằng phƣơng pháp chiết pha rắn SPE. Hệ thống bao gồm cột hấp phụ dùng để cô đặc nồng độ TTS photpho hữu cơ và đƣợc rửa gải bằng ethyl acetate, trong đó vật liệu hấp thụ là RP-C18 cho kết quả tốt nhất. Mẫu đƣợc cô đặc và xác định hàm lƣợng trên GC-NPD và GC-FID. Giới hạn phát hiện đối với detectơ NPD là 50-130 ng/l; với FID là 4,5-11,7 g/l. Độ chính xác là 2,9-4,3% , độ thu hồi của phƣơng pháp nằm trong khoảng 93,8 -104,5%.

1.4.4. Phương pháp vi chiết pha rắn SPME (solid phase microextraction)

Nguyên tắc: SPME là quá trình chiết và tự làm giàu một cách chọn lọc chất

phân tích khơng phân cực từ mẫu lỏng phân cực lên pha tĩnh lỏng không phân cực phủ trên bề mặt sợi vi chiết. SPME là quá trình chiết đạt tới cân bằng tuân theo định luật phân bố, trong q trình chiết thì mẫu ln đƣợc khuấy trộn [24], [38].

Thiết bị: Sợi làm bằng silica nung chảy phủ lớp pha tĩnh mỏng (carbowax,

PDMS), đặt trong lịng một chiếc kim gắn với một pít - tơng làm bằng thép không gỉ. Tổ hợp này đƣợc đặt trong bộ phận bảo vệ (sy-ranh).

Áp dụng và ưu nhược điểm: ban đầu SPME đƣợc áp dụng để chiết các chất

cơ clo trong môi trƣờng. Gần đây SPME đã đƣợc áp dụng trong nhiều lĩnh vực nhƣ dƣợc phẩm, sinh học… Ƣu điểm của phƣơng pháp là rất nhạy, không sử dụng dung môi hữu cơ. Nhƣợc điểm là giá thành còn đắt, thời gian chiết kéo dài.

1.4.5. Phương pháp chiết lỏng siêu tới hạn SFE (Supercritical fluid extraction) Nguyên tắc: Chiết siêu tới hạn là loại chiết ra đời muộn nhất, vào giữa

những năm 80 của thế kỷ 20 đƣợc thực hiện khi cho chất lỏng siêu tới hạn (là chất có nhiệt độ và áp suất cao hơn giá trị tới hạn) tiếp xúc với cột chiết. Nhờ tính chất đặc biệt của chất lỏng siêu tới hạn mà các chất phân tích, đặc biệt là các chất có khối lƣợng phân tử lớn có khả năng chiết chọn lọc bằng phƣơng pháp này.

Áp dụng và ưu nhược điểm: SFE đƣợc sử dụng để xác định số lƣợng lớn

thành phần của chất béo từ trong thịt lợn tới dầu hạt giống và rau quả. SFE cịn đƣợc dùng để phân tích TTS trong thực phẩm. Ƣu điểm của chiết siêu tới hạn hơn các phƣơng pháp chiết truyền thống đó là tốn ít thời gian, dung mơi. Thêm vào đó, chiết siêu tới hạn dễ dàng thay đổi lực dung môi bằng cách thay đổi nhiệt độ và áp suất của quá trình chiết.

 Các tác giả Kevin N.T. Norman, Sean H.W. Panton [40] đã dùng phƣơng pháp tự động hóa sử dụng CO siêu giới hạn và làm sạch bằng chiết pha rắn (SPE) để xác định 10 TTS OPs trong lúa mì và ngơ đã đƣợc thêm chuẩn từ 0,05-0,5 mg/g. Độ thu hồi tốt, cao hơn so với chiết lỏng (LE) và sắc ký gel (GPC). Giới hạn phát hiện thấp khi sử dụng phƣơng pháp chiết SFE.

1.4.6. Phương pháp chiết lỏng có hỗ trợ áp suất PLE (Pressurized liquid extraction)

Nguyên tắc: Điểm sôi của dung môi đƣợc tăng lên dƣới áp suất cao, vì

vậy quá trình chiết đƣợc tiến hành ở nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ cao, độ nhớt dung môi và sức căng bề mặt giảm, khả năng hòa tan của chất phân tích tăng làm suy yếu liên kết giữa chất phân tích-nền mẫu. Áp lực cao cho phép các dung mơi thâm nhập sâu hơn vào nền mẫu, do đó tạo thuận lợi cho việc chiết các chất phân tích bị mắc kẹt trong nền mẫu, làm quá trình chiết nhanh hơn và độ thu hồi tốt hơn (xem Hình 1.6).

Áp dụng và ưu nhược điểm: Kỹ thuật chiết PLE đƣợc áp dụng rộng rãi để chiết

các hợp chất TTS, vì nó có ƣu điểm là chiết nhanh, lƣợng dung mơi ít, tự động và dễ sử dụng. Tuy nhiên, thiết bị chiết đắt tiền, quá trình chiết nhất thiết cần làm sạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu định lượng một số thuốc trừ sâu cơ photpho trong mẫu nước và đất trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 33 - 35)