PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đối sánh mức độ hoạt động kiến tạo hiện đại đới đứt gãy sông hồng và điện biên lai châu trên cơ sở các chỉ số địa mạo kiến tạo (Trang 29)

CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Hiện nay có nhiều phương pháp được áp dụng để nghiên cứu kiến tạo, đặc biệt là kiến tạo hiện đại. Xu hướng nghiên cứu bây giờ tập trung đi sâu sử dụng các hệ phương pháp mới nghiên cứu kiến tạo. Trong khi đó, hoạt động kiến tạo hiện đại của vỏ trái đất được phản ánh trực tiếp và rõ nét nhất trên địa hình hiện đại và thơng qua các biểu hiện cụ thể khác như động đất, núi lửa, trượt sạt lở quy mơ khu vực, xuất lộ nước khống nóng… Việc phân tích địa hình hiện đại bằng các phương pháp địa mạo - kiến tạo tỏ ra rất có hiệu quả để phát hiện và xác định các biểu hiện hoạt động nội sinh hiện đại liên quan đến các vận động của vỏ trái đất là nguồn của các hoạt động động đất.

Trong đề tài này, học viên đã sử dụng phương pháp tính các chỉ số địa mạo, dùng ảnh vệ tinh, ảnh DEM để phân tích tính hoạt động hiện đại hai đới đứt gãy Sông Hồng và Điện Biên – Lai Châu để khẳng định tính tích cực của hệ phương pháp.

2.1. Các chỉ số địa mạo – kiến tạo

Trắc lượng hình thái được đánh giá như tiêu chuẩn xác định định lượng hình thái cảnh quan. Ở mức độ đơn giản nhất địa hình có thể được đặc trưng bằng kích thước, độ cao và độ dốc. Các tính chất đánh giá mang tính định lượng theo các nhà địa mạo để so sánh khách quan sự khác nhau của địa hình và tính tốn các thơng số địa mạo được sử dụng để nhận dạng các đặc điểm đặc trưng của một vùng như mức độ hoạt động kiến tạo.

Các chỉ số địa mạo được xây dựng để xác định các khu vực trải qua quá trình biến dạng kiến tạo có tính tin cậy trong nghiên cứu kiến tạo vì chúng có thể được sử dụng để tính tốn nhanh chóng và dễ dàng thu thập từ bản đồ địa hình và ảnh viễn thám. Một số các chỉ số địa mạo được học viên sử dụng trong đề tài như:

2.1.1. Tính khơng đối xứng của bồn thốt nước

Đặc điểm hình học của mạng lưới sơng suối thường thể hiện sự có mặt của hoạt động biến dạng kiến tạo và có các hình thái riêng.

Yếu tố khơng đối xứng được xem xét để xác định độ nghiêng ở từng vị trí và

diện tích của bồn thốt nước.

AF = 100(Ar/At)

Trong đó: Ar diện tích bồn trũng bên phải (xi theo hạ lưu) của dịng chảy chính; At diện tích tồn bộ bồn thoát nước.

 Đối với hệ thống sơng suối đã hình thành và tiếp tục chảy trong điều kiện ổn định giá trị AF dao động 50.

 Bồn thoát nước nghiêng về sườn bên trái nếu giá trị AF >50, các dòng chảy tập trung nhiều hơn ở sườn phải.

 Bồn thoát nước nghiêng về sườn bên phải nếu giá trị AF <50, các dòng chảy tập trung nhiều hơn ở sườn trái.

Phương pháp trên sử dụng tốt nhất cho các khu vực bồn thoát nước có phần dưới là các kiểu đá đồng nhất, thì sẽ khơng chịu sự kiểm soát của yếu tố thạch học cũng như khí hậu do lớp phủ thực vật.

2.1.2. Chỉ số gradient (SL)- Chiều dài dòng chảy

Chỉ số gradient tương quan với năng lượng dòng chảy. Chỉ số này cũng được xác định dựa trên bản đồ địa hình. Tổng năng lượng dịng chảy tại những đoạn biến đổi của dòng chảy là giá trị quan trọng, bởi vì nó liên quan đến khả năng xói mịn và vận chuyển trầm tích của dịng chảy

SL= (∆H/∆L)L ∆H: độ chênh lệch độ cao địa hình đoạn dịng chảy ∆L: Chiều dài đoạn dòng chảy

L: tổng chiều dài cả dòng chảy

Tổng năng lượng biến đổi của dòng suối tỷ lệ theo độ dốc bề mặt và lưu lượng nước. Gradient biến đổi bề mặt liên quan đến độ dốc dòng chảy, tổng chiều dài kênh dẫn và lưu lượng nước tràn bờ. Chỉ số SL rất nhạy cảm với sự thay đổi độ dốc kênh và điều đó ước lượng mối quan hệ với các hoạt động kiến tạo.

2.1.3. Chỉ số uốn khúc chân sườn núi (Smf)

Lmf là chiều dài trước núi theo đường khúc khuỷu chân sườn núi; Ls là đoạn thẳng trước núi.

Chỉ số phản ánh tính ổn định giữa các lực xói mịn có khuynh hướng cắt xẻ địa hình trước núi và các lực kiến tạo có khuynh hướng tạo nên các đường thẳng trước núi trùng khớp với ranh giới đứt gãy hoạt động. Chỉ số này càng gần 1 thì càng thể hiện tính cắt sâu và nắn thẳng càng trội- có nghĩa khu vực có hoạt động nâng mạnh, ngược lại nếu càng lớn hơn 1 thì càng thể hiện mức cắt sâu kém, có nghĩa vùng có hoạt động nâng yếu, độ dốc dịng chảy thấp.

2.1.4. Tỷ số giữa độ rộng đáy thung lũng và độ cao của nó (Vf)

Vf = 2Vfw/[(Eld - Esc) + (Erd - Esc)]

Trong đó: Vfw là độ rộng đáy thung lũng; Eld và Erd là độ cao đường chia nước bên trái và bên phải thung lũng; Esc là độ cao đáy thung lũng.

Thung lũng dạng chữ V Chỉ số Vf thấp phản ánh hình dạng thung lũng liên quan đến tốc độ nâng mạnh, độ sâu thung lũng lớn. Mức cắt sâu của hoạt động xâm thực là độ chênh cao của địa hình đỉnh và đáy thung lũng. Mức cắt sâu càng lớn càng thể hiện tốc độ của vận động nâng tích cực cao của khu vực. Có thể sử dụng tỷ số độ chênh cao đó với độ dài đường thẳng nối các đỉnh ở hai bờ thung lũng để đánh giá hình thái của thung lũng có q trình cắt sâu: tỷ lệ này cao thể hiện mức cắt sâu cao và hình thái địa hình kiểu canion. Ngồi ra có thể xác định vùng có hoạt động nâng và sụt khác nhau bằng việc xác định dị thường gradient (độ dốc) của thung lũng (đáng giá cùng cấp) cũng như của đường đỉnh (đường sống núi).

2.2. Phƣơng pháp viễn thám

Phương pháp viễn thám nghiên cứu các đặc điểm và sự biến dạng địa hình do các hoạt động nội - ngoại sinh thơng qua các hình ảnh được chụp từ máy bay và vệ tinh có độ phân dải cao. Các ảnh chụp từ máy bay hoặc vệ tinh cung cấp cho chúng ta những thông tin rất quý giá, đặc biệt đối với vùng bị phủ bởi thảm thực vật dày, bị ngập nước hoặc lớp phủ trầm tích dày. Lượng thơng tin mà phương pháp viễn thám cung cấp mang tính tồn diện, phản ảnh trực tiếp những biến dạng trên địa hình do những hoạt động nội - ngoại sinh gây ra. Đặc biệt có hiệu quả trong nghiên

tính quy luật như tuyến tính, phân bố song song nhau của các hệ sống núi-sông suối, phân bố kiểu phối khảm….

Phương pháp phân tích viễn thám ứng dụng trong nghiên cứu đứt gãy tích cực, các đứt gãy đang hoạt động, các yếu tố cấu trúc Tân kiến tạo. Nhất là các biến dạng trẻ, chúng còn bảo tồn tốt và để lại các dấu ấn trên địa hình bề mặt Trái đất. Do vậy mà chúng thể hiện rất rõ trên các dữ liệu ảnh và bản đồ. Sự thể hiện của các yếu tố cảnh qua này trên ảnh viễn thám là các dấu hiệu gián tiếp để giải đốn đứt gãy có biểu hiện hoạt động, sự phân bố trong khơng gian và tính chất dịch chuyển của chúng. Vì vậy khi phân tích ảnh viễn thám phục vụ cho nghiên cứu các đứt gãy cần phải tổng hợp được từ sự kết hợp của các yếu tố ảnh. Có thể sử dụng kỹ thuật phân tích, xử lý bằng mắt thường hoặc kỹ thuật ảnh số để xác định những yếu tố dạng tuyến (lineament) và dấu hiệu dịch chuyển của đứt gãy.

2.3. Phƣơng pháp phân tích địa hình – địa mạo

Phương pháp phân tích địa hình - địa mạo được thơng qua những biến dạng của các thành tạo địa chất, địa mạo: đới cà nát, đới xiết ép, đới dịch trượt, đới sụt, biến dạng của bãi bồi, thềm sơng suối, lịng suối, nón phóng vật, dịng tạm thời, đường chia nước, sự hiện diện của vách kiến tạo, sườn kiến tạo (fasets), sự dịch chuyển vai địa hình bóc mịn… Phân tích hình thái địa hình cịn sử dụng việc phân vùng-khối địa hình, sự phân bố các dạng địa hình cho phép xác định những cấu trúc khối tảng và các phá hủy đứt gãy phân chia chúng đồng thời phân tích sự thay đổi độ cao và phân cắt sâu-ngang của hệ thống sông suối chỉ ra sự biến động nâng - hạ của các “khối” địa hình khác nhau cũng như các ranh giới đứt gãy giữa chúng…

Chương 3

ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KIẾN TẠO HIỆN ĐẠI HAI ĐỚI ĐỨT GÃY SÔNG HỒNG VÀ ĐIỆN BIÊN – LAI CHÂU TRÊN

CƠ SỞ CÁC CHỈ SỐ KIẾN TẠO - ĐỊA MẠO 3.1 . Đới đứt gãy Sông Hồng

Các đặc điểm hoạt động kiến tạo hiện đại của đới đứt gãy Sông Hồng trong lãnh thổ Việt Nam đã được thể hiện ở các đặc trưng khác nhau (địa mạo, hình động học, số liệu đo GPS, hoạt động địa chấn, v.v…) nêu trong chương 1. Ngoài các đặc trưng trên hoạt động hiện đại của ĐSH cịn thể hiện trong các tính tốn cụ thể cho các chỉ số kiến tạo - địa mạo của khu vực đứt gãy sông Hồng và xung quanh.

3.1.1. Hoạt động kiến tạo hiện đại qua các chỉ số kiến – địa mạo

- Tính khơng đối xứng của bồn thốt nước

Phần dưới là sơ đồ lưu vực sơng Hồng (Hình 3.1) và các sơng nhánh từ biên giới Việt – Trung đến Việt Trì. Hình thái lưu vực sơng Hồng và các sơng nhánh thể hiện rõ tính khơng đồng nhất. Hai bên lưu vực trái và phải của sông Hồng từ biên giới Việt – Trung đến Việt Trì có sự khác biệt rõ ràng về hình thái:

Lưu vực bên phải sông Hồng là các nhánh sông suối dài, phát triển đến cấp 4, cấp 5, trong khi bờ trái chỉ có các suối ngắn, nhỏ, cấp 1 – 2.

Mạng sông suối bờ trái sông Hồng rất đơn giản, các suối cấp 1 – 2 chảy thẳng góc vào sơng Hồng phương đơng bắc – tây nam. Điều đó phản ánh sườn núi bờ trái dạng địa luỹ kéo dài, hẹp.

Hình thái sơng suối bờ phải rất đa dạng, phương chủ yếu là tây nam – đơng bắc, có các kiểu hình thái mạng: sơng chính và suối nhánh đều thẳng, phương TN – ĐB (dạng lơng chim); Sơng chính thẳng, phương TN – ĐB còn suối nhánh thẳng phương TB – ĐN (lưu vực Ngịi Bọ,…); Sơng chính gãy khúc (ngịi Thia, ngịi Lao,…); Sơng chính hình cánh cung (sơng Nậm Chăn, sông Mùa,…).

Các giá trị thông số của lưu vực sơng Hồng và các sơng nhánh được tính ở bảng 3.1 cũng đã nói lên tính chất bất đối xứng. Giá trị bất đối xứng (AF) được tính cho lưu vực sông Hồng từ biên giới Việt – Trung đến Việt Trì là 82,7% chỉ mức độ tập

trung dịng chảy ở bờ phải và bồn thốt nước đoạn nghiên cứu nghiêng về sườn bên trái. Ở bờ phải lưu vực sơng Hồng, hình thái các nhánh sơng cũng thể hiện tính đa dạng qua giá trị bất đối xứng (AF).

Hình 3.1: Lưu vực sơng Hồng và lưu vực các nhánh sông. Bảng 3.1: Thông số lưu vực sông Hồng và các sông suối nhánh Bảng 3.1: Thông số lưu vực sông Hồng và các sông suối nhánh

đoạn từ biên giới Việt – Trung đến Việt Trì

TT Thơng số Đơn vị LV sơng Hồng LV Ngịi Bọ Nậm Chăn LV sơng LV Ngịi Hút LV Ngịi Thia LV Ngịi Lao LV sơng Mua 1 Chu vi (P) km 709100 116,5 168 129,9 180,3 125,2 190 2 Diện tích (A) km2 11800 590 1.526 621,1 1.569 643,6 1.361 3 Diện tích bồn

bên phải (Ar) km2 9760 267,3 998,5 294,3 846,2 399,6 969,4 4 Chiều dài lưu vực (Lmax) km 307,1 47,45 59,92 61,78 91,07 63,94 92,88 5 Tính khơng

đối xứng (AF) 82,71 45,31 65,43 47,38 53,93 62,09 71,23

Bên lưu vực sông Chảy (Hình 3.2) cũng có tính bất đối xứng nhưng ngược với bên sông Hồng. Mạng sông suối bên bờ trái là các nhánh sông suối dài phát triển đến cấp 3, trong khi bờ phải chỉ có các suối ngắn, nhỏ, cấp 1 – 2. Hình thái

mạng sơng suối nhánh của lưu vực sơng Chảy có khác nhau nhưng tính bất đối xứng khơng lớn như bên sơng Hồng. Ở lưu vực sơng Chảy bồn thốt nước nghiêng về bên phải tương ứng với vị trí thấp hơn của bồn thốt nước bên trái sơng Hồng.

Hình 3.2: Sơ đồ lưu vực Sơng Hồng và Sông Chảy

Khu vực nghiên cứu, đoạn từ Lào Cai đến Việt Trì, đới đứt gãy Sơng Hồng được chia thành 2 nhánh đứt gãy chính là đứt gãy Sơng Hồng (ĐSH) (tiếp tục kéo dài, chạy theo thung lũng Sông Hồng) và đứt gãy Sông Chảy (ĐSC) chạy dọc Quốc lộ 70 và thung lũng sông Chảy), được phân tách bởi DNCV. Có thể thấy địa hình phân tách bởi 2 đứt gãy Sơng Hồng và sơng Chảy có sự khác biệt với địa hình khối tảng, vịm – khối tảng khu vực lân cận. Càng xuống khu vực đồng bằng phía đơng nam hệ đứt gãy, hình thái mạng sơng suối càng mất dần tính bất đối xứng, thay vào đó là sự phát triển mạnh sơng suối theo kiểu mạng lưới. Điều đó cũng thể hiện bằng địa hình thấp dần, phân cắt sâu khơng phát triển chỉ cịn chia cắt ngang và địa hình bề mặt bằng phẳng của đồng bằng châu thổ.

Hình 3.3 dưới đây biểu diễn các điểm được tính chỉ số Vf. Các điểm được lấy tại vị trí thung lũng các sơng suối phân bố hai bên cánh đứt gãy Sông Hồng và Sơng Chảy. Khu vực địa hình núi (hay những khu vực địa hình có sự phân dị) thuận lợi hơn cho việc tính tốn giá trị. Những địa hình ít có sự phân dị, tương đối bằng phẳng, sự chênh lệch độ cao đáy thung lũng và hai bên đường chia nước khơng đáng kể thì giá trị Vf sẽ rất cao để phản ánh vận động thẳng đứng không diễn ra mấy hoặc vùng chủ yếu là hoạt động hạ thấp sẽ không cần thiết tính tốn nhiều. Chính vì vậy, áp dụng cho đới đứt gãy Sơng Hồng, địa hình hai cánh đứt gãy phân dị chủ yếu ở phân đoạn tây bắc, xuống đơng nam địa hình đồng bằng ít phân dị và hoạt động hạ lún là chủ yếu.

Đặc điểm hoạt động kiến tạo hiện đại của đới đứt gãy Sông Hồng biểu hiện thông qua các giá trị Vf (Bảng 3.2, 3.3) được trình bày cụ thể sau đây:

Bồn thoát nước bên phải của thung lũng sơng Hồng có địa hình phức tạp, chủ yếu là dạng địa hình khối tảng, với các đỉnh cao lớn (PhanSipan, Tú Lệ,…). Địa hình bị xâm thực sâu mạnh mẽ cả ở sườn cũng như ở đỉnh. Những đặc điểm địa hình đó phản ánh khá rõ ở các giá trị tỷ số giữa độ rộng thung lũng và độ cao của nó. Địa hình càng phân cắt thể hiện ở hình thái thung lũng càng nhỏ hẹp (thung lũng dạng chữ V) thì sự chênh lệch độ cao giữa đáy và đường chia nước hai bên thung lũng càng lớn. Các giá trị Vf khu vực dãy Phan Si Pan rất thấp, chủ yếu là các giá trị dao động trong khoảng 0.1 – 0.2 (trên bảng là các điểm từ SH01 đến SH15 và các điểm T01 đến T12).

Càng về phía đơng nam khu vực Nghĩa Lộ, địa hình thấp dần, mạng lưới sơng suối phát triển nhiều, điều đó cũng tương tự là các giá trị Vf cao hơn rất nhiều (giá trị Vf dao động gần 1, thậm chí có những giá trị đạt 5 - 13).

Các giá trị Vf rất thấp đã phản ánh độ chênh cao lớn của địa hình đỉnh và đáy thung lũng khu vực Phan Si Pan, Nghĩa Lộ và Văn Bàn. Cánh bên trái đới đứt gãy Sơng Hồng có mức cắt sâu lớn càng thể hiện vận động nâng tích cực mạnh.

Ngược lại với các giá trị Vf bên bờ phải sông Hồng, các giá trị Vf bên bờ trái sông Hồng cao hơn rõ rệt (Bảng 3.3). Các giá trị đạt trên 0.5 chiếm đến gần 50% số lượng các điểm đã tính. Các điểm có giá trị trên 1.0 cũng chiếm hơn 30% số lượng

điểm tính. Giá trị Vf bờ phải sơng Hồng khá cao phản ánh mức phân cắt sâu không lớn của địa hình. Độ chênh cao của địa hình đỉnh và đáy thung lũng khơng lớn phản ánh mức độ hoạt động hạ thấp đang chiếm ưu thế của địa phương.

Trên sơ đồ các đường đẳng trị Vf (Hình 3.4) tính bất đối xứng thể hiện qua phân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đối sánh mức độ hoạt động kiến tạo hiện đại đới đứt gãy sông hồng và điện biên lai châu trên cơ sở các chỉ số địa mạo kiến tạo (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)