Các giá trị SL bờ trái Sông Chảy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đối sánh mức độ hoạt động kiến tạo hiện đại đới đứt gãy sông hồng và điện biên lai châu trên cơ sở các chỉ số địa mạo kiến tạo (Trang 47 - 59)

stt L L Hmin Hmax SL SC11 10677 5046 500 1300 1692.7 10677 5631 130 500 701.6 SC12 10361 5003 300 970 1387.5 10361 5358 87 300 411.9 SC13 33962.2 5999 900 1400 2830.7 33962.2 4336 800 900 783.3 33962.2 844.2 600 800 8046.0 33962.2 14500 400 600 468.4 33962.2 3500 200 400 1940.7 33962.2 4783 90 200 781.1 SC14 9341 1336 400 930 3705.6 9341 3062 200 400 610.1 9341 4943 112 200 166.3 SC15 31399 13370 200 950 1761.4 31399 15320 100 200 205.0

31399 2709 81.2 100 217.9 SC16 14590 14590 77.4 600 522.6 SC17 13960 1876 400 600 1488.3 13960 5371 300 400 259.9 13960 1193 200 3000 32764.5 13960 5520 75 200 316.1

3.1.2. Các đặc điểm địa hình – địa mạo khác

- Trên cơ sở các mặt cắt địa hình

Phần dưới là kết quả các mặt cắt địa hình học viên xây dựng dọc theo đới đứt gãy Sông Hồng từ biên giới Việt – Trung đến Việt Trì (Hình 3.8, 3.9). Các mặt cắt địa hình một lần nữa cho thấy tính bất đồng nhất địa hình hai bên cánh đới đứt gãy. Chúng ta có thể quan sát rất rõ bên cánh tây đới đứt gãy là các bậc địa hình tương đối cao lên đến 2500m thuộc các đỉnh cao Phan Si Pan, Văn Bàn và Tú Lệ. Các di tích bậc địa hình sót lại cũng khá nhiều với nhiều bậc độ cao khác nhau (500m, 700m, 1000m, v.v…). Các bậc địa hình cao sót lại khá nhiều ở khu vực phía tây bắc của cánh tây đới đứt gãy và giảm dần bậc độ cao địa hình cũng như số lượng di tích các bậc địa hình từ tây bắc về đông nam (từ khu vực các đỉnh cao dãy Phan Si Pan đến khu vực Văn Bàn, Nghĩa Lộ). Tính chất phân bậc khá rõ nét, điều đó đã khẳng định hoạt động kiến tạo hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ ở khu vực nghiên cứu.

Ngồi ra cũng có thể thấy, độ dốc địa hình chung bên cánh tây là rất cao, hơn nhiều so với cánh đơng đới đứt gãy. Càng về phía đơng nam địa hình hai bên cánh đới đứt gãy đều giảm độ cao và cả độ dốc, nhất là bên cánh đơng đứt gãy địa hình dần chuyển xuống địa hình đồng bằng thấp. Như vậy, tính chất phân bậc khơng chỉ thể hiện theo chiều ngang đới đứt gãy mà dọc theo đới đứt gãy từ tây bắc xuống đông nam cũng là có tính phân bậc địa hình.

- Hoạt động hiện đại trên ảnh viễn thám và DEM

Trên ảnh viễn thám và ảnh DEM (Ảnh 3.1, 3.2, 3.3), những biểu hiện của đới đứt gãy Sông Hồng càng rõ ràng. Một thung lũng thấp kéo dài theo phương tây bắc – đơng

nam từ ngồi biên giới Việt Trung đến quá Việt Trì thì bị che phủ bởi các trầm tích đồng bằng. Vượt qua một dạng địa hình địa lũy thấp dạng tuyến TB – ĐN của dãy Con Voi là thung lũng Sơng Chảy.

Hình 3.8: Sơ đồ phân bố các độ cao và tuyến mặt cắt cắt qua đới đứt gãy Sông Hồng khu vực từ Biên giới Việt – Trung đên TP. Việt Trì

S«ng Hång

Mặt cắt 2

Mặt cắt 3

Mặt cắt 4

Mặt cắt 6

Mặt cắt 7

Mặt cắt 8

Mặt cắt 10

Mặt cắt 11

Mặt cắt 12

Mặt cắt 13

Mặt cắt 15

Mặt cắt 16

Hình 3.9: Các mặt cắt địa hình cắt ngang đới đứt gãy Sơng Hồng

Có thể quan sát thấy tính phân dị địa hình, tính bất đối xứng ở hai bên cánh đới đứt gãy Sơng Hồng qua ảnh DEM. Tính phân dị theo cả chiều ngang đới đứt gãy và theo cả chiều dọc đới. Địa hình bên cánh tây đới có độ cao lớn, mức phân cắt sâu mạnh, biến dạng thẳng đứng với biên độ đạt cao nhất khu vực (trên 3km, ở khu vực Phan Si Păng đạt trên 3,8km). Biên độ biến dạng đứng giảm nhanh về 2 cánh của khối và có biểu hiện phân dị mạnh hơn trong phụ khối Tây Nam với sự có mặt của một đới “trũng” tương đối Bản Mường Hum (trầm tích là các thành tạo lũ - sườn tích, nón phóng vật, bãi bồi có diện phân bố nhỏ) có biên độ dưới 2,3km. (Ngơ Gia Thắng và nnk, 2009).

Tiếp theo đó là đới xiết trượt sơng Hồng được thể hiện bởi sự dập nát, vỡ vụn các thành tạo địa chất trên địa hình, hệ thống các lineament phát triển mạnh, có phương chủ yếu tây bắc – đông nam, độ dài ngắn các lineament rất khác nhau. Ngoài ra, dọc theo các đứt gãy đã xác định cịn có hệ thống các bề mặt faset khu vực dãy núi Con Voi. Độ cao địa hình lớn nhất đạt trên 1000m ở dãy núi Con Voi, phía tây bắc và đơng nam đia hình thoải hơn, nhất là phía đơng nam, địa hình thấp dần về trũng đồng bằng Bắc Bộ (chỉ đạt vài m ở các bãi bồi và thềm bậc 1).

Khác hơn chút là địa hình ở cánh đơng đứt gãy Sơng Chảy, đặc trưng phân dị rõ nét. Biên độ nâng cao nhất ở phần Bắc giảm dần về phía Nam và Đơng Nam. Phía bắc

là dạng địa hình cao vịm nâng Sơng Chảy bị cắt xẻ mạnh bởi các hệ thống lineament, đứt gãy. Xuống dần phía nam, đơng nam khu vực Lục Yên, Tuyên Quang địa hình giảm độ cao và độ dốc, chỉ cịn là các dạng địa hình đồi núi thấp, phân cắt ngang phát triển mạnh hơn phân cắt sâu.

Ảnh 3.1: Tồn cảnh địa hình hai bên đới đứt gãy Sông Hồng đoạn từ biên giới Việt – Trung đến TP. Việt Trì

Ảnh 3.2: Tồn cảnh địa hình hai bên đới đứt gãy Sơng Hồng đoạn từ biên giới Việt – Trung đến TP. Việt Trì

Ảnh 3.3: Địa hình phía bắc đới đứt gãy Sông Hồng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam

Như vậy, có thể dễ dàng quan sát sự tồn tại, phát triển của một đới đứt gãy lớn bởi những dấu hiệu địa hình rất đặc trưng. Ngay trên ảnh viễn thám, ảnh DEM đã cho chúng ta một bức tranh khá rõ ràng về tính chất phân dị, khơng đối xứng của đới đứt gãy lớn Sông Hồng.

3.2. Đới đứt gãy Điện Biên – Lai Châu

Hệ thống đứt gãy á kinh tuyến Lai Châu- Điện Biên (LC-ĐB) là một trong năm đới đứt gãy lớn nhất tồn tại trong khu vực Tây bắc Việt Nam. Việc nghiên cứu chi tiết các đặc trưng về kiến tạo - địa mạo sẽ góp phần làm sáng tỏ hoạt tính kiến tạo hiện đại của đới đứt gãy. Đới đứt gãy Điện Biên – Lai Châu về mặt cấu trúc có tính chất phân chia hai miền cấu trúc: Mường Tè và Tây Bắc.

3.2.1. Đặc điểm hoạt động kiến tạo hiện đại qua các chỉ số kiến – địa mạo

- Tính khơng đối xứng của bồn thốt nước

Một đặc trưng địa mạo nổi bật trong đới đứt gãy LC-ĐB với các thung lũng suối chạy dọc đứt gãy LC-ĐB có dạng chữ V điển hình. Chuyển dịch của mạng lưới sơng

suối nhánh khi đứt gãy cắt qua cho thấy đứt gãy này chuyển dịch trái với biên độ chuyển dịch thay đổi trong khoảng từ 50 đến 200m. Thung lũng thị xã Lai Châu trước đây là một trũng Pull-apart với biên độ chuyển dịch cỡ 1000m [21, 22].

Đặc điểm mạng lưới thuỷ văn khu vực đới đứt gãy LC – ĐB (Hình 3.10) và lân cận khá phức tạp và có sự mất cân đối hai bên cánh đới đứt gãy. Đới đứt gãy LC – ĐB là dải trũng thấp dưới 1000m thuộc sườn và đáy của một loạt các thung lũng suối Nậm Na, Nậm Lay, Nậm Mức và Nậm Rốm nối tiếp nhau từ biên giới Việt-Trung ở phía Bắc đến biên giới Việt-Lào ở phía Nam. Dải này nằm giữa một bên là cao nguyên Tà Phình cao 1500-1900m, dãy núi dạng cao nguyên Huổi Long cao 1200-1700m và các dãy núi khác ở phía đơng và một bên là dãy núi cao 1200-1700m ở khu vực Mường Tè, Mường Chà, Si Pha Phìn ở phía tây. Chiều rộng của dải thay đổi, hẹp nhất là 6km, rộng nhất là 11km và trung bình là 7 - 8km.

Cánh phía đơng đới đứt gãy với đặc điểm địa hình là cao nguyên nên mạng lưới thuỷ văn đơn giản, hoạt động xâm

thực sâu không phát triển. Các sơng suối ngắn, nhỏ, chủ yếu có một vài suối cấp 1, 2 đổ thẳng theo sườn xuống vào thung lũng suối Nậm Na, Nậm Mạ, Nậm Mức đều là

Hình 3.10: Sơ đồ mạng lưới thủy văn khu vực đới đứt gãy Lai Châu – Điện Biên

suối nhánh của sông Đà. Chỉ có khu vực đơng nam cánh đứt gãy hệ thống thuỷ văn có sự thay đổi, mạng lưới sông suối phát triển nhiều hơn, nhất là khu vực Huổi Long và trũng Điện Biên.

Nhưng ngược lại bên cánh tây đới đứt gãy, hoạt động xâm thực sâu phát triển mạnh mẽ, các sông suối dạng chữ V phát triển khá

nhiều, với độ dốc lớn. Các sơng suối chính và nhánh phân nhánh dạng cành cây, đều là sông suối nhánh của lưu vực sông Đà. Sự phân bố các sông suối nhánh phản ánh phần nào cấu trúc nâng dạng vồng của khối Pu Si Lung và khối Mường Tè.

- Chỉ số giữa độ rộng đáy thung lũng và độ cao của nó (Vf):

Đặc trưng địa hình khu vực đới đứt gãy ĐB - LC khá phức tạp: giữa một bên là cao nguyên Tà Phình cao 1500-1900m, dãy núi dạng cao nguyên Huổi Long cao 1200-1700m và các dãy núi khác ở phía đơng với một bên là dãy núi cao 1200-1700m ở khu vực Mường Tè, Mường Chà, Si Pha Phìn ở phía tây. Địa hình có sự phân cắt và phân dị lớn phân chia thành các khối cấu trúc có đặc trưng riêng.

Cánh phía đơng đới đứt gãy với các địa hình dạng cao nguyên, địa hình tương đối ít phân dị ở độ cao 1200 – 1700m, chỉ có hai bên sườn trái và phải địa hình tương đối dốc

kinh tuyến. Các giá trị Vf chủ yếu chỉ được tính cho hai bên sườn của khối cấu trúc. Giá trị Vf khơng có sự phân dị nhiều, dao động chính trong khoảng 0.1 – 1. Chỉ có một số điểm có giá trị cao thường trùng với khu vực nam Tuần Giáo có thung lũng mở rộng, độ cao hai bên sườn hạ thấp. Mức độ phân dị dọc theo đới đứt gãy bên cánh phải không lớn: khu vực phía bắc thuộc cao ngun Tà Phình các giá trị Vf ít phân dị (các điểm từ 1-13 trong bảng 9); tiếp đến khu vực trung tâm, bắc Mường Ảng chỉ số Vf giảm hơn so với khu vực phía bắc, hầu như không phân dị (các điểm 14 - 29); khu vực nam Mường Ảng (các điểm 30 - 48), địa hình thay đổi cũng đã thể hiện trên các giá trị Vf.

Đặc trưng địa hình bên cánh tây đới đứt gãy là các đỉnh cao từ 1700 – 2000m với các thung lũng hẹp, phân cắt sâu lớn đã được thể hiện trong các giá trị Vf thấp (bảng 3.10). Tất cả các tỷ số Vf được tính tương đối đồng nhất, dao động trong khoảng hẹp. Các giá trị Vf bên cánh tây đới đứt gãy nhìn chung có giá trị thấp hơn so với bên đơng đới đứt gãy và ít phân dị về mặt giá trị (các giá trị Vf dao động nhiều trong khoảng 0.1 – 0.4, các giá trị cao đối với bên cánh tây không nhiều).

Những đặc điểm về tỷ số giữa độ rộng đáy thung lũng và chiều cao của nó khu vực đới đứt gãy LC – ĐB và lân cận cũng đã có tính bất đồng nhất ở hai cánh đới đứt gãy, nhưng sự bất đồng nhất đó cũng khơng lớn. Tất cả các đặc trưng về thung lũng dạng chữ V, chỉ số Vf thấp phản ánh hoạt động xâm thực sâu phát triển mạnh trong khu vực đới đứt gãy và lân cận cũng tức là các giá trị đó đang thể hiện tốc độ của vận động nâng tích cực trong hiện đại.

Đặc trưng địa hình phản ánh cụ thể hơn trong sơ đồ các đường đẳng trị giá trị Vf (Hình 3.12). Hai bên đới đứt gãy có những đặc điểm khác nhau về mật độ, hình thái các yếu tố Vf. Bên cánh đơng phân chia thành 3 khu vực có đặc điểm khác nhau: phía bắc và nam có hai yếu tố dị thường về mật độ phân bố các đường Vf, khu vực ở giữa lại có mật độ phân bố tương phản với bắc và nam. Hình thái phân bố giá trị Vf cũng tương ứng với các khối cấu trúc bên cánh đông đới đứt gãy. Bên cánh tây đới đứt gãy có

những điểm khác biệt với bên cánh đông. Đặc trưng các đường Vf tương đối thưa, gradient biến đổi không lớn như bên cánh đơng, mức phân dị kém, thể hiện tính đồng nhất về giá trị Vf cả tồn cánh phía tây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đối sánh mức độ hoạt động kiến tạo hiện đại đới đứt gãy sông hồng và điện biên lai châu trên cơ sở các chỉ số địa mạo kiến tạo (Trang 47 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)