2.3.3. Phương pháp đánh giá khả năng quang xúc tác của vật liệu
Hầu hết các nghiên cứu về vật liệu quang xúc tác phân hủy hợp chất hữu cơ độc hại dưới các bức xạ vùng tử ngoại, trong khi năng lượng tử ngoại chỉ chiếm lượng nhỏ khoảng 8% tổng năng lượng bức xạ mặt trời. Một phần lớn năng lượng mặt trời chưa được sử dụng (chiếm khoảng 48% trong tổng năng lượng) đó là năng lượng của các bức xạ trong vùng ánh sáng khả kiến. Vì vậy, việc nghiên cứu sử dụng năng lượng ánh sáng vùng khả kiến trong quá trình quang xúc tác là rất cần thiết, do có thể tận dụng nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời cho các q trình phản ứng. Trong các thí nghiệm đánh giá khả năng quang xúc tác của vật liệu trong đề tài này, chúng tôi sử dụng hệ thiết bị quang xúc tác Ace photochemical U.V power supplies & mercury vapor lamps (Mỹ) để tạo ra nguồn sáng tương tự ánh sáng mặt
Nồng độ dung dịch metyl da cam C (ppm) Đ ộ hấ p th ụ qu an g D
Trần Thị Phương – K26 Hóa Mơi trường Luận văn Thạc sỹ Khoa học
trời nhằm đưa ra những kết quả tương đối chính xác khi ứng dụng tính chất quang xúc tác của vật liệu trên thực tế.
Cấu tạo của hệ thiết bị quang xúc tác được miêu tả trong Hình 2.6. Đèn phát ánh sáng Mercury vapor lamps có bước sóng được mơ phỏng theo ánh sáng mặt trời trong vùng tử ngoại (λ> 280 nm) và vùng khả kiến. Đèn có cơng suất 450 W, 220 V. Khoảng cách từ tâm đèn đến bề mặt dung dịch d (cm) có thể thay đổi, dung tích bình phản ứng 500 ml. Hệ thiết bị được làm mát bằng hệ thống nước làm mát tuần hồn và được đặt trong một tủ kín.