STT Các phân vị địa tầng địa chất thuỷ văn Ký hiệu 1 Lớp cách nước trong trầm tích Holoxen LCN 1 2 Tầng chứa nước trong trầm tích Holoxen TCN qh 3 Lớp cách nước trầm tích Pleistonxen - Holoxen LCN 2 4 Tầng chứa nước áp lực trong trầm tích Pleistoxen TCN qp 5 Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích Triat TCN t
a. Nước lỗ hổng:
Nước lỗ hổng vùng nghiên cứu được hình thành trong các trầm tích bở rời Đệ Tứ, có các đặc trưng khác nhau, tuỳ thuộc vào nguồn gốc và đặc điểm thạch học. Về tính chất thuỷ lực, chúng thuộc loại chảy tầng, nên phần lớn hình thành các tầng chứa nước khơng áp, hoặc áp lực yếu. Thực chất, trầm tích bở rời Đệ Tứ là một hệ thống thuỷ lực ngầm liên tục toàn tỉnh, cũng là một thực thể bất đồng nhất, bao gồm những vật liệu thấm và cách nước xen kẽ nhau. Các trầm tích Đệ Tứ được thành tạo bởi: cuội, sỏi, cát, tảng ở phần dưới chuyển lên trên. Chất lượng nước lỗ hổng khá phức tạp theo cả chiều ngang và chiều thẳng đứng. Độ giàu nước trong tầng chứa nước lỗ hổng được phân biệt tương đối rõ ràng, từ nghèo đến giàu nước. Nước lỗ hổng ở đây được chia thành 2 tầng chứa là: 1- Tầng chứa nước lỗ hổng không áp Holocen, gồm các trầm tích hệ tầng Thái Bình, 2- Hệ tầng Hải Hưng (aQ23) (qh)).
Các trầm tích thuộc hệ tầng Thái Bình nguồn gốc sơng, lộ ra ven sơng Đuống qua các xã Cảnh Hưng, Minh Đạo, Đình Tổ, Đại Đồng Thành, Hồi Thương, Giang Sơn, Thái Bảo, Đức Long, ven sông Cầu xã Việt Thắng, thành phố Bắc Ninh, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, xã Đình Bảng huyện Từ sơn với diện tích 77,75 km2, cịn lại ở Gia Bình, Lương Tài, Thuận Thành, Tiên Du đều bị phủ lớp sét cách nước. Thành phần thạch học chủ yếu là cát, cát pha màu xám, xám đen có chứa mùn thực vật. Chiều dày của tầng chứa nước biến đổi từ 0,00 - 2,50m (LKNT2) đến 32,00 m (LK909) trung bình 8,10m (chi tiết xem phụ lục 2).
Tại các lỗ khoan bơm thí nghiệm, tỷ lưu lượng là 0,01 - 0,2l/sm, đa phần <0,1l/sm ; hệ số thấm k từ 0,34 10m/ng. Tầng nước thuộc loại không áp, chiều sâu thế nằm mực nước dao động theo mùa, mùa mưa từ 0,50 1,00m, mùa khô từ 3 5m. Căn cứ vào kết quả điều tra địa chất thuỷ văn tại các giếng khoan nông,
giếng đào, tài liệu đo địa vật lý, tầng chứa nước được chia thành ba vùng như sau: Vùng 1: Phân bố ở nửa phía Tây của tỉnh, gồm các huyện Từ Sơn, Thuận Thành, Tiên Du, Yên Phong và thành phố Bắc Ninh (trên diện tích khoảng 431km2). Mặt cắt thuỷ địa hố điển hình của vùng là nước của các tầng chứa nước qh và qp đều nhạt. Nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước mưa, nước mặt, miền thoát là các mạng sơng ngịi, kênh mương... Các lỗ khoan, giếng đào trong tầng cho tỷ lưu lượng 0,01 - 0,1l/sm. Mực nước dao động theo mùa, phụ thuộc vào điều kiện khí tượng, với mực nước dao động hàng năm từ 0,50 - 3,50m. Nước thuộc loại Bicarbonat Natri Canci., trong, siêu nhạt đến nhạt, chất lượng khá tốt, tổng khoáng hoá M = 0,165 - 0,566g/l, rất mềm đến mềm, tổng độ cứng từ 0,33 4,68 mge/l.
Công thức Kurlov : Giếng nhà Cảng Tri Phương lấy ngày 23/6/2005
M0,165 6,87 9 32 53 11 3 88 pH Mg Ca Na Cl HCO
Nhìn chung tầng nghèo nước, chỉ có thể sử dụng khai thác nhỏ bằng giếng khơi, giếng Unicef phục vụ sinh hoạt cho các hộ gia đình.
Vùng 2: Phân bố dạng da báo ở nửa phía Đơng của tỉnh, gồm các huyện Quế Võ, Gia Bình và một phần huyện Thuận Thành (diện tích khoảng 116 km2). Mặt cắt
thuỷ địa hố điển hình của vùng là nước của các tầng chứa nước qh nhạt, tầng qp và các trầm tích trước Đệ tứ lợ (M>1g/l). Do các tầng chứa nước bên dưới đều bị lợ, nên đây là nguồn cung cấp nước nhạt khá tốt phục vụ cho nước sinh hoạt ở các vùng nông thôn, tuy nhiên do tầng mỏng, gần mặt, diện phân bố hẹp, nên khi khai thác cần kiểm soát tốt để tránh gây nhiễm mặn, nhiễm bẩn tầng chứa nước. Tiến hành thu thập 24 mẫu phân tích Clo, kết quả được trình bày trong bảng 3.2.