Đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước dưới đất và các áp lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tài nguyên và chất lượng môi trường nước dưới đất tỉnh bắc ninh làm cơ sở khoa học định hướng sử dụng hợp lý (Trang 84 - 89)

Chương 3 Kết quả nghiên cứu

3.3. Đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước dưới đất và các áp lực

đất và các áp lực lên tài nguyên môi trường nước dưới đất tỉnh Bắc Ninh

3.3.1. Hiện trạng khai thác tài nguyên nước mặt

Theo thống kê, đến năm 2012 tồn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 446 trạm bơm tưới, tổng năng lực tưới của các trạm bơm là 27.112 ha với lưu lượng tưới 646 m3/s. Các hồ chứa trong tỉnh chủ yếu là hồ đập nhỏ, hiện có 20 hồ chứa với tổng dung tích các hồ là 15,63 triệu m3, diện tích tưới là 807 ha với lưu lượng tưới 0,97 m3/s. Hệ thống kênh tưới có 12 kênh, chủ yếu nằm trong hệ thống Bắc Hưng Hải các kênh này dẫn nước tưới cho 42.549 ha với tổng lưu lượng dẫn là 66,8 m3/s. Hệ thống cống lấy nước trực tiếp từ sơng có 46 cống, lấy nước kết hợp đưa phù sa vào ruộng cho 76.438 ha, tổng lưu lượng thiết kế của các cống là 79 m3/s.

Theo thiết kế, hệ thống này có khả năng cung cấp đủ nước cho nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh và các tỉnh ở lân cận. Tuy nhiên, do các cơng trình đã xây dựng từ lâu, một số một phận của các cơng trình đã bị xuống cấp, thêm vào đó nhu cầu sử dụng nước cho nông nghiệp ngày càng tăng cao (do thâm canh, tăng vụ...) nên áp lực cho các hệ thống ngày càng gia tăng. Chính vì vậy việc nâng cấp các cơng trình đầu mối, các hệ thống kênh chính (tưới, tiêu) và bổ sung thêm một số cơng trình tưới tiêu kết hợp vào hệ thống là hết sức cần thiết.

3.3.2. Hiện trạng khai thác tài nguyên nước dưới đất

Từ năm 1993 đến nay vấn đề cung cấp nước sạch đã được nhà nước quan tâm đầu tư và được các tổ chức quốc tế như UNICEF tài trợ. Tuy mức độ đầu tư chưa lớn nhưng có tác dụng và ý nghĩ rất lớn làm thay đổi nhận thức của nhân dân. Người dân ở khu vực nông thôn đã băt đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc dùng nước sạch, đã đầu tư tiền của và công sức để xây dựng các hệ thống cung cấp nước sạch cho gia đình.

Để đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng nước dưới đất tỉnh Bắc Ninh ngoài các tài liệu thu thập của Trạm Trung chuyển vật tư và chuyển giao Công nghệ cấp nước sinh hoạt và vệ sinh Môi trường, và tham khảo thêm các tài liệu nghiên cứu về

điều tra thực tế khảo sát 150 điểm khai thác và thu thập tài liệu tại 25 hộ dân phân bổ đều ở các xã, thị trấn thị tứ, các làng nghề trọng điểm trong tỉnh tại Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Miền Bắc

Kết quả điều tra cho thấy hiện nay người dân khu vực nông thơn tỉnh Bắc Ninh sử dụng nước bình quân khoảng 4050 lít/ngày, tại các khu vực làng nghề và các khu thị trấn, thị tứ mức độ sử dụng nước cao hơn. ngoài sử dụng cho ăn uống sinh hoạt, nước còn sử dụng cho các nhu cầu chăn nuôi và sản xuất dịch vụ…

Từ rất lâu NDĐ đã được nhân dân sử dụng ăn uống và sinh hoạt, từ việc đơn giản là các giếng đào đến các giếng Unicef khoan sâu đơn lẻ và tập trung thành các cụm khai thác lớn. Dựa vào mức độ và quy mô phân chia làm 4 hệ thống khai thác.

a. Hệ thống khai thác nước tập trung

Hệ thống khai thác tập trung: là hệ thống cơng trình lấy nước gồm nhiều giếng khoan khai thác liên tục suốt ngày đêm với công suất 10.000 m3/ngày trở lên, do các cơ quan chuyên môn như Công ty cấp nước thực hiện: cấp nước cho đô thị hay khu công nghiệp. Các giếng khoan được khoan thành các bãi giếng, nước được bơm từ các giếng khoan lên bể chứa nước thơ sau đó được dẫn ra các nơi xử lý và sau cùng mới vào các ống dẫn nước đi phục vụ cho các mục đích khác nhau như ăn uống, sinh hoạt, sản xuất … Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh mới chỉ có 1 trạm khai thác nước tập trung đó là: Nhà máy nước Bắc Ninh: gồm 10 giếng được khai thác từ năm 1998, đặt máy bơm chìm Italia, cơng suất khai thác mỗi giếng là 1296 m3/ngày, tổng công suất khai thác là 16000 m3/ngày, thời gian khai thác 18/24 giờ. Nước ở đây được lấy trong tầng cát cuội sỏi aQ12-3 ở độ sâu từ 20 - 40 m. Nước được dùng để cấp cho dân cư thành phố Bắc Ninh ăn uống sinh hoạt.

Giếng khoan nhà máy nước được khai thác từ lâu, không qua Hội đồng đánh giá trữ lượng cũng như cấp phép khai thác, nay chấp nhận hiện trạng và đã được cấp phép. Các giếng đều khơng có đồng hồ lưu lượng và không quan trắc mực nước. Đến nay vẫn chỉ có một hệ thống khai thác tập trung nhưng đã được mở rộng cả về số lượng giếng lẫn công suất khai thác động thái tự nhiên của nước bị phá huỷ, dẫn đến sự hình thành các phễu hạ thấp mực nước trong tầng chứa nước khai thác. Sự hạ

thấp mực nước tầng khai thác đã làm tăng lượng thấm xuyên, gây phá huỷ động thái tự nhiên của NDĐ và đã làm suy giảm chất lượng nước tầng khai thác.

b. Hệ thống khai thác nước nhỏ

Hệ thống khai thác nhỏ, gồm 8 trạm cấp nước do các Công ty sản xuất kinh doanh tự khoan, tự vận hành, khai thác, sử dụng, có cơng suất dưới 5000 m3/ngày mỗi trạm gồm 2-3 đến 7-8 giếng khai thác liên tục suốt ngày đêm, cấp nước cho cụm khu công nghiệp, thị trấn, các cụm dân cư. Tất cả các trạm khai thác nhỏ đều do các Công ty khoan không duyệt nhưng đến nay đã được cấp phép khai thác. Không lắp đồng hồ đo lưu lượng và không quan trắc mực nước, đới phòng hộ vệ chưa tốt và chưa đúng quy định.

- Dự án cấp nước xã Đình Bảng: Gồm 4 giếng được khai thác từ năm 1997, tất cả đều được đặt máy bơm chìm Italia cơng suất khai thác từ 100 đến 600m3/ng, thời gian khai thác từ 3 đến 16 giờ, tổng công suất khai thác là 1500 m3/ng. Nước khai thác trong tầng cát cuội sỏi aQ12-3 ở độ sâu 55 đến 70 m. Nước được cung cấp cho nhân dân xã Đình Bảng và một vài điểm dân cư kề liền

- Nhà máy kính nổi Việt Nhật: Gồm 4 giếng được khai thác từ năm 2004, tất cả đều được đặt máy bơm chìm Italia cơng suất khai thác mỗi giếng là 300 m3/ng , tổng lưu lương khai thác là 1500 m3/ng, thời gian khai thác 12/24 giờ. Nước được khai thác trong tầng cát cuội sỏi ở độ sâu 40 đến 50 m. Nước dùng ăn uống sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên và dùng sản xuất kính.

- Trường đại học thể dục thể thao: 1 giếng được khai thác năm 2000, 1 giếng mới khoan 2005, giếng được đặt máy bơm chìm của Italia cơng suất 50 m3/h, thời gian khai thác từ 10 đến 12 giờ 1 ngày. Tổng lưu lượng bình quân là 1300 m3/ng, nước được khai thác trong tầng aQ12-3 ở độ sâu 50 đến 70 m. Nước dùng cấp cho cán bộ công nhân viên trong trường .

- Cơng Ty cổ phần kính Đáp Cầu: gồm 3 giếng, tất cả các giếng đều được đặt máy bơm chìm, cơng suất khai thác là 250 m3/ng mỗi giếng khai thác 10/24 giờ, tổng công suất khai thác là 750 m3/ng. Nước khai thác trong tầng cát cuội sỏi aQ12-3 ở độ sâu 20 đến 30 m. nước dùng ăn uống sinh hoạt và sản xuất kính.

- Cơng Ty Đại Đồng Tâm thuộc thị trấn Chờ: Gồm 3 giếng khai thác năm 1997, giếng được lắp máy bơm ly tâm LINZ PUMP Hàn Quốc, công suất máy 15 m3/ng, thời gian khai thác 12h đến 18 h mỗi ngày. Tổng lưu lượng khai thác 720 m3/ng,nước được khai thác trong tầng aQ12-3 ở độ sâu 28 đến 65 m. Nước dùng cấp cho cán bộ công nhân viên trong Công ty và để sản xuất.

- Công Ty Cổ phần nước và Môi trường Bắc bộ; Gồm 2 giếng khai tác năm 2004, giếng được lắp bơm chìm Italia, cơng suất 60 m3/ng, thời gian khai thác 5 giờ. tổng lưu lượng khai thác 600 m3/ng, nước được khai thác trong tầng aQ12-3 ở độ sâu 60 m. Nước dùng cấp nhân dân và một vài cơ quan trong vùng.

- Dự án cấp nước xã Trí Quả huyện Thuận Thành : gồm hai giếng khai thác từ năm 1997, giếng được đặt máy bơm chân không công suất 25 m3/h, thời gian khai thác trong ngày từ 10 đến 16 h. Tổng lưu lượng khai thác là 600 m3/ng, nước được khai thác trong tầng aQ12-3 ở độ sâu 50 đến 70 m. Nước dùng cấp cho nhân dân trong xã.

- Khu Công nghệp Tiên Sơn: gồm 4 giếng bắt đầu khai thác năm 2001, cả bốn giếng đều đặt máy bơm chìm của Đức, mỗi giếng khai thác 1/24 giờ công suất khai thác từ 80 đến 100 m3/ng. Tổng lưu lượng khai thác là 360 m3/ng, nước được khai thác trong tầng cát sạn sỏi aQ12-3 ở độ sâu 30 đến 40 m. Nước dùng cấp ăn uống sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên khu công nghiệp.

Hệ thống khai thác đơn lẻ

Hệ thống khai thác đơn lẻ: gồm khoảng 118 giếng của các xí nghiệp, nhà máy, bệnh viện, trường học, đơn vị quân đội, khu nhà tập thể, các tổ chức dịch vụ, cá nhân. Chế độ khai thác khơng liên tục, trung bình mỗi ngày khai thác 6 - 8 giờ, có nơi khai thác nhiều hơn. Hệ thống khai thác đơn lẻ không chịu sự quản lý của các Nhà nước nên khai thác rất tuỳ tiện và bừa bãi, bản thân nó tự phát, có nhu cầu là khoan lấy nước. Đến nay nó cũng đã được quản lý phần nào nhưng vẫn chưa triệt để.

Hệ thống cấp nước nông thôn: Bao gồm các lỗ khoan được thực hiện tự phát dùng để cấp nước cho gia đình ăn uống sinh hoạt, với cơng suất từ 12 m3/lk, thời gian khai thác theo nhu cầu của gia đình. Theo số liệu chưa đầy đủ hiện nay tỉnh Bắc Ninh có khoảng 77616 giếng nhưng thực tế lớn hơn, lưu lượng bình quân mỗi giếng chừng 2 m3/ng có gia đình khoan đến 5 giếng phục vụ làm nghề phụ của họ. Cùng với giếng khoan tay là giếng đào với số lượng 91412 giếng đào lưu lượng khoảng 0,5 m3 /ng. Chất lượng khoan kém, chỉ hoạt động một thời gian ngắn bị huỷ bỏ lại khoan giếng khoan khác thay thế. Khơng trám lấp lỗ khoan cũ gây nên tình trạng ơ nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng.

Bảng 3.19. Thống kê các cơng trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2012 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2012

STT Cơng Trình Huyện

Lỗ khoan đường

kính nhỏ Giếng khơi Bể, lu, vò

1 Bắc Ninh 2498 3297 303 2 Yên Phong 15884 7616 3231 3 Tiên Du 13656 10289 12133 4 Từ Sơn 20919 3721 1822 5 Thuận Thành 13117 7627 5462 6 Gia Bình 4399 14545 9290 7 Lương Tài 2718 17989 15807 8 Quế Võ 4425 26328 1214 Tổng số 77616 91412 49262

Theo thống kê tồn tỉnh có 1 nhà máy khai thác tập trung, công suất 16000 m3/ng, 8 trạm khai thác nhỏ lẻ công suất 6930 m3/ng; 118 lỗ khoan khai thác lẻ với công suất 2912 và 77616 giếng khoan đường kính nhỏ cơng suất 155232 m3/ng và 91412 giếng đào cấp nước nông thôn công suất chừng 45706 m3/ng. Tổng công suất khai thác toàn tỉnh 226780 m3/ng

Bảng 3.20. Hiện trạng khai thác sử dụng NDĐ (m3/ng)

CTTTrung Trạm nhỏ Lẻ tẻ Nơng thơn Tổng

cơng suất tồn tỉnh Ghi chú Nhà máy Công suất N M Công suất Số LK Công suất GD SLK CSGD CSLK 1 16000 8 6.930 118 2.912 91412 77616 706 . 45 232 . 155 226.780 NDĐ Hiện tại đã có 43000 người dân được sử dụng nước sạch đạt tỷ lệ 38% dân tồn tỉnh, trong đó có 21% dân số dùng nước giếng khoan, 10% dùng nước giếng đào, 6% dùng nước mưa và 2 % dùng nước của các cơng trình nước tập trung.

Nhận xét: Khai thác nước dưới đất trong hoạt động sống của con người,

nước là một nhu cầu cần thiết nhất, do q trình cơng nghiệp hóa phát triển mạnh, tỷ lệ tăng dân số cao, mức sống của con người được nâng cao theo đà phát triển của xã hội, nên nhu cầu sử dụng nước đòi hỏi cũng tăng lên nhiều để phục vụ cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp và các ngành sản xuất khác. Thế là, nhà nhà khoan giếng để khai thác nguồn nước ngầm, kết quả quá trình bơm hút là làm cho lượng nước ngầm mất đi dẫn đến sự hạ thấp mực nước. Tùy thuộc vào lưu lượng khai thác, khoảng thời gian khai thác khả năng cung cấp của tầng chứa nước mà mực nước của tầng đó có sự hạ thấp khác nhau và quy mô sự thay đổi trên một diện rộng hay hẹp mức độ dao động lớn hay nhỏ…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tài nguyên và chất lượng môi trường nước dưới đất tỉnh bắc ninh làm cơ sở khoa học định hướng sử dụng hợp lý (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)