Bản đồ quy hoạch khai thác sử dụng nước dưới đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tài nguyên và chất lượng môi trường nước dưới đất tỉnh bắc ninh làm cơ sở khoa học định hướng sử dụng hợp lý (Trang 101 - 112)

3.4.5. Quản lí bảo vệ tài nguyên NDĐ và Môi trường

NDĐ với môi trường và các hoạt động nhân sinh có quan hệ hữu cơ - Nguy cơ sụt lún mặt đất do khai thác NDĐ đất và cạn kiệt nguồn nước. - Tài liệu quan trắc động thái khai thác còn cho thấy một biểu hiện tiêu cực khác đó là: cùng với sự gia tăng lưu lượng khai thác đã xuất hiện hiện tượng công suất của từng lỗ khoan cũng như trên toàn bãi giếng có chiều hướng giảm dần, sự tụt mực nước ở các lỗ khoan thể hiện khá rõ, một số khu vực quan sát thấy có sự giảm mực nước một cách hệ thống, đặc biệt ở những nơi khai thác bừa bãi không được cấp phép

- Nguyên nhân của các hiện tượng trên : sơ đồ bố trí, lựa chọn khoảnh bố trí bãi giếng khơng hợp lí gây q tải; ống lọc lỗ khoan bị hyđroxyt sắt kết tủa làm giảm độ xốp, chiều dài hoạt động hữu ích của ống lọc bị giảm do bị lấp bùn sét, cát, lựa chọn loại ống lọc và kết cấu phần lấy nước của lỗ khoan chưa thật phù hợp, để tìm được ngun nhân chính là cả một vấn đề lớn.

- Ô nhiễm nguồn nước quá trình hoạt động của con người đã tạo ra khối lượng chất thải công nghiệp, sinh hoạt chất rắn, chất lỏng không qua xử lí, như làng nghề sản xuất giấy, thép nước thải rất bừa bãi khơng có ai quản lí gây ơ nhiễm nghiêm trọng cho NDĐ, đặc biệt là phân bón, hố chất, thuốc bảo vệ thực vật nông nghiệp.

- Tác động tiêu cực của NDĐ đối với con người:

- Những nội dung chủ yếu của cơng tác quản lí và bảo vệ tài ngun NDĐ: Quản lý tốt việc khoan đào thăm dò địa chất và khai thác NDĐ, điều tra đánh giá hiện trạng khai thác NDĐ, xử lý các lỗ khoan khai thác có kiến trúc khơng đảm bảo chất lượng, đặc biệt các lỗ khoan tay trong các cơng trình khai thác tập trung.

+ Cần xác định chiều sâu cho phép đối với các lỗ khoan tay để khai thác nước cho tầng vùng, nên hạn chế khoan tay tại các vùng có qui mơ lớn hoặc nhiễm mặn.

+ Sớm xây dựng qui hoạch kĩ thuật và bảo vệ nguồn nước, trữ lượng nước. + Từng bước xử lí các nguồn chất thải và cải tạo các hệ thống dẫn nước thải. + Chấm dứt ngay việc xây dựng các cơng trình có khối lượng chất thải độc hại lớn tại các nơi khai thác nước ngầm, hố xí tại các phễu khai thác nước.

+ Tăng cường công tác kiểm tra thanh tra việc khoan đào địa chất, khai thác nước.

+ Sớm chấm dứt tình trạng khoan thăm dị địa chất, khai thác nươc khơng có giấy phép hành nghề và giấy phép khai thác.

+ Nghiêm chỉnh chấp hành luật tài nguyên nước;

Đa phần các trạm khai thác tập trung và các trạm khai thác nhỏ đều được khai thác trong tầng chứa nước cát cuội sỏi tầng aQ12-3 ở độ sâu từ 20 đến 60 m. Trên cơ sở đánh giá tiềm năng trữ lượng và hiện trạng khai thác NDĐ tỉnh Bắc Ninh có thể rút ra một số nhận định và kiến nghị về phương hướng điều tra nghiên cứu quản lý khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên NDĐ như sau:

1. Kết quả tìm kiếm thăm dị NDĐ ở tỉnh Bắc Ninh đã phát hiện các địa tầng địa chất thuỷ văn có triển vọng cung cấp nước. Trong đó tầng chứa nước lỗ hổng trong cát, cuội sỏi Pleistocen ( qp) là đối tượng chứa nước phong phú nhất có thể khai thác tập trung quy mô lớn và vừa. Các địa tầng khác chỉ có thể khai thác quy mơ nhỏ, hoặc lẻ tẻ.

2. Tiềm năng trữ lượng khai thác khá dồi dào nhưng phân bố không đồng đều, đối với tầng chứa nước lỗ hổng trong cát cuội sỏi pleistocen, nước nhạt chỉ phân bố ở phía Tây Bắc, Tây, cịn phía Đơng diện tích tỉnh bị nhiễm mặn, khơng có triển vọng. Vì vậy cần phải tăng cường cơng tác quản lý tài nguyên NDĐ chặt chẽ hơn. Làm chính xác hố cả về số lượng và chất lượng để lập qui hoạch khai thác hợp lí và sử dụng bền lâu NDĐ.

3. Các nguồn hình thành trữ lượng khai thác NDĐ trên địa bàn tỉnh chủ yếu do nguồn bổ cập từ các dòng mặt, lượng mưa và thầm từ nước tưới thấm xuyên qua các lớp thấm nước yếu và một phần trữ lượng động thiên nhiên của tầng chứa nước khai thác, có nghĩa là khi khai thác sẽ cuốn sự tham gia của tất cả các nguồn nước trên địa bàn tỉnh. Do đó cần thiết phải đầu tư nghiên cứu xây dựng mơ hình quản lý nước theo lưu vực.

4. Do công nghiệp hố hiện đại hố đất nước, đơ thị hố đã và đang phát triển rất mạnh làm biến đổi môi trường sinh thái của tỉnh cộng với xu thế biến đổi khí

trắc trên tồn tỉnh mới có thể kiểm sốt được sự biến đổi về chất lượng cũng như trữ lượng nước. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp quy hoạch khai thác hợp lý, bảo vệ tài nguyên, bảo vệ mơi trường.

5. Hệ thống khai thác nhỏ có ý nghĩa thực tế lớn, vốn đầu tư ít hiệu quả kinh tế cao, nên phát triển hệ thống này.

6. Hệ thống khai thác lẻ tẻ, cấp nước nông thôn khai thác hết sức tuỳ tiện, cần phải quản lý chặt chẽ hơn tiến tới loại bỏ. Cần tổ chức kiểm sốt chặt chẽ và hướng dẫn nơng dân khai thác và bảo vệ nguồn nước.

7. Ở các đô thị, khu cơng nghiệp bắt buộc phải có hệ thống xử lí nước thải tránh ơ nhiễm nguồn NDĐ. Khu vực nông thôn NDĐ bị ô nhiễm do bà con bón phân hố học bừa bãi.

8. Cần tuyên truyền giáo dục và vận động mọi công dân tỉnh chấp hành tốt Luật Tài nguyên nước đã ban hành.

9. Ở các vùng NDĐ bị nhiễm mặn có thể phải xây dựng các trạm cấp nước mặt, nhưng cần thiết phải tính tốn dây chuyền xử lý thận trọng và vị trí các trạm nước cho phù hợp với khu công nghiệp và dân cư.

3.4.6. Đề xuất các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước dưới đất

3.4.6.1. Mục tiêu cụ thể

- Khôi phục các sông, các hồ chứa nước, tầng chứa nước, vùng bị ơ nhiễm, suy thối, cạn kiệt nghiêm trọng.

- Phịng ngừa, hạn chế và giảm thiểu tình trạng cạn kiệt, ơ nhiễm tài nguyên NDĐ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

- Bảo vệ tính tồn vẹn và sử dụng có hiệu quả các địa điểm lấy nước, các tầng chứa nước quan trọng, đảm bảo chất lượng nước phục vụ cho các mục đích sinh hoạt, tưới tiêu, chăn nuôi, công nghiệp…;

- Chấm dứt tình trạng thăm dị, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

- Bảo vệ chất lượng các tầng chứa nước trên địa bàn tỉnh trên cơ sở đánh giá hiện trạng ô nhiễm chất lượng nước và mức độ tổn thương của các tầng chứa nước trên địa bàn tỉnh.

- Bảo vệ trữ lượng NDĐ trên cơ sở xác định giới hạn chiều sâu mực nước, lưu lượng khai thác.

- Kiểm sốt được tình hình ơ nhiễm nguồn nước. Chấm dứt việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm nguồn nước và làm suy giảm đa dạng sinh học.

- Bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, và rừng đặc dụng của tỉnh, thực hiện công tác trồn rừng theo Quy hoạch các loại rừng đã được UBND tỉnh phê duyệt nhằm bảo vệ nguồn nước đầu nguồn.

- Bảo đảm dòng chảy tối thiểu duy trì hệ sinh thái thuỷ sinh theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trọng điểm là các sơng có hồ chứa nước, đập dâng lớn, quan trọng;

Phân tích lựa chọn các hoạt động ưu tiên bảo vệ môi trường trong giai đoạn quy hoạch, lấy ngăn ngừa ô nhiễm môi trường làm mục tiêu chính để cải thiện mơi trường tại các khu vực nông thôn đô thị, các KCN và làng nghề trên địa bàn tỉnh, cụ thế đến năm 2020:

+ Phấn đấu đạt 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường (ISO 14000)

+ Đạt 100% khu vực đơ thị có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn mơi trường.

+ Hồn thành việc di dời các cơ sở sản xuất nằm xen kẽ khu dân cư ra khỏi khu quy hoạch tập trung.

+ Đạt 100% dân số đô thị và nông thôn được sử dụng nước sạch

+ Khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản gắn với các yêu cầu bảo vệ môi trường.

+ Bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn và có kế hoạch phục hồi các khu vực bị suy thoái, phát triển các vùng đệm cho các khu bảo tồn.

+ Từng bước xây dựng nếp sống văn minh công nghiệp, ý thức bảo vệ môi trường của mọi người dân trên địa bàn tỉnh, nhằm xây dựng tỉnh Bắc Ninh thành một mơ hình điểm về bảo vệ môi trường.

3.4.6.2. Nguyên tắc bảo vệ tài nguyên nước dưới đất

Theo Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định Bảo vệ tài nguyên NDĐ đã nêu rõ nguyên tắc bảo vệ tài nguyên NDĐ như sau:

- Bảo vệ NDĐ phải gắn với khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên NDĐ; gắn với các hoạt động bảo vệ nguồn nước mặt, bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng và bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên khác có liên quan; hoạt động bảo vệ NDĐ ở mỗi địa phương phải gắn với bảo vệ NDĐ của các địa phương liền kề và phù hợp với đặc điểm tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng trong từng giai đoạn.

- Bảo vệ NDĐ phải được thực hiện ngay từ khâu lập các quy hoạch phát triển và trong quá trình nghiên cứu, lập các dự án đầu tư có liên quan đến khai thác, sử dụng nguồn NDĐ hoặc có các hoạt động ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng nguồn NDĐ.

- Bảo vệ nguồn NDĐ phải lấy phịng ngừa làm chính, kết hợp với việc khắc phục, hạn chế ơ nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn NDĐ đối với các tầng chứa nước quan trọng và tại các khu vực nhạy cảm; chú trọng bảo vệ NDĐ ở các đô thị, KCN, CCN, làng nghề, khu dân cư tập trung.

- Bảo vệ NDĐ là quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn NDĐ phải có nghĩa vụ khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do mình gây ra và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

KÕt luËn

Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu đánh giá tài nguyên và chất lượng môi trường nước dưới đất tỉnh Bắc Ninh làm cơ sở khoa học định hướng sử dụng hợp lý” đã được hoàn thành theo đúng tiến độ. Trên cơ sở nội dung nghiên cứu của luận văn tác giả rút ra một số kết luận như sau:

- Trên cơ sở các tài liệu đã có đề tài đã xác định được ranh giới mặn nhạt tầng chứa nước Pleistocen (qp)và Holocene (qh) khoanh vùng nước nhạt và tính được trữ lượng khai thác tiềm năng của tầng qp của vùng nghiên cứu là: 135.316 m3/ngày.

- Đề tài đã đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài đã đề ra là: Đánh giá hiện trạng môi trường nước dưới đất tỉnh Bắc Ninh.

+ Nhìn tổng quan, trên bản đồ chất lượng nước tầng chứa nước Holocen có thể thấy:

Huyện Yên Phong nước của tầng chứa nước Holocen chủ yếu là nước nhạt, ô nhiễm sắt ở mức thấp và amoni thấp đến trung bình riêng ở xã Đông Phong nước cịn bị ơ nhiễm Mn khá cao.

Huyện Từ Sơn nước nhạt ô nhiễm sắt và amoni từ trung bình đến cao.

Trong giới hạn huyện Thuận Thành hầu hết diện tích nước đều nhạt, nước bị nhiễm sắt và nồng độ amoni từ thấp đến trung bình. Riêng các xã Hồi Thượng, Mão Điền, An Bình nước lợ và bị nhiễm sắt rất cao và nồng độ amoni trung bình, nước cịn bị ơ nhiễm Mn ở các xã Xuân Lâm, Trí Quả, Hà Mãn huyện Thuận Thành.

Trong giới hạn Huyện Tiên Du hầu hết diện tích nước đều nhạt, nước bị nhiễm sắt ở mức trung bình, nồng độ amoni từ trung bình đến cao riêng các xã Lạc Vệ, Hạp Lĩnh, Tân Chi, Minh Đạo, Khắc Niệm có nước lợ và bị nhiễm sắt trung bình và ơ nhiễm amoni cao ở xã Hồnh Sơn nước cịn bị ơ nhiễm Mn.

Tại thành phố Bắc Ninh nước nhạt, ô nhiễm sắt ở mức trung bình, nồng độ amoni cao.

Chi Lăng, Yên Giả và Mộ Đạo, một phần diện tích các xã, Bằng An, Quế Tân, Phù Lương, Phù Lãng, Châu Phong, Ngọc Xá, Đào Viên, Cách Bi, Bồng Lai, Việt Hùng, Phượng Mao, Nam Sơn, Hán Quảng nước lợ đến mặn, ô nhiễm sắt và amoni từ trung bình đến cao.

Trong giới hạn huyện Gia Bình tồn bộ diện tích các xã Đơng Cứu, Giang Sơn, một phần các xã Đại Bái, Lãng Ngâm, Song Giang, Quỳnh Phú, Xuân Lai, Đại Lai, Nhân Thắng nước nhạt ô nhiễm sắt và amoni trung bình phần cịn lại của huyện nước bị lợ, ơ nhiễm sắt, amoni trung bình đến cao.

Trong giới hạn huyện Lương Tài một phần diện tích các xã Lâm Thao, Mỹ Hương, Trừng Xá và Trung Kênh nước nhạt ơ nhiễm sắt, amoni từ trung bình đến cao, phần cịn lại của huyện nước bị nhiễm mặn, ơ nhiễm sắt, amoni từ trung bình đến cao.

+ Nhìn chung nước dưới đất tầng chứa nước Pleistocen tỉnh Bắc Ninh ít bị ơ nhiễm kim loại nặng và các vi nguyên tố.

Cũng cần lưu ý là các điểm ô nhiễm trên chỉ mang tính cục bộ và hầu hết nằm trong vùng nước lợ. Chất lượng nước nhạt hầu như cịn rất tốt.

Nhìn tổng quan trong tồn diện tích tỉnh Bắc Ninh, chúng ta thấy:

Ở huyện Gia Bình: Từ Cao Đức, Vạn Ninh dọc theo Sông Đuống lên đến Lãng Ngâm rồi đến một phần xã Hoài Thượng của huyện Thuận Thành nước bị lợ đến mặn, nhiễm sắt với hàm lượng rất cao và amoni ở mức trung bình đến cao, cịn xã Bình Dương, Nhân Thắng ơ nhiễm sắt với hàm lượng rất cao, amoni thấp, từ Quỳnh Phú cho đến Giang Sơn nước bị lợ, nhiễm sắt trung bình, amoni trung bình thấp đến trung bình.

Ở huyện Lương Tài: Từ Phú Hòa cho đến Phú Lương nước bị nhiễm mặn, nhiễm sắt với hàm lượng rất cao và amoni từ thấp đến trung bình cịn xã Lai Hạ, Trừ Xá, Tân Lãng ngồi nhiễm mặn cịn nhiễm sắt và amoni với hàm lượng rất cao còn từ một phần của Tân Lãng cho đến một phần của Trạm Lộ nước bị lợ, nhiễm sắt và amoni từ trung bình đến cao.

Ở huyện Thuận Thành: Phần cịn lại của Mão Điềm, Trạm Lộ cho đến Đình Tổ và Ngũ Thái nước nhạt dọc theo sông Đuống bị nhiễm sắt rất cao, amoni thấp

còn từ Song Hồ cho đến Ninh Xá nước nhạt nhiễm sắt từ thấp đến trung bình amoni thấp.

Ở Quế Võ: Từ Đức Long lên đến một phần của Lạc Vệ huyện Tiên Du nước lợ, nhiễm sắt, amoni rất cao từ Phú Năng cho đến một phần xã Việt Hùng nước lợ nhiễm sắt, amoni cao một phần xã Phượng Mao cho đến một phần xã Khắc Niệm Tiên Du nước lợ, nhiễm sắt từ thấp đến trung bình và amoni rất cao.

Ở Tiên Du. Từ phần còn lại của Khắc Niệm, Lạc Vệ lên đến Nội Duệ, Đại Đồng nước nhạt, nhiễm sắt từ thấp đến trung bình và amoni từ thấp đến cao.

Ở Huyện Từ Sơn: Từ Phù Chuẩn, Đình Bảng lên đến Tam Sơn, Hương Mạc nước nhạt, nhiễm sắt và amoni từ trung bình đến rất cao.

Ở Yên Phong: Từ Đông Thọ, Phong Khê lên đến Tam Đa, Dung Liệt nước nhạt nhiễm sắt từ thấp đến rất cao, amoni từ thấp đến trung bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tài nguyên và chất lượng môi trường nước dưới đất tỉnh bắc ninh làm cơ sở khoa học định hướng sử dụng hợp lý (Trang 101 - 112)