Nguyên nhân gây ô nhiễm, tác động môi trƣờng nƣớc Hồ Núi Cốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và dự báo sự thay đổi chất lượng môi trường nước vùng hồ núi cốc đến năm 2020 (Trang 61 - 66)

CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm, tác động môi trƣờng nƣớc Hồ Núi Cốc

3.2.1. Nguyên nhân khách quan

3.2.1.1 Về yếu tố thuỷ văn

Theo các tài liệu khí tƣợng - thủy văn Hồ Núi Cốc thuộc vùng mƣa nhiều của tỉnh Thái Nguyên do ảnh hƣởng của dãy Tam Đảo. Một năm bình qn có 198 ngày mƣa và chia làm 2 mùa khô và mùa mƣa. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm 80-85% tổng lƣợng mƣa hàng năm. Mƣa nhiều nhất vào tháng 8 và ít nhất vào tháng 1 hàng năm.

Lƣợng mƣa trung bình hàng năm là H=2.007mm. Lƣợng mƣa cao nhất Hmax= 3.008mm và thấp nhất Hmin=977mm.

Một số trận mƣa lịch sử gây ra lũ đặc biệt lớn trên sông Cầu và gây ra ngập úng trong thành phố Thái Nguyên:

- Ngày 9-10/8/1968: Lƣợng mƣa 118,7mm. - Từ 1-7giờ ngày 26/7/1973: Lƣợng mƣa 312mm. - Ngày 25/7/1959: Lƣợng mƣa 544mm.

Vào thời gian xảy ra khô hạn, thiếu nƣớc tƣới hồ Núi Cốc cũng cạn hết nƣớc (1988).

3.2.1.2. Về yếu tố địa hình

Đặc điểm địa hình (ảnh hƣởng đến sự phân bố dịng chảy theo khơng gian, hiệu suất dịng chảy và xói mịn bề mặt, ảnh hƣởng đến khả năng tự làm sạch của từng con sông và sự lan truyền các chất ô nhiễm trong không gian). Lƣu vực Hồ Núi Cốc có độ dốc lớn, trong lƣu vực có nhiều thung lũng. Về phía 1,62%o, độ dốc bình quân lƣu vực là 43,3%.

3.2.1.3 Ảnh hưởng của môi trường sinh học

Hạ lƣu, các núi thấp, thung lũng hẹp và ít. Độ cao bình qn lƣu vực là 312 m, độ dốc lịng sơng.

Thảm thực vật (nhất là các loại thân gỗ) có giá trị cao trong điều tiết khí hậu, cải thiện chất lƣợng khơng khí, bảo vệ tài ngun nƣớc và đất. Từ bản đồ thảm thực vật tỉnh Thái Nguyên thành lập năm 1998 có thể nhận thấy rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng nƣớc hồ Núi Cốc cạn là do nguồn sinh thủy của sông Công giảm sút. Trên sƣờn núi Tam Đảo hiện chỉ có các trảng cây bụi thứ sinh, hoặc trảng cỏ cây bụi và cây trồng. Chỉ ở phần đỉnh của núi Tam Đảo cịn sót lại những mảng rừng rậm thƣờng xanh.

Tuy nhiên, mật độ cây xanh và diện tích thảm thực vật ngày càng suy giảm có thể gây một số tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi trƣờng và KT - XH của tỉnh Thái Nguyên. Các tác động rõ rệt nhất là:Gia tăng cƣờng độ và tần suất lũ lụt; Gia tăng xói mịn, suy giảm chất lƣợng đất; Gia tăng ô nhiễm nƣớc các sông, hồ.

3.2.1.4. Ảnh hưởng do xói mịn bồi lắng

Xói mịn trên lƣu vực gia tăng, q trình bồi lấp lịng hồ nhanh hơn (trong 20 năm mức bồi lắng đạt 0,5 - 1,0 m). Với tốc độ đó thì tuổi thọ của hồ sẽ rút ngắn 20 - 25 năm so với thiết kế. Ngoài ra q trình xói mịn gây ô nhiễm và làm suy giảm chất lƣợng nƣớc hồ.

3.2.2. Nguyên nhân chủ quan

3.2.2.1. Hoạt động công nghiệp

Năm 2009, huyện Đại Từ có khoảng 1200 cơ sở sản xuất cơng nghiệp, trong đó có 01 cơ sở thuộc doanh nghiệp nhà nƣớc, 1190 cơ sở ngoài quốc doanh (chủ yếu là kinh doanh cá thể với 1160 cơ sở) và 01 cơ sở có vốn kinh doanh nƣớc ngoài. Theo loại hình khai thác, huyện có 68 cơ sở khai hoạt động trong lĩnh vực khai thác (01 cơ sở khác thác than, 01 cơ sở khai thác kim loại màu, 66 cơ sở khai thác đá, cát, sỏi và mỏ khác), 1124 cơ sở chế biến. Các ngành cơng nghiệp chủ lực: khai thác khống sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nơng lâm sản (chế biến chè và cơ khí sửa chữa) đã đóng góp một phần lớn và sự phát triển kinh tế xã hội của huyện. Các sản phẩm chính trong lĩnh vực cơng nghiệp của huyện đƣợc thể hiện tại bảng 3.5.

Bảng 3.5. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của huyện Tên sản phẩm Đơn vị tính 2006 2007 2008 2009 1. Khai thác than Tấn 225000 250000 300000 300.000 1. Cát sỏi khai thác M3 90.000 92.000 98.840 119.808 2. Vôi các loại Tấn 10.036 7.450 8.840 10.608 4. Gạch nung 1000 viên 26.500 28.000 31.200 37.440

5. Quần áo may sẵn 1000 SP 28.500 28.200 29.000 29.500

6. Xay sát tấn 45.000 48.000 56.416 67.699

8. Tên sản phẩm khác

- Chè chế biến tấn 1155 1800 2500 3000

- giƣờng tủ bàn ghế các loại chiếc 3700 3850 4650 5580

- Cửa sắt các loại m2 320 350 485 582

Thế mạnh của huyện là khai thác khoáng sản (khai thác than, thiếc, cát sỏi,...), tuy nhiên với công nghệ khai thác lạc hậu, đã gây thất thoát tài nguyên và ô nhiễm môi trƣờng. Hoạt động khai thác hàng năm thải vào lƣu vực hàng trăm nghìn m3

nƣớc thải với đặc trƣng ô nhiễm kim loại, chất rắn lơ lửng, độ màu, sunfua,...; hàng chục triệu tấn chất thải rắn, chiếm dụng hàng trăm ha đất, gây tác động lớn tới chất lƣợng nƣớc Hồ Núi Cốc.

Một số nguồn thải điển hình của khu vực: Mỏ than Núi Hồng hàng năm thải ra 998.400 m3 nƣớc thải; Xí nghiệp thiếc Đại Từ hàng năm thải ra 12.000 m3 nƣớc thải; Công ty cơ khí mỏ Việt Bắc thải 9630 m3/tháng.

3.2.2.2. Hoạt động nông - lâm - ngư nghiệp

Lƣợng nƣớc hồi quy cùng với nƣớc mƣa rửa trôi mang theo vào nƣớc khá nhiều các loại hợp chất nhƣ các chất khoáng, mùn hữu cơ, kim loại, dinh dƣỡng và nhất là hoá chất bảo vệ thực vật các loại. Một điều dễ nhận thấy là hầu hết các khu vực sản xuất nông nghiệp đều nằm cạnh các con sông nhằm tạo thuận lợi cho khâu tƣới tiêu. Vì lẽ đó mà sự xâm nhập của nƣớc sản xuất nông nghiệp trở nên thƣờng xuyên hơn và với quy mô rất lớn. Một điều đáng lo ngại là việc sản xuất nông nghiệp hiện nay phụ thuộc vào các loại phân bón hữu cơ và các loại hố chất diệt trừ sâu bọ, diệt cỏ. Một vụ lúa hoặc chè trung bình ngƣời nơng dân phun thuốc diệt sâu từ 3 đến 5 lần và phun tổng hợp rất nhiều loại thuốc khác nhau để đề phòng sâu bệnh kháng thuốc. Loại nƣớc (mƣa, nƣớc hồi quy) từ các khu vực sản xuất nông nghiệp có khả năng gây phú dƣỡng nguồn nƣớc và ơ nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật, gây nhiễm độc cho hệ sinh thái dƣới nƣớc.

Dạng ô nhiễm này có quy mơ rộng khắp và khơng có điểm phát sinh rõ ràng. Nền nông nghiệp lạc hậu và sự yếu kém trong công tác bảo vệ rừng đầu nguồn gây nên sự suy giảm diện tích rừng phịng hộ, dẫn đến xói mịn, rửa trơi, gây bồi lấp lịng hồ.

Ngoài ra, hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô công nghiệp và cá thể, nằm rải rác tại các khu vực trong lƣu vực hồ, nhiều trang trại nằm trong khu vực đông dân cƣ, đầu nguồn nƣớc, công tác bảo vệ môi trƣờng chƣa đƣợc quan tâm đã gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng do phát sinh lƣợng nƣớc thải với mức độ ô nhiễm hữu cơ rất lớn, phát sinh mùi hơi thối do q trình phân huỷ các chất hữu cơ.

3.2.2.3. Hoạt động dịch vụ, sinh hoạt, du lịch

Huyện Đại Từ chƣa có hệ thống thu gom rác thải, xử lý và thoát nƣớc, cộng thêm sự rửa trôi bề mặt của nƣớc mƣa trở thành nguồn ô nhiễm rất lớn và rất phức

tạp đến môi trƣờng, đặc biệt là tới nguồn nƣớc Sông Công, lƣu vực Hồ Núi Cốc. Đời sống nhân dân tăng cao kéo theo sự gia tăng mạnh về khối lƣợng rác thải sinh hoạt trong khi chƣa có biện pháp thu gom, xử lý rác thải hiệu quả, lƣợng rác thu gom đƣợc rất thấp (5 – 10%) và đƣợc đổ tại các bãi rác tạm, dẫn đến sự ơ nhiễm mơi trƣờng khơng khí do q trình phân huỷ rác, ơ nhiễm thứ cấp do nƣớc rỉ rác gây ra. Cùng với cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa, khối lƣợng chất thải rắn phát sinh ngày càng gia tăng, bao gồm rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và rác thải bệnh viện. Phần lớn lƣợng rác thải trên không đƣợc xử lý và đổ bừa bãi ra sông, hồ, ao trong khu vực.

Trung tâm y tế, phòng khám đa khoa và các trạm y tế xã trong huyện với tổng số 282 giƣờng bệnh, lƣợng nƣớc thải, chất thải rắn phát sinh đều khơng có cơng trình xử lý. Toàn bộ rác thải bệnh viện trên địa bàn chƣa đƣợc phân loại từ nguồn, rác thải mang mầm bệnh độc hại đƣợc đổ chung với rác thải sinh hoạt, đó là nguồn gây ơ nhiễm nguy hại cho sức khoẻ ngƣời dân sinh sống ở đây.

Khu du lịch Hồ Núi Cốc tập trung một lƣợng lớn du khách đến tham quan và nghỉ ngơi hàng năm. Với 450.000 lƣợt khách du lịch mỗi năm, các hoạt động sinh hoạt, dịch vụ, thƣơng mại, khách sạn nhà hàng đã phát sinh một lƣợng lớn nƣớc thải, chất thải rắn sinh hoạt. Công tác bảo vệ môi trƣờng khu du lịch chƣa đƣợc quan tâm, lƣợng chất thải sinh hoạt phát sinh (nƣớc thải, chất thải rắn, ...) không đƣợc thu gom mà đổ thẳng ra hồ, là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nƣớc hồ.

3.3. Dự báo sự thay đổi chất lƣợng môi trƣờng trên địa bàn huyện Đại Từ đến năm 2020

Để tính tốn thải lƣợng các chất ô nhiễm vào Hồ Núi Cốc và dự báo thải lƣợng ô nhiễm vào Hồ đến năm 2020 dựa vào rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố phát triển kinh tế xã hội, định hƣớng quy hoạch khơng gian đóng vai trị quan trọng nhất. Sự định hƣớng thƣờng thƣờng ở các dạng quy hoạch kế hoạch phát triển của khu vực.

Khi tính tốn thải lƣợng ơ nhiễm, dựa trên hệ số phát thải của mỗi nguồn thải. Các bƣớc tính tốn dự báo thải lƣợng ơ nhiễm vào Hồ Núi cốc nhƣ sau:

- Căn cứ quy hoạch phát triển của tỉnh, của các huyện xác định các nguồn thải

trên toàn lƣu vực trong tƣơng lai theo từng giai đoạn phát triển.

-Tính thải lƣợng từng loại nguồn thải trong một đơn vị thời gian.

Theo đó lƣợng thải của một đối tƣợng phát thải đƣợc tính bằng cơng thức: Qpt =V x F.

Trong đó:

- Q là thải lƣợng (tính bằng kg, gam chất thải)

- V đơn vị của nguồn phát thải (số dân, vật ni hoặc diện tích khu đơ thị...) - F là hệ số phát thải trên mỗi đơn vị nguồn phát thải trong một đơn vị thời gian (gam hoặc kg trên mỗi đơn vị nguồn phát thải trong một khoảng thời gian là ngày hoặc năm...) Hệ số phát thải đƣợc tra cứu tại Assessment of Sources of Air, water and land Polution – WHO 1993.

- Tính tốn thải lƣợng xâm nhập môi trƣờng nƣớc Hồ Núi Cốc bằng cách sử dụng “hệ số chảy tràn” (run-off Coeficient) đối với từng loại nguồn thải. Thải lƣợng xâm nhập môi trƣờng nƣớc đƣợc tính bằng lƣợng phát thải nhân với hệ số chảy tràn R (không thứ nguyên)

Qct=Qpt x R

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và dự báo sự thay đổi chất lượng môi trường nước vùng hồ núi cốc đến năm 2020 (Trang 61 - 66)