Phương pháp dự báo hạn mùa các đợt xâm nhập lạnh đến Việt Nam bằng mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu dự báo hạn mùa các đợt xâm nhập lạnh đến việt nam bằng mô hình khí hậu khu vực (Trang 32 - 34)

Chương 2 Số liệu và phương pháp

2.6. Phương pháp dự báo hạn mùa các đợt xâm nhập lạnh đến Việt Nam bằng mô

mơ hình khí hậu khu vực

Tại Việt Nam, khơng khí lạnh lại được chia thành hai loại: GMĐB và KKLTC khi phát tin về khơng khí lạnh. Tuy nhiên, về bản chất hai loại GMĐB và KKLTC này đều có cùng một bản chất, là các đợt xâm nhập lạnh – Cold Surge. Đây cũng là định nghĩa chung về khơng khí lạnh trên thế giới nên trong luận văn này sẽ ghép hai loại GMĐB và KKLTC vào làm một loại xâm nhập lạnh hay khơng khí lạnh nói chung. Do khơng có số liệu quan trắc đầy đủ nên luận văn đã sử dụng số liệu tái phân tích ERA interim để thay thế.

Để xây dựng bộ chỉ tiêu xác định các đợt khơng khí lạnh đến Việt Nam trên cơ sở số liệu tái phân tích ERA interim, ta đi xét các ngưỡng chỉ tiêu cho từng yếu tố theo các bước như sau.

Bước 1: Khảo sát yếu tố trung bình biến thiên khí áp trong 24 giờ sau khi

khơng khí lạnh ảnh hưởng tới nước ta. Trong 619 đợt khơng khí lạnh ghi nhận trong 22 mùa đơng có nhiều đợt có biến áp tương đối thấp nên ta phân chia thành 2 nhóm với giá trị ΔP0 phù hợp sao cho nhóm 1 gồm các đợt có biến thiên khí áp 24 giờ có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị ΔP0 và nhóm 2 là các đợt khơng khí lạnh có giá trị biến thiên khí áp trong 24 giờ nhỏ hơn giá trị ΔP0.

Với nhóm 2, ta sẽ tính giá trị biến thiên khí áp trung bình 24 giờ nhỏ nhất.

Bước 2: Khảo sát yếu tố trung bình biến thiên nhiệt độ trong 24 giờ của 2 nhóm

được phân chia ở bước 1. Trong bước này ta xác định được giá trị biến thiên nhiệt độ trung bình 24 giờ nhỏ nhất của 2 nhóm này.

Bước 3: Khảo sát yếu tố hướng gió của cả 2 nhóm và đưa ra ngưỡng giá trị theo

hướng gió phù hợp.

Với nhóm 1, các ngưỡng giá trị về biến thiên khí áp và biến thiên nhiệt độ cũng như hướng gió tương đối “chặt chẽ” nhưng các ngưỡng này với nhóm 2 thì lại tương đối “lỏng lẻo” nên ta xét thêm yếu tố vận tốc gió cho chặt chẽ, nhằm làm giảm các đợt khống.

Bước 4: Dùng bộ chỉ tiêu này đưa trở lại tính tốn, phân tích với số liệu tái

Gọi bộ chỉ tiêu này là bộ chỉ tiêu CTK – chỉ tiêu xác định các đợt xâm nhập lạnh về Việt Nam trên cơ sở bộ số liệu tái phân tích ERA interim.

Bước 5: Áp dụng bộ chỉ tiêu CTK vào số liệu sản phẩm của các mơ hình khí

hậu khu vực sẽ cho ra số lượng các đợt KKL từng tháng trong mùa đơng, sau đó phân tích, đánh giá, hiệu chỉnh cũng như đưa ra các đề xuất cũng như những nhận xét bước đầu. Bên cạnh đó, luận văn cũng tiến hành so sánh đánh giá kết quả của việc xác định các đợt khơng khí lạnh trong thời gian dự báo của hai nguồn số liệu mơ hình RegCM và WRF nhằm đánh giá mức độ sai khác giữa kết quả tính tốn với thực tế, bước đầu đánh giá khả năng sử dụng sản phẩm của các mơ hình khí hậu vào cơng tác nghiệp vụ. Qua đó xây dựng luận văn về một số kết quả ban đầu thu được.

Số liệu tính tốn trong luận văn sử dụng các yếu tố biến thiên nhiệt độ trung bình trong 24 giờ ΔT24, biến thiên khí áp mực mặt biển trung bình trong 24 giờ ΔT24 của trung bình khu vực 1 cịn yếu tố gió là trung bình của gió tại mực 10 m ở khu vực 2. Khu vực 1 và 2 đã nêu trong mục 2.3 chương 2.

Hình 2.4 – Sơ đồ phương pháp xây dựng luận văn.

Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc của phương pháp xây dựng trong luận văn.

SL Quan trắc Khảo sát biến thiên của các yếu tố: P, T, U, V, Td….

SL Reanalysis

Chỉ tiêu: P, T, U, V…

Sản phẩm các mơ hình khí hậu khu vực

Số đợt KKL trong từng tháng Đánh giá, phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu dự báo hạn mùa các đợt xâm nhập lạnh đến việt nam bằng mô hình khí hậu khu vực (Trang 32 - 34)