Phương pháp đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu dự báo hạn mùa các đợt xâm nhập lạnh đến việt nam bằng mô hình khí hậu khu vực (Trang 34 - 36)

Chương 2 Số liệu và phương pháp

2.7. Phương pháp đánh giá

2.7.1. Sai số trung bình hay sai số hệ thống ME

Trong đó, Fi là số đợt KKL từng tháng mùa đơng do chỉ tiêu CTK bắt được cịn Oi là thực tế số đợt KKL quan trắc thực tế.

ME biểu thị sai số trung bình của số đợt KKL phát hiện bởi bộ chỉ tiêu CTK so với quan trắc, nó cho biết thiên hướng sai số của của số đợt KKL phát hiện bởi bộ chỉ tiêu CTK nhưng không phản ánh độ lớn của sai số. ME dương có nghĩa là giá trị của mơ hình có xu hướng cao hơn quan trắc, ME âm thì mơ hình thấp hơn quan trắc. Bộ chỉ tiêu CTK được xem là ”hồn hảo” (khơng thiên lệch về một phía nào cả) nếu ME=0.

2.7.2. Sai số trung bình tuyệt đối MAE

Trong đó, Fi là số đợt KKL từng tháng mùa đông do chỉ tiêu CTK bắt được còn Oi là thực tế số đợt KKL quan trắc thực tế.

MAE biểu thị biên độ trung bình của sai số của số đợt KKL phát hiện bởi bộ chỉ tiêu CTK nhưng khơng nói lên xu hướng lệch của giá trị của số đợt KKL phát hiện bởi bộ chỉ tiêu CTK và quan trắc. Khi MAE = 0, giá trị của của số đợt KKL phát hiện bởi bộ chỉ tiêu CTK hoàn toàn trùng khớp với giá trị của quan trắc, bộ chỉ tiêu CTK được xem là “lý tưởng”

2.7.3. Hệ số tương quan

Hệ số tương quan sẽ phản ánh mối quan hệ tương quan đồng biến hay nghịch biến giữa của số đợt KKL phát hiện bởi bộ chỉ tiêu CTK và thực tế quan trắc. Khi giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan càng tiến tới 1 thì bộ chỉ tiêu CTK càng tốt trong việc xác định các đợt KKL trong bộ số liệu tái phân tích .Gọi {Fi} là số liệu các đợt KKL được phát hiện bởi chỉ tiêu CTK và {Oi}là thực tế số đợt KKL quan trắc được trong 22 mùa đơng do Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương

ghi nhận. Việc đánh giá mối quan hệ tương quan tuyến tính, tương ứng với mỗi biến ta sẽ có 22 cặp giá trị:

{Fi, Oi} = {(f1,o1), (f1,o1), .., (f22,o22)}

Khi đó hệ số tương quan được tính theo cơng thức sau:

Với fi là số đợt KKL từng tháng phát hiện bởi chỉ tiêu CTK, oi là số đợt KKL được ghi nhận trong số liệu thống kê của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương trong 22 mùa đông (từ tháng 8 năm 1993 đến hết tháng 6 năm 2015). Giá trị là trung bình số đợt KKL từng tháng phát hiện bởi chỉ tiêu CTK, là trung bình số đợt KKL từng tháng quan trắc được.

Đối với trường hợp đánh giá số đợt KKL dự báo bằng các mơ hình khí hậu khu vực với thực tế, do chuỗi số liệu của sản phẩm mơ hình khí hậu tương đối ngắn (3 mùa đông) nên để tiến hành đánh giá trong luận văn này sẽ so sánh trực tiếp số đợt KKL từng tháng của mơ hình với số đợt KKL thực tế quan trắc trên lãnh thổ Việt Nam cũng như số đợt KKL của trung bình nhiều năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu dự báo hạn mùa các đợt xâm nhập lạnh đến việt nam bằng mô hình khí hậu khu vực (Trang 34 - 36)