Ngành Lớp Tỉ lệ % Bộ Tỉ lệ % Họ Tỉ lệ % Chi Tỉ lệ % Loài Tỉ lệ % Bacillariophyta 2 22.22 7 38.89 15 48.39 39 60.94 146 74.11 Chlorophyta 3 33.33 5 27.78 9 29.03 15 23.44 25 12.69 Dinophyta 1 11.11 2 11.11 3 9.68 3 4.69 15 7.61 Euglenophyta 1 11.11 1 5.56 1 3.23 1 1.56 1 0.51 Cyanobacteriophyta 1 11.11 2 11.11 2 6.45 5 7.81 8 4.06 Rhodophyta 1 11.11 1 5.56 1 3.23 1 1.56 2 1.02 Tổng 9 100.00 18 100.00 31 100.00 64 100.00 197 100.00
Hình 3.2. Tỉ lệ các đơn vị taxon trong bậc ngành của hệ thực vật phù du
Phân tích các số liệu thống kê cho thấy ngành tảo Silic - Bacillariophyta chiếm ưu thế ở các bậc taxon bộ, họ, chi và loài. Ngành Tảo lục - Chlorophyta chiếm tỉ lệ cao nhất ở bậc taxon lớp với 3 lớp. Các ngành cịn lại có tỉ lệ các bậc taxon thấp hơn.
TVPD được xem là một hệ thực vật phong phú về thành phần loài và các đơn vị phân loại, là nguồn thức ăn cơ bản cho các bậc thức ăn cao hơn trong hệ sinh thái thủy vực RNM. Hiện nay do diện tích RNM thu hẹp và dịng chảy của các con nước có nhiều biến động nên khu hệ thực vật phù du có nhiều biến động về thành phần lồi (định tính) và mật độ cá thể (định lượng). Từ đó ảnh hưởng đến các bậc thức ăn tiếp theo là các nguồn lợi về thuỷ hải sản trong hệ sinh thái.
3.2.1.2. Thực vật có mạch
Thành phần loài thực vật ngập mặn thực thụ khu vực này khá phong phú với 19 loài, 14 chi, 12 họ thực vật bậc cao có mạch. Trong đó có 1 lồi là Ráng biển -
Acrostichum aureum L. là thuộc họ Chân xỉ - Pteridaceae, ngành Dương xỉ -
Polypodiophyta, cịn lại các lồi đều nằm trong lớp Ngọc lan - Magnoliopsida. So sánh với hệ thực vật ngập mặn ven biển Thái Thụy, tỉnh Thái Bình cho thấy hệ thực vật này cao hơn 7 lồi, qua đó thể hiện sự phong phú của hệ thực vật đối với nhóm cây ngập mặn thực thụ.
Bên cạnh đó do tính chất của hệ thực vật phần lớn trong vịnh là các núi đá vơi. Vì vậy thành phần lồi cho kết quả một số nhóm lồi đặc trưng có mặt rất phong phú với 28 loài thuộc chi Ficus (họ Dâu tằm - Moraceae), đây là một chi nhiệt đới nên phần nào cũng thể hiện nên tính chất nhiệt đới của hệ thực vật.
Bảng 3.5. Thành phần các loài thực vật ngập mặn thực thụ tại khu vực Tiên Yên - Hà Cối
TT Tên khoa học Tên Việt Nam
1. Acanthaceae Họ Ơ rơ
1 Acanthus ilicifolius L. Ơ rơ
2. Aizoaceae Họ Rau đắng
2 Sersuvium portulacastrum L. Sam biển
3. Combretaceae Họ Bàng
3 Lumnitzera racemosa (Gaud.) Presl. Cóc vàng
4. Euphorbiaceae Họ Thầu dầu
4 Excoecaria agallocha L. Giá
5. Meliaceae Họ Xoan
5 Xylocarpus granatum Koen. Xu ổi
6. Myrsinaceae Họ Đơn nem
6 Aegiceras corniculatum (L.) Blanco Sú
7. Pteridaceae Họ Chân xỉ
7 Acrostichum aureum L. Ráng biển
8. Rhizophoraceae Họ Đước
8 Bruguiera gymnorrhiza (L.) Lam. Vẹt dù
9 Kandelia obovata Sheue Liu &Yong Trang
10 Rhizophora apiculata Blume Đước
11 Rhizophora mucronata Poir. in Lam. Đưng
TT Tên khoa học Tên Việt Nam
9. Sonneratiaceae Họ Bần
13 Sonneratia caseolaris (L.) Engl. Bần chua
10. Rubiaceae Họ Cà phê
14 Scyphiphora hydrophyllacea Gaertn. F. Côi
11. Sterculiaceae Họ Trôm
15 Heritiera littoralis Dry. Cui biển
12. Verbenaceae Họ Cỏ roi ngựa
16 Avicennia marina (Forsk.) Veirh Mắm biển
17 Avicennia lanata Ridl Mắm quăn
18 Avicennia marina (Forsk) Veirh Mắm biển
19 Avicennia officinalis L. Mắm lưỡi đòng
Các loài cây trong vùng RNM Tiên Yên - Hà Cối được chia thành 7 dạng sống khác nhau: Dạng thân gỗ (bao gồm các cây gỗ nhỏ, trung bình và lớn); dạng thân bụi, thân cỏ, dạng cây sống ký sinh và bán kí sinh, dạng cây sống thủy sinh, các cây có thân leo, trườn hoặc bị và các dạng khác như thân cau dừa, dạng thân ngầm... Các loài cây thân gỗ mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ khơng lớn nhưng lại là những lồi quan trọng trong hệ sinh thái. Nhiều loài cây ngập mặn thực sự là những cây gỗ
như trang (Kandelia obovata), đâng (Rhizophora stylasa), Vẹt dù (Bruguiera
gymnorrhiza), mắm (Avicennia sp), bần chua ( Sonneratia caseolaris)... Những loài
cây thân gỗ này thường phân bố ở những khu vực chịu tác động của thủy triều, và có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ đê biển cũng như là những thành phần chính trong RNM.
Nhóm thân cỏ có số lồi lớn nhất, phần lớn thuộc họ Lúa (Poaceae) và họ Cói (Cyperaceae). Nhóm cây này phân bố rộng khắp ở các vùng đất cao không chịu tác động của thủy triều, hoặc ở những bãi đất trống nơi ít nhiều có tác động của thủy triều. Đây là nhóm cây có vai trị giảm tác động xói mịn đất do mưa và sóng. Một
vài lồi thực vật ký sinh cũng được tìm thấy trên những thân cây giá (Excoecaria
agallocha), và một số loài cây bụi và cây gỗ khác.
Tài nguyên thực vật RNM Tiên Yên - Hà Cối được sử dụng trong 7 nhóm cơng dụng khác nhau, bao gồm:
- Nhóm cây có giá trị về dược liệu.
- Nhóm cây cho gỗ củi.
- Nhóm cây ăn được.
- Nhóm cây chắn sóng và bảo vệ.
- Nhóm cây làm thức ăn gia súc.
- Nhóm cây trồng làm cảnh.
- Nhóm cây cơng dụng khác.
Riêng tiềm năng các loài cây cho dược liệu là khá lớn. Dựa theo các tài liệu của Võ Văn Chi cùng cộng sự (1997, 1999, 2000) và Phạm Hoàng Hộ (1993), kết hợp với điều tra thực địa, phỏng vấn, chúng tôi tổng hợp được khoảng 80 lồi có giá trị làm dược liệu. Hầu hết các cây ngập mặn thực sự như bần chua, đâng, vẹt dù... đều có hàm lượng tannin lớn trong các bộ phận của cây như vỏ thân và cành, lá và rễ. Một số lồi có chứa chất kháng khuẩn như ơ rơ, cốc kèn.
Tính đa cơng dụng của nhóm cây ngập mặn chủ yếu thể hiện rất rõ: chúng vừa là những lồi có tiềm năng cung cấp dược liệu, vừa là loài bảo vệ đê, chắn sóng, cho gỗ củi, hay ni ong lấy mật. Mặc dù số các lồi có thể sử dụng đổ ni ong lấy mật ở đây không lớn, chủ yếu là các cây ngập mặn thực sự như đâng, trang, sú, vẹt dù nhưng do chúng là những loài ưu thế trong vùng RNM ở đây và do đặc điểm ra hoa khá tập trung, nên chúng là những nguồn lợi rất to lớn cho việc nuôi ong lấy mật.
3.2.2. Đa dạng sinh học động vật 3.2.2.1. Động vật phù du 3.2.2.1. Động vật phù du
Tổng số loài ĐVPD thu được tại khu vực Tiên Yên - Hà Cối là 63 loài, 30 họ, 9 bộ, 6 lớp và 6 ngành ĐVPD. Những họ có số lượng lồi nhiều nhất như Pontellidae (7 loài), Oithonidae (6 loài) Centropagidae (4 loài), Pseudiaptomidae (4 loài), Acartidae (4 loài), Sididae (4 lồi), các họ khác chỉ có từ 1 đến 3 lồi.
Thành phần loài thu được đa phần là những loài phân bố rộng, ven bờ và cửa sơng. Những lồi ngồi khơi chiếm tỷ lệ rất ít. Khơng thấy có những khác biệt so với thành phần ĐVPD khu vực lân cận. Trong thành phần loài, tỷ lệ các loài Copepoda chiếm ưu thế với 48 loài chiếm 76%, tiếp đến là Cladocera 8 loài chiếm 13%, các nhóm khác đều chỉ có 1 lồi với 11%. Tại các điểm nghiên cứu, thành phần loài Copepoda ln chiếm ưu thế cả về số lượng lồi và số lượng cá thể. Tỷ lệ phần trăm số lồi của các nhóm ĐVPD được thể hiện qua Hình 2.10.
Hình 3.3. Thành phần lồi của các nhóm ĐVPD tại khu vực nghiên cứu
3.2.2.2. Động vật đáy
Số loài ĐVĐ thu được là 299 loài, 113 họ, 44 bộ, trong đó, các nhóm Thân mềm có số lượng lồi lớn nhất 127 lồi (chiếm 42,47%), 52 họ và 18 bộ; tiếp đến là Giáp xác 82 loài (chiếm 27,42%), 18 họ và 5 bộ; Giun đốt với 42 loài (chiếm 14,05%), 17 họ và 8 bộ (Bảng 3.6).