Hàm lượng TOC trong trầm tíc hở các tiểu khu ở RNM Đồng Rui

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tính đa dạng sinh học và chức năng sinh thái rừng ngập mặn tiên yên hà cối, tỉnh quảng ninh (Trang 68 - 89)

trầm tích ở các tiểu khu ở RNM Đồng Rui

Nguồn: Nguyễn Quang Hùng và cs, 2010

Kết quả nghiên cứu hàm lượng kim loại trong hệ sinh thái RNM cũng cho thấy thảm thực vật cây ngập mặn có vai trị quan trọng lưu giữ, tích tụ các kim loại trong môi trường trầm tích của RNM. Thảm thực vật ngập mặn tham gia vào quá trình làm tăng khả năng lắng đọng, bẫy các trầm tích lơ lửng từ mơi trường nước vào mơi trường trầm tích. Trong khi đó, các kim loại cộng kết, hấp phụ chiếm tỷ lệ cao trong các hạt trầm tích lơ lửng, kết quả là kim loại cũng như các chất ô nhiễm khác được tồn tại và tích tụ trong hệ sinh thái RNM. Hàm lượng kim loại tích tụ trong trầm tích phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, song thành phần cấp hạt có ảnh hưởng rất lớn, có vai trị quan trọng quyết định sự tồn tại của kim loại. Khả năng cộng kết, hấp phụ của các kim loại với loại trầm tích chủ yếu là cát, cát nhỏ kém hơn loại trầm tích chiếm nhiều hạt keo sét kích thước nhỏ, bùn bã hữu cơ. Kết quả nghiên cứu kim loại nặng ở RNM Đồng Rui cũng thể hiện rõ xu thế phân bố này; hàm lượng kim

loại ở lớp trầm tích bề mặt ở RNM tự nhiên và RNM trồng mới (trầm tích chủ yếu là bùn bột, mùn bã hữu cơ) cao hơn khu đất trống (trầm tích chủ yếu là cát nhỏ).

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, ở những nơi RNM bị phá huỷ, hiện tượng tích tụ chất ơ nhiễm như kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật trong nguồn lợi thuỷ sản tăng cao hơn, điều này khẳng định ý nghĩa rất lớn của cây ngập mặn. Ví dụ trong cơ thể động vật thân mềm ở khu vực Ba Lạt hàm lượng chất bảo vệ thực vật

lên tới 75,263 mg/g, ở ngao (Meretrix meretrix) là 68,18 mg/g, ngó (Cyclima

sinensis) là 166,95 mg/g.

b. RNM là bể lọc sinh học và phân huỷ các chất ô nhiễm

Với các q trình lý - hóa - sinh học trong hệ sinh thái RNM Tiên Yên - Hà Cối, các chất ô nhiễm tồn tại trong mơi trường RNM được chuyển hóa từ dạng tồn tại này sang dạng tồn tại khác, chuyển hóa quan lại giữa các hợp phần mơi trường nước, trầm tích, sinh vật và khơng khí.

Nhờ có hệ vi sinh vật phong phú trong hệ sinh thái RNM, cộng với các loài cây ngập mặn tham gia vào các quá trình hấp thụ, hấp phụ, phân huỷ, lọc, lắng đọng… các vật chất ô nhiễm từ mơi trường nước vào trầm tích, từ mơi trường nước, trầm tích vào sinh vật và ngược lại. Mức độ phân huỷ các chất ô nhiễm phụ thuộc vào lượng chất ô nhiễm, song hệ sinh vật cũng như mật độ cây ngập mặn cũng có vai trị quyết định lớn đến tốc độ phân huỷ. Sự tồn tại của hàm lượng H2S cao hay thấp trong môi trường cũng phần nào thể hiện được tốc độ phân huỷ các hợp chất ô nhiễm trong mơi trường đó. Theo nhiều nghiên cứu, hàm lượng H2S tồn tại trong trầm tích RNM tự nhiên và RNM trồng mới cao hơn ở khu đất trống, có thể nói sự phân huỷ các hợp chất ô nhiễm ở hệ sinh thái RNM tự nhiên xẩy ra mạnh hơn.

Thảm thực vật trong RNM Tiên Yên - Hà Cối với bộ rễ có cấu tạo đặc biệt là nơi bẫy các trầm tích có chứa các kim loại nặng, các hóa chất bảo vệ thực vật. Sau đó, một phần các chất ơ nhiễm đi vào thảm thực vật, tích tụ vào động vật. Sự xuất hiện cây ngập mặn dày hay thưa cũng cũng ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ, xử lý các chất ô nhiễm. Phần ngập dưới nước có tác dụng cung cấp bề mặt cho vi khuẩn bám dính (biofilm), cung cấp ơxy cho sự quang hợp, hấp thụ chất dinh dưỡng. Phần

rễ và đới rễ có tác dụng giúp ổn định và giảm xói mịn, tạo điều kiện cho q trình lắng đọng bùn và tạo trầm tích. Ngồi ra, một số chất ô nhiễm được được hệ động vật trong hệ sinh thái RNM như hàu, vẹm, cua, cá cũng là tác nhân loại bỏ chất ô nhiễm hữu cơ.

Từ những vai trò đặc biệt quan trọng của RNM Tiên Yên - Hà Cối là xử lý chất thải, làm sạch môi trường nước - xử lý chất ô nhiễm rất sinh thái tự nhiên đã làm giảm thiểu chất ô nhiễm từ lục địa theo các hệ thống sông đưa ra cũng như các nguồn ô nhiễm xung quanh và trong RNM Đồng Rui, góp phần tạo mơi trường sống thuận lợi cho nguồn lợi thuỷ sản.

Một số nghiên cứu của Tam.Y.F và cs (2006) cho thấy ở Hồng Kơng, RNM có thể được sử dụng như một nhà máy xử lý nước thải chứa chất ô nhiễm hữu cơ, kim loại nặng và đặc biệt giàu chất dinh dưỡng (nitơ và phốt pho) (như nước thải sinh hoạt, nước thải từ hoạt động chăn nuôi và nước thải thành thị), giúp cải thiện chất lượng nước thông qua những cơ chế sinh địa hóa tự nhiên. Với những đặc điểm thích nghi đặc biệt với mơi trường khắc nghiệt, cây ngập mặn cung cấp giá thể lý tưởng cho các hoạt động vi sinh vật, vận chuyển ôxy đến rễ và ở một mức nào đó, đồng hóa chất dinh dưỡng, nguồn bệnh và những chất ơ nhiễm khác có trong nước thải.

Có được tác dụng đó là nhờ các vi sinh vật phong phú sống trong nước và đất RNM. Những nghiên cứu gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Hệ sinh thái RNM do Nguyễn Thị Thu Hà và cs (2002), Vương Trọng Hào và cs (2002), Mai Thị Hằng (2002), Mai Thị Hằng và Đoàn Văn Thược (2004) thực hiện cho thấy nhiều nhóm vi khuẩn, nấm men, nấm sợi và xạ khuẩn đều có khả năng phân huỷ các hợp chất ở lớp đất mặt, các chất thải hữu cơ ứ đọng trong RNM như tinh bột, xenlulaza, pectin, gelatin, casein, kitin có trong xác thực vật, động vật và một số hợp chất phức tạp hơn như cacboxin, methyl xenlulôzơ (CMC), các chất lighnoxenlulôzơ ở các mức độ khác nhau và khóang hóa nhanh các chất này làm thức ăn cho hệ sinh vật nhờ khả năng sinh các enzym ngoại bào mạnh như xenlulozơ, amylaza, proteinaza, kitinaza… Các hợp chất phốt pho khó tan cũng được một số nấm sợi phân giải. Kết

quả nghiên cứu của Mai Thị Hằng và Nguyễn Văn Diễn (2006) cho thấy một số nấm sợi trong nước, đất RNM có hoạt tính kháng sinh mạnh thuộc các chi Paecilomyces, Trichoderma, Penicillium, Cephloporium có tác dụng ức chế vi sinh vật gây bệnh cho động thực vật, làm sạch môi trường nước biển đặc biệt là những mầm bệnh trong môi trường ô nhiễm do ngập lụt đổ ra cửa sông, ven biển.

c. RNM với vai trị là lá phổi xanh, ổn định mơi trường

Thảm thực vật của RNM Tiên n - Hà Cối góp phần cân bằng ơxy (O2) và khí cacbonic (CO2) trong khí quyển, hấp thụ khí CO2 góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính. Mặt khác, RNM cũng đóng vai trị quan trọng trong việc điều hoà, ổn định điều kiện vi khí hậu của tiểu vùng địa phương (nhiệt độ khơng khí, độ ẩm khơng khí, lượng mưa…).

RNM cũng đóng vai trị làm ổn định chất lượng môi trường nước biển được thể hiện qua tác dụng che chắn của cây ngập mặn. Ở những tiểu vùng có tỷ lệ độ che phủ của RNM (mật độ cây ngập) cao thì mơi trường ổn định hơn những vùng có mật độ cây thấp và khu đất trống. Yếu tố nhiệt độ nước là ví dụ để minh chứng cho điều này. Trong những ngày nắng nóng, dưới tác dụng che chắn của tán cây ngập mặn làm giảm ảnh hưởng lượng nhiệt cục bộ đến môi trường nước, giữ nhiệt độ nước ít biến động hơn so với những vùng khơng có cây che chắn. Kết quả quan trắc nhiệt độ nước biển cũng cho thấy sự chênh lệch giữa 3 tiểu vùng RNM, vùng RNM là khu đất trống có nhiệt độ nước cao hơn vùng RNM tự nhiên, mức độ chênh lệch gần 2oC. Nghiên cứu của Lê Bá Toàn (2007) cũng cho thấy rõ mối liên hệ giữa tỷ lệ che phủ của RNM và một số yếu tố môi trường nước, nhiệt độ khơng khí ở RNM Vườn Quốc gia Cà Mau. Theo kết quả công bố của Mỹ và Canada một cây to có thể thóat hơn 450lít nước mỗi ngày, làm mất đi nhiệt lượng 239.000Kcal (nhiệt hơi). Ngược lại về mùa đông lạnh, tán lá cây sẽ vừa hấp thụ, vừa phản xạ lại bức xạ nhiệt từ mặt đất. Nhờ đó, giữ được một phần nhiệt lượng không bị phát tán vào không gian… Như vậy, RNM Tiên Yên - Hà Cối với thảm thực vật là lá phổi xanh tạo sự cân bằng CO2 và O2, làm mát trong mùa nóng, giữ nhiệt trong mùa đồng, đặc biệt là góp phần ổn định nhiệt độ nước, giảm thiểu ảnh hưởng của nắng nóng đến sinh trưởng phát triển nguồn lợi thuỷ sản và tài nguyên sinh vật tại khu vực.

3.3.3.5. Cung cấp sinh kế cho người dân

RNM Tiên Yên - Hà Cối cung cấp nhiều loại nguyên vật liệu cho người dân: thực phẩm (cá, tôm, cua, trai, ốc, hến...), dược liệu, gỗ, thức ăn, mật ong,... RNM còn được sử dụng trong việc nuôi trồng thủy sản, phát triển kinh tế, đem lại thu nhập cao người dân: tôm, cua, cá, ngao, ngán, vẹm, sá sùng, bơng thùa,... Cụ thể, nhờ có rừng ngập mặn, sản lượng đánh bắt và ni trồng thủy sản tồn tỉnh năm 2014 vẫn tăng 3,5% so với cùng kỳ, vượt 6,8% kế hoạch, đạt khoảng 94,014 nghìn tấn. Trong đó, so với cùng kỳ: sản lượng khai thác đạt 55,9 nghìn tấn, tăng 2,1%; sản lượng ni trồng đạt 38,1 nghìn tấn, tăng 5,5%, góp phần tạo công ăn việc làm, thu nhập cho cộng đồng dân cư vùng ven biển.

Khu vực nghiên cứu có diện tích RNM nằm trãi dọc bờ biển từ cửa sơng Tiên n đến Móng Cái. Đặc biệt là khu RNM Đồng Rui được xem là thuộc loại còn tươi tốt nhất ở phía bắc Việt Nam. Đây là kiểu hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao, nơi cư trú và sinh sản của nhiều giống loài hải sản, một tiềm năng lớn về thức ăn và nguồn giống, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ni trồng thuỷ sản có đê cống. Bên cạnh diện tích RNM phân bố ở tuyến trung triều, vùng ven bờ khu vực nghiên cứu cịn có một diện tích đất đai nằm ở tuyến cao triều và trên triều, một tiềm năng đáng kể để phát triển nuôi tôm, cá theo phương thức nuôi công nghiệp.

Hệ sinh thái RNM nói chung và RNM Tiên Yên - Hà Cối nói riêng là nơi cung cấp cơ sở cho việc nghiên cứu khoa học, kinh tế, xã hội, giáo dục, mơi trường chính thức và khơng chính thức cho các nhà khoa học, kinh tế học, xã hội học, sinh viên, cộng đồng người dân, học sinh địa phương… Từ đó, nâng cao nhận thức hơn về vai trị của RNM, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đa dạng sinh học, cũng như là bảo vệ sự sống của cư dân ở khu vực RNM và cư dân ven biển nói chung. Bởi lẽ, RNM ven biển có ý nghĩa rất lớn về mặt xã hội, giải quyết được việc làm thường xuyên cho nhiều lao động, người tham gia các hoạt động sinh kế liên quan, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho địa phương và người dân lân cận.

Như vậy, cùng với những giá trị về kinh tế, xã hội, RNM Tiên Yên - Hà Cối thể hiện vai trị to lớn về mơi trường, quan đó càng thể hiện rõ vai trò trực tiếp và

gián tiếp đối với nguồn lợi thuỷ sản, đa dạng sinh học. Bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp hệ sinh thái RNM Tiên Yên - Hà Cối cũng chính là một trong những chương trình quan trọng nhằm bảo vệ mơi trường, đa dạng sinh học, góp phần ổn định đời sống của cư dân ven biển.

3.3.3.6. Giảm tác động của BĐKH

RNM Tiên Yên - Hà Cối góp phần giúp hấp thu các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, góp phần giảm q trình nóng lên của trái đất. BĐKH thường làm gia tăng về cường độ và tần xuất các loại hình thiên tai như bão, lũ, sóng thần... RNM Tiên Yên - Hà Cối với những chức năng như trên sẽ giúp con người làm giảm tác động và thích ứng tốt hơn với các tác động tiêu cực do BĐKH gây ra.

3.4. Định hướng sử dụng hợp lý hệ sinh thái

3.4.1. Bảo tồn giá trị đa dạng sinh học 3.4.1.1. Thành lập khu bảo tồn 3.4.1.1. Thành lập khu bảo tồn

Giải pháp hữu hiệu cho bảo tồn đa dạng sinh học hiện nay là thành lập các khu bảo tồn. Khu vực Tiên Yên - Hà Cối đã được đề nghị là một trong số những khu bảo tồn biển và ven bờ biển ở nước ta. Việc làm này là cách tốt nhất để bảo vệ đa dạng sinh học các hệ sinh thái tại khu vực, đặc biệt là hệ sinh thái RNM. Tính chất của các vùng bảo tồn vừa để bảo vệ đa dạng sinh học, vừa nhằm khai thác thế mạnh của các hệ về kinh tế sinh thái vừa có hiệu quả cao, vừa bảo vệ phát triển bền vững. Khu bảo tồn Tiên Yên - Hà Cối dự kiến được đề xuất phân chia thành ba phân khu chức năng gồm:

- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: là vùng được bảo toàn nguyên vẹn, được quản lý và bảo vệ chặt chẽ để theo dõi diễn biến tự nhiên của các loài động, thực vật, các hệ sinh thái thủy sinh tiêu biểu.

- Phân khu phục hồi sinh thái: Là vùng được quản lý, bảo vệ để phục hồi, tạo điều kiện cho các loài thuỷ sinh vật, các hệ sinh thái tự tái tạo tự nhiên.

- Phân khu phát triển: Là phần diện tích cịn lại của Khu bảo tồn, được tiến hành các hoạt động được kiểm sốt như: ni trồng thuỷ sản, khai thác thuỷ sản, du lịch sinh thái, đào tạo và nghiên cứu khoa học.

3.4.1.2. Giải pháp đối với khai thác

Đối với nguồn lợi hải sản nói chung cần có quy hoạch cụ thể và rõ ràng để bảo vệ, chẳng hạn như phân vùng khai thác, vùng bảo vệ… và có những kế hoạch để bảo vệ bãi đẻ, bãi thủy sinh vật còn non.

Áp dụng qui chế bảo vệ nghiêm ngặt với một số khu vực tầm quan trọng cao về đa dạng sinh học. Hạn chế việc thu hẹp diện tích RNM, chuyển đổi diện tích RNM. Cấm mọi hình thức khai thác có tính hủy diệt như dùng thuốc nổ, chất độc đánh cá trên rạn, kéo lưới giã gần chân rạn gây đục phủ bùn phủ bùn trên chân rạn.

3.4.1.3. Trồng RNM

Việc trồng lại và bổ sung hệ thống RNM ven biển là một trong những ưu tiên cần làm để cải thiện và duy trì mơi trường sống và bãi đẻ của nhiều lồi hải sản có giá trị. Đối với việc phát triển trồng rừng phòng hộ ven biển cần tiến hành trồng đa loài và theo tầng nhằm hạn chế tối đa tác động của sóng biển vào đường bờ. Một số khu vực có RSH đã bị phá hủy do các hoạt động đánh bắt hủy diệt trước đây cũng cần có các giải pháp trồng phục hồi nhằm nâng cao khả năng phục hồi các RSH tự nhiên - bức tường thành chắn sóng cho khu vực, đồng thời duy trì và phát triển được tính đa dạng sinh học cho vùng biển biển đảo. Trên cơ sở đó, địa phương cần ưu tiên tập trung đầu tư trồng rừng ngập mặn tại một số huyện như Đầm Hà, Hải Hà nơi mà có tỷ lệ diện tích rừng ngập mặn thấp so với diện tích đất trống.

3.4.1.4. Nghiên cứu khoa học

Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học trong phạm vi RNM Tiên Yên - Hà Cối có rất nhiều lợi ích thiết thực phục vụ cho cơng tác bảo tồn các giá trị đặc hữu, quý hiếm về tài nguyên sinh vật. Thông qua các nghiên cứu khảo sát chi tiết tạo cơ sở khoa học vững chắc cho quản lý; như có thể phát hiện ra các bãi giống, bãi đẻ của các lồi hải sản từ đó có thể đề ra các biện pháp quản lý hữu hiệu hơn.

Mặt khác cũng cần ưu tiên triển khai các nghiên cứu mang tính hỗ trỡ kỹ thuật như hồn thiện hoặc xây dựng các quy trình cơng nghệ phục vụ cho việc nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tính đa dạng sinh học và chức năng sinh thái rừng ngập mặn tiên yên hà cối, tỉnh quảng ninh (Trang 68 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)