Ngư cụ được ngư dân sử dụng để khai thác nguồn lợi thuỷ sản ở RNM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tính đa dạng sinh học và chức năng sinh thái rừng ngập mặn tiên yên hà cối, tỉnh quảng ninh (Trang 62)

để khai thác nguồn lợi thuỷ sản ở RNM

Nguồn: Nguyễn Quang Hùng, 2010.

Theo kết quả tính tốn lượng giá kinh tế RNM Đồng Rui của Nguyễn Quang Hùng và cộng sự (2010) cho thấy: Nguồn lợi thủy sản có giá trị thương mại của

vùng RNM Đồng Rui chủ yếu tập trung vào một số đối tượng thủy sản như: giun biển (sá sùng, bông thùa), sên biển (lư), giáp xác (tôm, cua cáy) cá, thân mềm (ngán, vạng, ngao, ốc, trai...). Tổng sản lượng thủy sản khai thác tự nhiên hàng năm trong vùng RNM Đồng Rui ước tính là khoảng 292,4 tấn, trong đó sản lượng vạng và sa sùng cao nhất đều đạt khoảng 90 tấn/năm (hình 3.8). Tổng giá trị thủy sản mà hệ sinh thái RNM Đồng Rui đem lại cho các ngư dân trung bình hàng năm là 11,138 tỷ đồng, trong đó giá trị lượng giá của sá sùng đạt cao nhất với 5,65 tỷ đồng/năm (hình 3.9). 1 0 .0 0 0 1 5 .0 0 0 4 .0 0 0 9 0 0 2 0 0 90.000 2 1 .6 0 0 2 .2 0 5 14 .4 0 0 90.000 8 .1 0 0 3 6 .0 0 0 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 S ả n lư ợ n g k h a i t h á c t ro n g n ă m (k g /n ă m ) Tơm Cá Ghẹ Cua Mực, Btuộc Vạng Ngán Ốc Lư Sá sùng Bơng thùa Cáy

Hình 3.8: Ước tính sản lượng các nhóm lồi thuỷ sản khai thác được hàng năm

55 0 675 22 0 12 6 17 28 8 2, 05 2 46 3 10 1 5, 85 0 26 7 41 4 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 G iá t rị lư ợ n g g iá ( tr iệ u đ ồ n g /n ăm )

Tơm Cá Ghẹ Cua Mực Vạng Ngán Ốc Lư Sá sùng Bơng Thùa Cáy Nhóm thủy sản khai thác Giá trị thấp Giá trị trung bình Giá trị cao

Do vậy, có thể nói rằng RNM Tiên Yên - Hà Cối đã đem lại nguồn kinh tế cho đời sống của cư dân ven biển. Đặc biệt, những ngư dân sống phụ thuộc chính (thu nhập từ đánh bắt hải sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của các hộ gia đình) vào khai thác tài nguyên sinh vật từ RNM.

3.3.2.5. Nơi duy trì, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, đa dạng sinh học

Các chương trình nghiên cứu trước đây đã cho thấy sự đa dạng sinh học của các khu RNM khá phong phú. Cùng với các hệ sinh thái cỏ biển, san hô, hệ sinh thái RNM đóng vai trị quan trọng trong việc bảo vệ, duy trì và phát triển đa dạng sinh học biển.

Kết quả nghiên cứu trong 2 năm (2010 - 2011) ở khu vực Tiên Yên - Hà Cối đã xác định được 19 loài thực vật ngập mặn thực thụ; 195 loài thực vật phù du; 259 loài cá; 63 loài động vật phù du; 299 loài động vật đáy (giáp xác, thân mềm, giun đốt,…). Tuy nhiên, đây chỉ là nhóm/số lồi động thực vật xác định được trong khuôn khổ nội dung điều tra nghiên cứu, trong thực tế, hệ sinh thái RNM cịn lưu giữ vơ số lồi động thực vật khác tham gia vào quá trình sinh - địa - hóa trong hệ sinh thái RNM, góp phần giữ cân bằng sinh thái cho vùng đất ngập nước giàu tiềm năng, tạo nên sự đa dạng nguồn lợi thuỷ sản và đa dạng sinh học của hệ sinh thái RNM.

Trong số các loài động thực vật ở RNM Tiên Yên - Hà Cối đã xác định được nhiều lồi có giá trị kinh tế cao, là nguồn sống chính của cộng đồng cư dân ven biển sống phụ thuộc vào hệ sinh thái RNM. Đặc biệt quan trọng hơn, hệ sinh thái RNM ở đây còn lưu giữ, bảo vệ nhiều lồi có nguy cơ tuyệt chủng theo Quyết định số 82/2008/QĐ-BNN ngày 17 tháng 7 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn như vẹm xanh (Perna viridis) và trai ngọc môi đen (Pinctada

margaritifera)..., thể hiện giá trị bảo vệ, duy trì đa dạng sinh học của hệ thái RNM

Tiên Yên - Hà Cối.

3.3.3. Chức năng điều hòa

3.3.3.1. Cung cấp chức năng bảo vệ chống lại thiên tai

RNM Tiên Yên - Hà Cối với các quần xã thực vật được tạo nên từ những thân cây, cành và rễ tạo thành tấm barie tự nhiên giúp giảm ảnh hưởng của sóng,

ngập lụt, gió mạnh đảm nhận chức năng bảo vệ đê, con người, nhà cửa, ruộng khỏi thiên tai như bão biển, ngập lụt và sóng triều. Một đai RNM rộng 50 m có thể làm giảm sức mạnh của cơn sóng cao 1 m xuống còn chưa đầy 0,3 m, nếu đai RNM trưởng thành dày 150m thì sẽ giảm sức mạnh hồn tồn của con sóng.

Nhờ các trụ mầm (cây con) và quả, hạt có khả năng sống dài ngày trong nước nên cây ngập mặn có thể phát tán rộng vào đất liền khi nước biển dâng làm ngập các vùng đất đó.

RNM Tiên Yên - Hà Cối ngăn cản, làm giảm động lực do gió, bão, sóng gây lên đối với mơi trường và hệ sinh thái RNM tại khu vực. Dưới tác dụng làm giảm sự tàn phá của sóng gió, dẫn đến giảm sự xáo trộn của môi trường, giảm thiểu khuếch tán các chất ơ nhiễm từ mơi trường trầm tích ngược trở lại mơi trường nước gây ảnh hưởng đến tài nguyên thuỷ sinh vật, hệ sinh thái, thể hiện rõ nhất là sự tăng cao độ đục nước biển. Kết quả quan trắc độ đục nước biển RNM Đồng Rui góp phần minh chứng cho điều này, ngay cả khi sóng gió nhẹ độ đục nước biển ở tiểu vùng RNM tự nhiên thường có giá trị thấp hơn những vùng có mật độ cây ngập mặn thấp và khu đất trống.

RNM phịng hộ có tác dụng rất lớn trong việc làm giảm sóng khi có triều cường, gió mùa đơng bắc và bão. Nghiên cứu của Y. Mazda và cs (2000) ở xã Thuỵ Hải, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình trong thời gian có triều cường từ ngày 17 đến 21/11/1994 cho kết quả: Khi nước triều dâng lên cao thì độ cao của sóng cũng tăng lên theo độ sâu của nước, nhưng khi vào đến vùng bờ nơng thì năng lượng của sóng giảm do ma sát với nền đáy. Ở những nơi có thảm thực vật RNM, sức cản dòng chảy của thảm thực vật sẽ rất lớn và chiều cao của sóng giảm mạnh khi vượt qua chiều rộng của RNM. Tại đây có rừng trang trồng (Kandelia obovata) 6 tuổi với chiều rộng 1,5km đã giảm độ cao của sóng từ 1m ở ngồi khơi xuống cịn 5cm khi vào tới bờ đầm cua và bờ đầm khơng bị xói lở. Do mật độ cây trang phân bố đồng đều trên toàn bộ độ sâu của vùng nước nên hiệu quả giảm sóng hầu như khơng đổi cho dù độ sâu của mực nước có tăng lên. Cịn nơi khơng có RNM ở gần đó, cùng một khoảng cách như thế thì độ cao của sóng cách bờ đầm 1,5km là 1m, khi vào đến bờ vẫn cịn 0,75m và bờ đầm bị xói lở.

Các dải RNM phịng hộ có thể che chắn bảo vệ đê biển, các cơng trình, cơ sở hạ tầng, mùa màng, khu nuôi thuỷ sản, nơi cư trú của người dân, các phương tiện đánh bắt,… khỏi sự phá hoại của gió mạnh, sóng, bão hàng năm. Vì đó, RNM đã góp phần làm giảm những thiệt hại to lớn về kinh tế do thiên tai gây ra. Theo Nguyễn Hồng Trí (2007), giá trị dịch vụ giảm thiểu gió bão ước tính khoảng 127,95USD/ha.

Kết quả phân tích thiệt hại sau trận bão cấp 12 năm 2005 cho thấy nơi nào có hệ thống RNM phát triển tốt thì nơi đó khơng bị vỡ đê biển. Ở những vùng có dải RNM rộng 350m có thể giảm chiều cao sóng biển xuống 10 lần. Khi sử dụng chỉ tiêu đánh giá tổng hợp hiệu quả kinh tế, xã hội và mơi trường của W.P.Rola, nhóm nghiên cứu xác định được giá trị chỉ số này của 3 nhóm mơ hình sử dụng RNM dao động từ 0,86 tới 0,95. Điều này chứng tỏ vai trò tổng hợp, đặc biệt vai trị bảo vệ sinh thái mơi trường của RNM là rất lớn (Tạp chí NN& PTNT, số 8 - 2009).

3.3.3.2. Tăng bồi tụ, ngăn chặn hiện tượng xói lở

RNM có một hệ thống lớn thân, cành và rẽ sẽ bảo vệ bờ biển, bờ sông và đất đai khỏi các lực gây xói lở, đặc biệt là sóng. Thực tế cho thấy, tại những nơi RNM bị tàn phá thì hiện tượng xói lỏ đất xẩy ra rất mạnh. RNM cũng giúp quá trình lấn biển, làm tăng diện tích đất canh tác nhờ khả năng kết dính và giữ lại vật liệu phù sa.

Thảm thực vật RNM Tiên Yên - Hà Cối phát triển đóng vai trị quan trọng trong việc ngăn chặn hiện tượng xói lở, tăng bồi tụ tại khu vực. Nhờ hệ rễ dày đặc trên mặt đất, cây ngập mặn có thể đứng vững trong môi trường bùn lầy ngập mặn cửa sơng ven biển, có khả năng chống chọi với tác động của sóng, gió. Hàng năm, các lồi ngập mặn tiên phong lấn dần ra các vùng mới bồi, tạo tiền đề cho sự hình thành vùng đất mới ven biển. Chính vì vậy, mà hàng năm, diện tích bãi triều của RNM Đồng Rui được bồi tụ, mở rộng hơn. Điều này cũng xẩy ra tương tự như ở VQG Xuân Thủy, hàng năm điện tích VQG được mở rộng thêm 60 - 70m về phía biển (Nguyễn Hồng Trí, 2006).

Có thể nói RNM Tiên Yên - Hà Cối là hàng rào, lá chắn, cái bẫy trầm tích lơ lửng, đặc biệt với hệ thống rễ cây ngập mặn chằng chịt đã góp phần giữ lại lượng

trầm tích từ các dịng sơng đổ ra và từ biển đưa vào, làm tăng sự lắng đọng của trầm tích tạo điều kiện cho một số loài tái sinh tự nhiên mạnh như bần chua, sú... Các hạt trầm tích có kích thước nhỏ, khả năng lắng đọng chậm hoặc lơ lửng trong môi trường nước, nhưng với tác dụng của hệ thống cây ngập mặn đã làm khả năng lắng nhanh hơn, thể hiện rõ vai trị là cái bẫy, lưu giữ trầm tích lơ lửng của RNM. Kết quả nghiên cứu thành phần cấp hạt trầm tích cho thấy, ở tiểu khu RNM tự nhiên và RNM trồng mới có tỷ lệ cấp hạt trầm tích nhỏ (Md < 0,01mm) cao hơn so với trầm tích của tiểu khu đất trống. Loại trầm tích ở khu đất trống chủ yếu là cát nhỏ, nhưng ở RNM tự nhiên và RNM trồng mới chủ yếu là bùn bột nhỏ đến bùn cát nhỏ.

3.3.3.3 Hạn chế xâm nhập mặn

RNM Tiên Yên - Hà Cối làm cho quá trình xâm nhập mặn diễn ra chậm và phạm vi hẹp vì khi triều cao, nước lan toả vào trong những khu RNM; hệ thống rễ dày đặc cùng với thân cây đã làm giảm tốc độ dòng triều, tán cây hạn chế tốc độ gió. Khi mất rừng, dịng triều và gió đơng bắc đưa nước mặn vào sâu kèm theo sóng đã gây ra xói lở bờ sơng và cả các chân đê. Mặt khác nước mặn sẽ thẩm thẩu qua thân đê vào đồng ruộng khiến cho năng suất bị giảm, tình trạng thiếu nước ngọt ảnh hưởng đến sản xuất và sử dụng trong sinh hoạt (Phan Nguyên Hồng, 1997).

3.3.3.4. Giá trị về môi trường, xử lý chất thải và làm sạch môi trường nước a. RNM với vai trị lưu giữ, tích tụ các chất dinh dưỡng và chất ô nhiễm

Các chất hữu cơ, nitơ, phốt pho,… từ các nguồn thải đô thị, công nghiệp, giao thông vận tải, du lịch, nuôi trồng thủy sản... cũng được lưu giữ, xử lý, tích tụ ở hệ sinh thái RNM (Paez-Osuna et al., 1998). Đồng thời, cũng có nhiều chất độc hại như kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật, thậm chí cả các chất phóng xạ cũng được phát hiện ở RNM.

Theo tính tốn lý thuyết, ở điều kiện Việt Nam, 1ha RNM mỗi năm tăng trưởng 56 tấn sinh khối và có thể hấp thụ được 219 kg nitơ, 20 kg phôt pho (Jesper Clausen, 2002). Kết quả nghiên cứu hàm lượng T-N, T-P trong trầm tích RNM Đồng Rui cho thấy rõ sự tồn tại, tích tụ T-N, T-P trong trầm tích RNM tự nhiên và RNM trồng mới cao hơn trầm tích khu đất trống, thể hiện rõ vai trò của thảm cây ngập mặn trong việc lưu giữ, tích tụ nguồn dinh dưỡng nitơ, phốt pho...

Nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng tích luỹ cacbon trong RNM khá cao, theo Nguyễn Hồng Trí (2006) 1ha RNM có thể hấp thụ 97,1tấncacbon/năm. Kết quả nghiên cứu hàm lượng TOC trong trầm tích ở RNM Đồng Rui cũng cho thấy sự khác biệt về sự tồn tại các hợp chất hữu cơ chứa cacbon theo các tiểu khu của RNM (Hình 3.10, hình 3.11). Với sự xuất hiện của thảm thực vật ngập mặn đã góp phần lưu giữ, tích tụ nguồn cacbon trong hệ sinh thái RNM, thể hiện rõ vai trò của cây ngập mặn. 0.00 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 0.30

RNM tự nhiên RNM trồng mới Khu đất trống

% T-N T-P 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00

RNM tự nhiên RNM trồng mới Khu đất trống

% TOC

Hình 3.10: Hàm lượng T-N, T-P trong

trầm tích ở các tiểu khu ở RNM Đồng Rui

Hình 3.11: Hàm lượng TOC trong

trầm tích ở các tiểu khu ở RNM Đồng Rui

Nguồn: Nguyễn Quang Hùng và cs, 2010

Kết quả nghiên cứu hàm lượng kim loại trong hệ sinh thái RNM cũng cho thấy thảm thực vật cây ngập mặn có vai trị quan trọng lưu giữ, tích tụ các kim loại trong mơi trường trầm tích của RNM. Thảm thực vật ngập mặn tham gia vào quá trình làm tăng khả năng lắng đọng, bẫy các trầm tích lơ lửng từ mơi trường nước vào mơi trường trầm tích. Trong khi đó, các kim loại cộng kết, hấp phụ chiếm tỷ lệ cao trong các hạt trầm tích lơ lửng, kết quả là kim loại cũng như các chất ô nhiễm khác được tồn tại và tích tụ trong hệ sinh thái RNM. Hàm lượng kim loại tích tụ trong trầm tích phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, song thành phần cấp hạt có ảnh hưởng rất lớn, có vai trị quan trọng quyết định sự tồn tại của kim loại. Khả năng cộng kết, hấp phụ của các kim loại với loại trầm tích chủ yếu là cát, cát nhỏ kém hơn loại trầm tích chiếm nhiều hạt keo sét kích thước nhỏ, bùn bã hữu cơ. Kết quả nghiên cứu kim loại nặng ở RNM Đồng Rui cũng thể hiện rõ xu thế phân bố này; hàm lượng kim

loại ở lớp trầm tích bề mặt ở RNM tự nhiên và RNM trồng mới (trầm tích chủ yếu là bùn bột, mùn bã hữu cơ) cao hơn khu đất trống (trầm tích chủ yếu là cát nhỏ).

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, ở những nơi RNM bị phá huỷ, hiện tượng tích tụ chất ơ nhiễm như kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật trong nguồn lợi thuỷ sản tăng cao hơn, điều này khẳng định ý nghĩa rất lớn của cây ngập mặn. Ví dụ trong cơ thể động vật thân mềm ở khu vực Ba Lạt hàm lượng chất bảo vệ thực vật

lên tới 75,263 mg/g, ở ngao (Meretrix meretrix) là 68,18 mg/g, ngó (Cyclima

sinensis) là 166,95 mg/g.

b. RNM là bể lọc sinh học và phân huỷ các chất ơ nhiễm

Với các q trình lý - hóa - sinh học trong hệ sinh thái RNM Tiên Yên - Hà Cối, các chất ô nhiễm tồn tại trong mơi trường RNM được chuyển hóa từ dạng tồn tại này sang dạng tồn tại khác, chuyển hóa quan lại giữa các hợp phần mơi trường nước, trầm tích, sinh vật và khơng khí.

Nhờ có hệ vi sinh vật phong phú trong hệ sinh thái RNM, cộng với các loài cây ngập mặn tham gia vào các quá trình hấp thụ, hấp phụ, phân huỷ, lọc, lắng đọng… các vật chất ô nhiễm từ mơi trường nước vào trầm tích, từ mơi trường nước, trầm tích vào sinh vật và ngược lại. Mức độ phân huỷ các chất ô nhiễm phụ thuộc vào lượng chất ô nhiễm, song hệ sinh vật cũng như mật độ cây ngập mặn cũng có vai trò quyết định lớn đến tốc độ phân huỷ. Sự tồn tại của hàm lượng H2S cao hay thấp trong môi trường cũng phần nào thể hiện được tốc độ phân huỷ các hợp chất ô nhiễm trong mơi trường đó. Theo nhiều nghiên cứu, hàm lượng H2S tồn tại trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tính đa dạng sinh học và chức năng sinh thái rừng ngập mặn tiên yên hà cối, tỉnh quảng ninh (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)