Các kiểu nguồn gốc địa hình xã Nấm Dẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa mạo và ứng dụng GIS phục vụ đánh giá nguy cơ tai biến trượt lở xã nấm dẩn, huyện xín mần, tỉnh hà giang (Trang 64 - 69)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4 Các kiểu nguồn gốc địa hình xã Nấm Dẩn

Tiến hành phân tích, giải đốn địa hình và kết hợp khảo sát thực địa kiểm chứng về đặc điểm địa mạo. Khu vực nghiên cứu được phân chia làm 03 dạng nguồn gốc với 14 kiểu địa hình.

2.4.1 Địa hình nguồn gốc kiến tạo

Dạng địa hình 1: Bề mặt vách đứt gãy trọng lực hình thành do đứt gãy kiến tạo phá hủy tuổi N - Q: có hai bề mặt vách đứt gãy được xác định trong khu vực nghiên cứu, các vách nằm ở độ cao trên 1200m, dốc > 450 có phương ĐB - TN, nằm ở phía TB (khu vực phía Bắc thơn Nấm Dẩn) và ĐN (khu vực núi Đá Trắng và núi Nhìu Cồ Sán).

2.4.2 Địa hình nguồn gốc bóc mịn - xâm thực a. Địa hình bóc mịn kiến trúc a. Địa hình bóc mịn kiến trúc

- Dạng địa hình 2: Bề mặt sườn bóc mịn trọng lực trên các đá xâm nhập, dốc >300, tuổi Miocen giữa - sớm: nằm ở độ cao trên 1200m, trên đá gốc và gần phía đỉnh các dải núi ven rìa T, TN và Đ, ĐN khu vực nghiên cứu, trên địa phận thơn Nấm Dẩn, phía T, TN thơn Thống Nhất, thơn Nấm Chanh, phía N, ĐN thơn Nam Lâm, thơn Nấm Trà.

Ảnh 2. 1: Sườn bóc mịn trọng lực với vách dốc đứng, lộ trơ đá gốc (ảnh Trung Hiếu)

- Dạng địa hình 3: Bề mặt sườn rửa trôi vật liệu trên các đá xâm nhập, dốc: 200 - 300, tuổi Miocen giữa - sớm: độ cao trên 1200m, tập trung chủ yếu phía Tây,

Đơng và đặc biệt phía Nam vùng nghiên cứu tại địa phận thôn Nấm Chanh, thôn Nam Lâm và tại các dãy núi phía Nam: núi Pờ Mu Sán, núi Tà Láng, núi Ngàn Lầm, núi Đá Trắng.

- Dạng địa hình 4: Bề mặt sườn thoải, bóc mịn tích tụ vật liệu trên đá xâm nhập, dốc 100 - 200, tuổi Miocen giữa - sớm: nằm ở độ cao trên 1200m, trên đá gốc và phân bố rải rác phía Tây và ĐN khu vực nghiên cứu, tại TN thơn Nấm Dẩn, phía Tây thơn Nấm Chanh, đoạn từ núi Ngàn Lầm đến núi Nấm Đét.

b. Địa hình bóc mịn tổng hợp các q trình sườn

- Dạng địa hình 5: Phần sót bề mặt san bằng 1800m - 2000m, tuổi Miocen sớm, q trình bóc mịn, rửa trơi bề mặt: diện tích rất nhỏ, phân bố phía Tây Nam thơn Nấm Chanh.

- Dạng địa hình 6: Phần sót bề mặt san bằng 1400m - 1600m, tuổi Miocen giữa, q trình bóc mịn, rửa trôi bề mặt: phân bố ở khu vực Tây thơn Nấm Trà, thơn Lùng Tráng, phía Đơng thơn Nấm Chanh.

- Dạng địa hình 7: Phần sót bề mặt san bằng 900m - 1200m, tuổi Miocen muộn, q trình tích tụ, rửa trơi bề mặt: phân bố ở khu vực trung tâm thôn: Nấm Chanh, Nấm Chiến, Lùng Tráng, Nam Lâm; phía Tây thơn Đồn Kết.

Ảnh 2. 2: Phần sót bề mặt san bằng cao 900m - 1200m,

- Dạng địa hình 8: Phần sót bề mặt san bằng 600m - 800m, tuổi Pliocen sớm - Miocen muộn, q trình tích tụ, rửa trơi bề mặt: phân bố ở khu vực trung tâm của thơn Na Chăn, phía Đơng thơn Thống Nhất, thôn Nấm Dẩn.

Ảnh 2. 3: Bề mặt các sườn bóc mịn tổng hợp (ảnh Xuân Cảnh)

- Dạng địa hình 9: Sườn bóc mịn tổng hợp trọng lực, dốc >300, tuổi N - Q: nằm tại độ cao dưới 1200m, trên lớp phong hóa dày, phân bố rải rác rìa ngồi vùng trung tâm tại phía Tây thơn Nấm Chanh, thơn Nấm Chiến, phía Đơng thơn Lùng Tráng, thơn Nam Lâm.

- Dạng địa hình 10: Sườn bóc mịn rửa trơi các vật liệu phong hóa, dốc: 200- 300, tuổi N - Q: nằm ở độ cao dưới 1200m trên các bề dày phong hóa, tập trung tại trung tâm vùng nghiên cứu: thơn Đồn Kết, thơn Nấm Trà, thơn Thống Nhất.

- Dạng địa hình 11: Bề mặt sườn sườn tích - lở tích, có độ dốc 100 - 200, tuổi N - Q: nằm trong khu vực phong hóa đá gốc, sườn thoải tích tụ sườn tích, lở tích, phân bố chủ yếu ở trung tâm và TB vùng nghiên cứu tại thôn LùngTráng, thôn Nấm Trà, thôn Nấm Chiến, thôn Thống Nhất và thơn Lủng Mở.

c. Địa hình xâm thực

- Dạng địa hình 12: Bề mặt sườn xâm thực, dốc > 150: phát triển chủ yếu dọc theo thệ thống thủy văn trên khắp khu vực nghiên cứu. Tại phía T, TB và phía Đơng phát triển nhiều bề mặt sườn xâm thực trọng lực có độ dốc lớn (trên dưới 300).

Ảnh 2. 4: Bề mặt sườn xâm thực (ảnh Trung Hiếu)

2.4.3. Địa hình nguồn gốc tích tụ a. Tích tụ nguồn gốc sườn - lũ a. Tích tụ nguồn gốc sườn - lũ

- Dạng địa hình 13: Bề mặt tích tụ vật liệu sườn tích - lũ tích, tuổi Holocen: gồm các vật liệu hỗn tạp, hạt thơ từ lớn đến nhỏ, độ mài trịn kém, được phân bố rải rác dọc suối chính (suối Nấm Dẩn) phương á kinh tuyến trong khu vực nghiên cứu.

b. Tích tụ nguồn gốc lũ

- Dạng địa hình 14: Nón phóng vật lũ tích, tuổi Holocen: bề mặt hình nón, quạt, có độ dốc giống như các bề mặt sườn, tích tụ vật liệu hỗn tạp do lũ, phân bố chủ yếu khu vực ủy ban nhân dân xã Nấm Dẩn (thôn Thống Nhất) và trung tâm thôn Nấm Chanh đoạn ngã ba suối chảy qua thôn Nấm Chanh giao với suối Nấm Dẩn ở phía Tây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa mạo và ứng dụng GIS phục vụ đánh giá nguy cơ tai biến trượt lở xã nấm dẩn, huyện xín mần, tỉnh hà giang (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)