Bình Định là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam, có dải bờ biển dài 134 km, trải dài qua nhiều dạng địa hình và đất đá cấu tạo bờ rất khác nhau. Dƣới tác động mạnh mẽ của các q trình động lực học sơng - biển nhƣ bão, sóng biển, dịng chảy biển, lũ lụt v.v. khu vực ven biển tỉnh Bình Định chịu ảnh hƣởng mạnh của hiện tƣợng xói sạt lở bờ. Các vị trí bị xói lở - bồi lấp mạnh tại vùng ven biển tỉnh Bình Định (có 9 điểm chính):
1. Cửa biển Tam Quan, 2. Cửa biển An Dũ, 3. Cửa biển Hà Ra, 4. Cửa biển Đề Gi,
5. Bờ biển Trung Lƣơng, 6. Eo biển Qui nhơn, 7. Bờ biển Nhơn Hải, 8. Bờ biển Nhơn Lý 9. Đảo Cù Lao Xanh.
Hình 3.5 Sơ đồ vị trí nghiên cứu
Cửa Đề Gi và đầm Nƣớc Ngọt nằm trên ranh giới phía Đơng của xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ và xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Đây cũng là cửa thơng thƣơng với đầm Nƣớc Ngọt phục vụ ra vào cho tàu thuyền đánh cá, giao thông vận tải, đồng thời cũng là cửa trao đổi nƣớc biển với đầm phục vụ cho việc ni trơng thủy hải sản. Vì vậy cửa Đề Gi có một tầm quan trọng đặc biệt đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
Nằm ở cực Bắc của tiểu vòng cung đƣợc giới hạn từ mũi Vĩnh Lợi đến mũi Hòn Héo, phía Bắc cửa Đề Gi là các dãy núi kéo dài ra biển chắn gió Đơng Bắc, phía Nam là dãy cồn cát cao kéo dài đến mũi Hòn Héo. Do nằm trong tiểu vòng cung (Vĩnh Lợi - Hòn Héo) nên cửa Đề Gi chịu ảnh hƣởng quyết định của sự dao động và xói bồi của tiểu vịng cung này theo chu kỳ mùa.
Vào thời kỳ gió mùa Tây Nam, khu vực cửa thƣờng bị bồi lấp gây nên các khó khăn trong việc lƣu thông tàu thuyền và trao đổi nƣớc qua cửa. Vào thời kỳ mƣa lũ, gió mùa Đơng Bắc khu vực cửa thƣờng bị xói lở do q trình đào bới của sóng, dịng chảy ven bờ và nƣớc lũ tạo nên.
Trƣớc năm 1999, bờ biển khu vực cửa Đề Gi bị xâm thực rất mạnh, tốc độ trung bình đến 20m/năm. Sóng tấn cơng trực tiếp gây thiệt hại trên bờ.
Trong thời kỳ gió mùa Đơng Bắc, ở đới trong, kể từ bờ ra phía biển khoảng 170 m, xảy ra sự xói lở mạnh với quy mơ dịch chuyển ngang về phía bờ khoảng 100 m, và dịch chuyển thẳng đứng khoảng 1 m. Trong khi đó, ở đới ngồi, cách bờ từ 170 - 550 m về phía biển lại xảy ra sự bồi lấp, đặc biệt tại khu vực cồn cát phía ngồi xảy ra sự bồi lấp cả hai mái bên trong và bên ngoài.
Trong thời kỳ gió mùa Tây Nam, ở đới trong kể từ bờ ra biển khoảng 200 m, xảy ra sự bồi lấp với quy mơ dịch chuyển ngang ra phía biển 200 m và dịch chuyển thẳng đứng khoảng 2 m, trong khi đó ở đới ngồi từ 200 - 550 m ra phía biển xảy ra sự xói lở với sự dịch chuyển ngang khoảng 40 m và dịch chuyển thẳng đứng khoảng 2 m.
Năm 1999, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nghề cá, khai thác tốt tiềm năng kinh tế biển, bến cá Đề Gi đã đƣợc đầu tƣ xây dựng thành một trong những căn cứ của đội tàu đánh bắt xa bờ của tỉnh. Đây cũng là nơi tiếp nhận, phân phối, tiêu thụ và sơ chế, bảo quản sản phẩm hải sản để cung ứng cho thị trƣờng; cung ứng các dịch vụ hậu cần nghề cá; là nơi tàu thuyền tránh trú bão đƣợc an toàn. Nằm trong dự án xây dựng bến cá Đề Gi, nhằm mục đích giảm thiểu tai biến xói lở đang diễn ra mạnh mẽ phục vụ phát triển bền vững giao thông thủy và kinh tế biển, từ năm 1999- 2006, kè biển dài 400 đã đƣợc xây dựng tại phía Nam cửa Đề Gi. Từ khi xây dựng
hoàn thành và đƣa vào sử dụng đến nay, bến cá Đề Gi đã góp phần tích cực vào việc khai thác tiềm năng kinh tế biển, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho ngƣời dân trong vùng.
Tuy nhiên, sau khi hoàn thành giai đoạn 2 của dự án và đƣa vào sử dụng, cơng trình kè chắn sóng và cát, cùng việc nạo vét luồng tàu ra vào và khu neo đậu đã không phát huy hiệu quả nhƣ mong muốn. Hiện nay, tại đoạn giữa của luồng tàu ra vào đã hình thành một bãi cát rộng, có độ cao so với mặt nƣớc biển khoảng 2 m, chắn ngang hơn 2/3 luồng lạch ra vào bến. Ở đoạn đầu đê chắn sóng về phía bờ, cát tràn qua đê bồi lấp luồng lạch. Chính vì vậy mà tàu thuyền ra vào bến cá Đề Gi rất khó khăn, nguy hiểm nhất là vào mùa biển động, thời tiết có gió Nam mạnh nhƣ hiện nay. Đã có khơng ít trƣờng hợp tàu cá ra vào bến bị sóng đánh chìm, làm chết ngƣời và thiệt hại lớn về tài sản. Thực tế này đã và đang gây nhiều bức xúc trong nhân dân và địa phƣơng.
Hình 3.7 Dải cát bồi lấp chắn ngang cửa biển Đề Gi
Hiện trạng bồi lấp cửa biển tại khu vực cửa Đề Gi cũng đƣợc thể hiện rõ qua việc phân tích, và xử lý các thế hệ ảnh viễn thám và bản đồ địa hình. Bằng việc sử dụng phần mềm Mapinfo và các phần mềm phụ trợ nhƣ Surfer, Global Mapper, học viên đã tiến hành xử lý, chồng chập các số liệu đo địa hình khu vực năm 2002 (trƣớc khi xây kè), với ảnh chụp viễn thám năm 2010, và số liệu đo địa hình thực
địa năm 2012. Từ đó có thể tính đƣợc tốc độ lấn biển trung bình tại khu vực cửa Đề Gi nhƣ sau:
Trong đó: S là mức độ gia tăng lấn biển giữa các năm (m)
t: khoảng thời gian chênh lệch (năm) v là tốc độ lấn biển trung bình m/năm
Phân tích hiện trạng bồi lấp trong giai đoạn 2010-2012
Từ việc xử lý ảnh viễn thám ngày 6/01/2010 (nguồn: Goolge Earth), trên nền bản đồ địa hình năm 2002, có thể thấy rõ q trình bồi tụ diễn ra mạnh mẽ.
1 . n i i S v n t
Hình 3.8 Sơ đồ biến đổi đường bờ cửa Đề Gi qua thời kỳ 2002-2010
Trong giai đoạn từ năm 2002-2010 (kè Đề Gi hoàn thành giai đoạn 2 và đƣa vào sử dụng năm 2006), quá trình bồi tụ bắt đầu diễn ra ở phía Nam cửa Đề Gi với tốc độ lấn biển trung bình 7,5m/năm. Trên bản đồ địa hình năm 2002, thể hiện rõ sự tồn tại của dải cát ngầm ngay phía đầu luồng ra vào của cửa (gần trùng vị trí xây dựng kè). Tuy nhiên trên bản đồ vệ tinh năm 2010 (sau khi đã xây dựng xong kè), khơng cịn thể hiện sự tồn tại của doi cát này. Mặt khác, trên ảnh vệ tinh năm 2010 thể hiện thêm hai doi cát ở phía Bắc của kè (phía trong cửa Đề Gi) với chiều dài lấn cửa là 121m và 110m (xem phụ lục ). Điều này chứng tỏ từ năm 2002- năm 2010, quá trình bồi lấp diễn ra mạnh mẽ ở phía trong luồng tàu, gây khó khăn cho tàu thuyền đi lại qua cửa.
Hình 3.9 Kè và hiện trạng bồi lấp cửa Đề Gi năm 2010
Hơn nữa, cũng qua việc phân tích ảnh vệ tinh năm 2010, dựa vào hƣớng sóng đổ và màu sắc thể hiện độ sâu của đáy biển, kết hợp với các phần mềm chuyên dụng có thể nhận thấy, khu vực xung quanh kè đang bị bồi lấp để hình thành cồn cát ngầm. Diện tích bãi cát ngầm này tƣơng đối lớn, đo trên bản đồ khoảng 0,23km2
, bồi lấp xung quanh kè, đặc biệt là mở rộng về phía Nam kè.
Vùng bãi cát ngầm xung quanh kè này hiện nay chƣa ảnh hƣởng đến việc giao thơng thủy, nhƣng cũng có thể nhận thấy sự tồn tại của bar cát ngầm nhỏ hơn cũng nằm trong vùng này nhƣng ở độ sâu thấp hơn. Bar cát ngằm này nằm ở khoảng 2/3 luồng cửa với diện tích và kéo dài lên, nằm chắn phía trƣớc đầu kè, cách
đầu kè khoảng 150m. Chính sự tồn tại của bar cát ngầm này đã gây khó khăn cho tàu thuyền đi lại. Hiện nay, tàu thuyền rất khó khăn khi đi qua cửa, chỉ có thể đi sát phía mũi Vĩnh Lợi và phải lựa để tránh không phải mắc cạn.
Hình 3.10 Bãi cát ngầm bồi lấp xung quanh kè (2010)
Phân tích hiện trạng bồi lấp trong giai đoạn 2010-2012
Hiện trạng bồi lấp khu vực cửa Đề Gi giai đoạn 2010-2012 đƣợc đánh giá và nghiên cứu qua ảnh vệ tinh năm 2010 và cơ sở dữ liệu đo địa hình bằng máy đo Z- max và đo địa hình bằng GPS thu đƣợc từ đợt thực địa tháng 10/2012 trên nền bản đồ địa hình năm 2002.
Phân tích sơ đồ diễn biến đƣờng bờ khu vực cửa Đề Gi năm 2010-2012 cho thấy trong giai đoạn này q trình bồi tụ xói lở diễn ra mạnh mẽ ảnh hƣởng rất lớn đến đƣờng bờ. Q trình bồi tụ và xói lở xảy ra trong khu vực diễn ra tƣơng hỗ, song song cùng nhau, có đoạn bờ thì xói lở, có đoạn là bồi lấp, nhƣng xu thế chung và nổi bật của diễn biến đƣờng bờ trong khu vực này là bồi tụ. Phần bồi tụ mạnh mẽ tập trung nhiều ở phía Nam kè, với tốc độ bồi tụ trung bình là 60m/năm. (phụ lục)
Bảng 3.1 Kết quả tính tốn tốc độ bồi tụ trên ảnh viễn thám
Giai đoạn 2002-2010 Giai đoạn 2010-2012
Mặt cắt I 73,4 m 196m
Mặt cắt III 25m 150m
Tốc độ bồi tụ 7,5m/năm 60m/năm
Hình 3.11 Sơ đồ biến đổi đường bờ khu vực cửa Đề Gi qua các thời kỳ
Điểm đặc biệt nhất khi phân tích tình hình bồi tụ trong khu vực cửa biển Đề Gi là thấy đƣờng bờ và cửa biển thay đổi khá lớn qua mỗi thế hệ ảnh:
* Năm 2010, phía trong khu vực cửa Đề Gi, tồn tại hai doi cát nổi trên mặt nƣớc với khá lớn.
*Năm 2012, phía trong cửa Đề Gi, chỉ còn tồn tại 1 doi cát nổi trên mặt nƣớc, và đã bị chuyển dịch về phía Đầm Nƣớc Ngọt.
Hình 3.12 Hai doi cát bồi lấp phía trong cửa Đề Gi (2010)
Doi cát còn lại hiện tại ở cửa Đề Gi có lấn ra biển 137m, mở rộng ở phía kè với diện tích là 6300m2. Giả sử trắc diện cân bằng không thay đổi ở mỗi mặt cắt với bề dày doi cát nổi trên mặt nƣớc là 3m. So sánh với diện tích hai doi cát năm 2010: doi cát I có diện tích 2700m2, doi cát 2 có diện tích 2571m2. Nhƣ vậy so với năm 2010, đến năm 2012, sát phía Bắc kè đã đƣợc tích tụ thêm một lƣợng bùn cát là: ΔQ= 3087 (m3).
Chú thích: 2010: xuất hiện doi cát I, II 2012: chỉ cịn doi cát III
Hình 3.14 Sự biến động doi cát qua các năm 2010-2012
Phân tích ảnh vệ tinh thấy, phía trong cửa cũng đang hình thành cồn cát ngầm có diện tích 5033m2.
Hình 3.15 Cồn cát ngầm hình thành do sóng đẩy bùn cát vào trong cửa (A)
Điều này chứng tỏ, quá trình thủy động lực đã diễn ra mạnh mẽ đủ để hai doi cát năm 2010 dịch chuyển vào phía Đầm Nƣớc Ngọt và vận chuyển thêm một lƣợng bùn cát là khoảng 8120m3 vào phía trong cửa. Cự ly dịch chuyển của doi cát năm 2012 so với năm 2010 là 59,6m. Nhƣ vậy , lƣợng bùn cát đƣợc đƣa vào phía trong cửa Đề Gi hàng năm khoảng 4000m3/năm.
Hình 3.16 Mặt cắt địa hình tại vị trí 647 (14o07’36,65’’-109o12’29,84’’)
Tóm lại, diễn biến đƣờng bờ trong khu vực nghiên cứu diễn ra vô cùng phức tạp, từ trƣớc khi xây dựng kè, trong quá trình xây dựng kè, và sau khi xây dựng kè. Hiện tại, xu thế biến động đƣờng bờ diễn ra chủ yếu tại cửa Đề Gi là: bồi lấp ở khu vực phía Nam kè, sát chân kè, bồi lấp hình thành bar cát ngầm phía trƣớc đầu kè, và tác động thủy động lực đẩy cát từ ngồi cửa vào lắng đọng ở phía trong khu vực cửa Đề Gi và Đầm Nƣớc Ngọt
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN BỒI LẤP KHU
VỰC CỬA BIỂN ĐỀ GI- TỈNH BÌNH ĐỊNH VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ