Chƣơng 2 THỰC NGHIỆM
2.1. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu
Tối ƣu hóa các điều kiện xác định As (III) trong nƣớc ngầm trên thiết bị điện di mao quản tích hợp với đêtectơ C4D bao gồm pha động điện di, phƣơng pháp xử lý mẫu, điều kiện bơm mẫu, điện thế tách. Trên cơ sở đó phát triển phƣơng pháp thành cơng cụ phân tích As(III) với độ nhạy cao, phục vụ cho nhu cầu phân tích một lƣợng lớn các mẫu As trong nƣớc nhầm tại các khu vực dân cƣ đang sử dụng nƣớc giếng khoan làm nguồn nƣớc chính phục vụ cho sinh hoạt với giới hạn định lƣợng thỏa mãn QCVN 09: 2008/BTNMT về hàm lƣợng As trong nƣớc ngầm (50µg/L).
2.1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tổng quan tài liệu các vấn đề liên quan đến As và ô nhiễm As trong nƣớc ngầm và lý thuyết cơ bản về phƣơng pháp điện di mao quản
Khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng đến q trình phân tích As(III) bằng CE-C4
D. Tối ƣu hóa các điều kiện phân tích As (III) trên thiết bị CE-C4D, đánh giá phƣơng pháp xác định As (III) trên thiết bị CE-C4D và áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu phân tích As (III) trong một số mẫu nƣớc giếng khoan.
So sánh phƣơng pháp nghiên cứu với phƣơng pháp AAS.
2.1.3. Nội dung nghiên cứu
Xây dựng quy trình phân tích tiểu phân As(III) trong nƣớc ngầm .
Tối ƣu hóa các điều kiện phân tích As(III) trong nƣớc ngầm bao gồm: pha động điện di, thời gian bơm mẫu, hiệu điện thế tách, quy trình xử lý mẫu,…
Khảo sát ảnh hƣởng của các ion nền cơ bản nhƣ: Cl-, SO42-, PO43-, NO2-, HCO3-, Fe2+ và đề xuất hƣớng giải quyết trong trƣớng hợp ảnh hƣởng đến kết quả đo.
Áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu để xác định hàm lƣợng As(III) trong một số mẫu nƣớc giếng khoan và so sánh kết quả thu đƣợc với phƣơng pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử kết hợp với thiết bị hidrua hóa (HVG-AAS).