Hiện trạng chất lượng các nguồn nước chảy vào Đầm Vạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý tổng hợp chất lượng nước đầm vạc, thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 46 - 49)

3.1. HIỆN TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN CHẤT LƢỢNG NƢỚC ĐẦM VẠC

3.1.1.1. Hiện trạng chất lượng các nguồn nước chảy vào Đầm Vạc

Nguồn cấp nƣớc chính cho Đầm Vạc là sơng Phan, sông Bến Tre, nƣớc của các con suối nhỏ chảy từ các xã Tam Quan, Đại Đình đổ vào Đầm Vạc tại hồ Cống Tỉnh và nƣớc từ các suối nhỏ khác chảy từ chân núi Đinh và núi Bông vào Đầm Vạc thơng qua hồ Bảo Sơn. Ngồi ra Đầm Vạc còn chịu ảnh hƣởng trực tiếp cả về lƣu lƣợng và chất lƣợng nƣớc 8 hồ đầm xung quanh nhƣ hồ Trại ổi, hồ Vậy, hồ Cầu Phao, hồ Bờ Phát, hồ Canh Nông, hồ Bờ Rèm, đầm Chúa… Chất lƣợng các nguồn nƣớc đổ vào Đầm Vạc đƣợc đánh giá qua các mẫu nƣớc lấy trên các sông vào Đầm Vạc, kết quả phân tích đƣợc thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.1. Kết quả phân tích chất lượng nước các sơng tại cửa xả đổ vào Đầm Vạc

TT Chỉ tiêu Đơn vị Sông Phan (CX1) Sông Bến Tre (CX2) QCVN 08:2008/BTNMT Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 A2 B1 1 pH 7,08 7,09 7,15 7,23 6 - 8,5 5,5 - 9 2 COD mg/l 9,2 7,2 14 9,6 15 30 3 BOD5 mg/l 5,2 4,6 6,9 5,5 6 15 4 DO mg/l 1,4 5,94 4 5,82 ≥ 5 ≥ 4 5 TSS mg/l 19 23 8 14 30 50 6 NH4+-N mg/l 0,72 0,09 0,54 0,33 0,2 0,5 7 NO3--N mg/l 1,67 0,25 1,04 1,14 5 10 8 Tổng dầu mỡ mg/l 0,25 0,12 0,16 0,13 0,02 0,1 9 Fe mg/l 0,75 0,92 1,07 1,12 1 1,5 10 Pb mg/l 0,002 0,003 0,001 0,005 0,02 0,05 11 Coliform MPN/100ml 210 750 90 390 5000 7500

Nguồn: Kết quả phân tích mẫu nước tại Phịng Thí nghiệm phân tích mơi trường khu vực I - Trung tâm mạng lưới Khí tượng Thủy văn và Môi trường.

Ghi chú:

Đợt 1: Mùa mưa (tháng 6/2014); Đợt 2: Mùa khô (tháng 11/2014);

Mẫu nước sông Phan (CX1) lấy tại Cầu Vật Cách, xã Đồng Cương, Yên Lạc (X: 2352582, Y: 559620);

Mẫu nước sông Bến Tre (CX2) lấy tại Cầu Oai, TP. Vĩnh Yên, tọa độ (X: 2356200, Y: 559707).

Nhận xét: Độ pH:

pH là một chỉ tiêu quan trọng để xác định, đánh giá chất lƣợng nguồn nƣớc. Độ pH ảnh hƣởng rất lớn đến q trình hóa học và sinh học diễn ra trong môi trƣờng nƣớc. Trị số này phu ̣ thuô ̣c vào hàm lƣợng axít ḿi hƣ̃u cơ ở đáy sơng, sự thủy phân của các muối kim loại nặng và sự phát triển của hệ vi tảo trong sông.

Giá trị pH đo đƣợc tại các vị trí lấy mẫu giao động trong khoảng 7,08-7,23, sƣ̣ chênh lê ̣ch giá tri ̣ pH giƣ̃a các điểm lấy mẫu và giƣ̃a các mùa là khơng đáng kể . Nhìn chung tại các vị trí đo giá trị pH nằm trong giá trị giới hạn cho phép mức A2 (6-8,5) theo QCVN 08:2008/BTNMT.

Ô nhiễm hữu cơ:

DO: DO tại sông Phan đo đƣợc vào mùa mƣa và mùa khô lần lƣợt là 1,4 và 5,94 mg/l, giá trị DO tại sông Phan vào mùa mƣa thấp hơp so với mức A2 của 08:2008/BTNMT. DO tại sông Bến Tre đo đƣợc vào mùa mƣa và mùa khô lần lƣợt là 4 và 5,82 mg/l, giá trị DO tại sông Phan vào mùa mƣa nằm trong mức B1 của 08:2008/BTNMT (≥ 4), nhƣng lại thấp hơn mức A2 (≥ 5).

BOD5: Chỉ có duy nhất giá trị BOD5 của nƣớc sông Bến Tre vào mùa mƣa vƣợt tiêu chuẩn cho phép 1,15 lần so với mức A2 của QCVN 08:2008/BTNMT, các giá trị BOD5 còn lại đều nằm trong giới hạn cho phép so với mức A2 và B1 của QCVN 08:2008/BTNMT.

COD: Giá trị COD trong nƣớc sông Bến Tre và sông Phan tại các điểm đo vào mùa khô và mùa mƣa nằm trong khoảng (7,2 - 14 mg/l), các giá trị này đều nằm trong giới hạn mức A2 và B1 của QCVN 08:2008/BTNMT.

Nhƣ vậy, nƣớc tại các nguồn nƣớc chính đổ vào Đầm Vạc có dấu hiệu ơ nhiễm hữu cơ, chủ yếu là chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (BOD5).

Chất rắn lơ lửng (TSS): Hàm lƣợng chất rắn lơ lửng tại các điểm lấy mẫu

dao động trong khoảng 8-23 mg/l, các giá trị này đều nằm trong giới hạn cho phép theo mức A2 và B1 của QCVN 08:2008/BTNMT.

Thành phần dinh dƣỡng:

Kết quả phân tích hàm lƣợng các chỉ tiêu về dinh dƣỡng gồm amoni, nitrat, cho thấy hàm lƣợng amoni trong mẫu nƣớc sông Phan và sông Bến Tre vào mùa mƣa vƣợt từ 1,08-1,44 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT cột B1, và vƣợt 2,7-3,6 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT cột A2.

Hàm lƣợng nitrat trong các mẫu nƣớc dao động trong khoảng 0,25-1,67 mg/l, các giá trị này đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 và B1.

Coliform:

Chỉ số coliform trong các mẫu nƣớc sông Phan và sông Bến Tre dao động trong khoảng 90-390 MPN/100ml và đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 và B1.

Các kim loại trong nƣớc:

Hàm lƣợng các kim loại trong các nguồn nƣớc đổ vào Đầm Vạc đều nằm trong giới hạn QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 và B1.

Các chất độc hại khác:

Hiện nay nƣớc sông Phan và sông Bến Tre tại các cửa xả vào Đầm Vạc có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi dầu mỡ. Hàm lƣợng dầu mỡ trong các mẫu nƣớc vƣợt giá trị giới hạn cho phép từ 6-12,5 lần so với mức A2 và 1,2-2,5 lần so với mức B1 theo QCVN 08:2008/BTNMT.

Kết luận chung về chất lượng các nguồn nước tại cửa xả đổ vào Đầm Vạc

Các nguồn nƣớc đổ vào Đầm Vạc gồm: Sông Phan và sông Bến Tre bị ô nhiễm nhẹ hợp chất hữu cơ (BOD5), tổng dầu mỡ và dinh dƣỡng (hàm lƣợng amoni vào mùa mƣa).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý tổng hợp chất lượng nước đầm vạc, thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 46 - 49)