Kết quả phân tích trường dịng chảy trong vùng sóng vỡ và sóng tràn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ tại bãi biển nha trang (Trang 44 - 49)

Sau khi sóng đổ, năng lượng sóng bị tiêu hao một phần và phần còn lại tiếp tục làm cho cột nước tiếp tục di chuyển lên trên bãi. Chính phần năng lượng này góp phần khuấy và đưa các hạt bùn, cát ra khỏi vị trí và dịng chảy do sóng sẽ mang ra khỏi vị trí ban đầu. Đây chính là cơ chế xói lở/bồi tụ làm thay đổi địa mạo bãi biển. Theo đó, xác định vận tốc và hướng của dịng chảy trong đới sóng tràn là việc quan trọng, góp phần xác định ảnh hưởng của sóng tới hình thái bờ biển.

Theo pha nước lên sau khi sóng đổ, các hạt nước hướng theo chiều chuyển động của tia sóng (về phía bờ) theo qn tính và chậm dần. Sau đó, theo pha nước rút xuống, các hạt nước chuyển động theo hướng ngược lại (hình 3.1).

Hình 3. 1. Hình ảnh trường dịng chảy trong vùng sóng tràn lúc 08h48 ngày 29/5/2013 Trên hình 3. 1, dịng chảy trong vùng sóng tràn diễn ra rất nhanh chỉ khoảng vài giây và hướng dòng chảy thay đổi liên tục trong thời gian ngắn. Trong khoảng 5,39 s, trong vùng sóng tràn có tới 5 đợt pha nước lên và rút. Vận tốc dịng chảy trong vùng sóng tràn lớn nhất là 1,2 m/s trong khi hướng của dịng chảy thì khơng đối lập

hồn tồn. Điều này xảy ra do sóng lan truyền khơng hồn tồn vng góc với bãi biển dưới ảnh hưởng của địa hình bãi biển.

Hình 3. 2. Biến thiên dịng chảy trong vùng sóng tràn lúc 08h49 ngày 29/5/2013

Từ hình 3. 2, trong khoảng 6,22 s thì vận tốc dịng chảy lớn nhất trong vùng sóng tràn là 1,76 m/s và vận tốc dịng chảy nhỏ nhất trong vùng sóng tràn là 0,0138 m/s. Khi pha nước đi lên mái dốc của bãi biển thì vận tốc dịng chảy lớn nhất là 1,153 m/s và khi pha nước đi xuống thì vận tốc dịng chảy lớn nhất là 1,76 m/s. Trong hình 3.2 ta thấy dịng chảy chủ yếu là hướng ra biển có nghĩa là chủ yếu là pha nước đi xuống.

Một trong những kết quả đáng chú ý từ số liệu đo đạc đó là khẳng định về các pha nước lên xuống sau khi sóng đổ là khơng đồng nhất với sự liên tiếp hoặc ngược hướng trên bãi biển thực tế. Trên hình 3.3 dẫn ra một chuỗi phân bố dòng chảy trong đới sóng tràn theo thời gian. Trong 3 s đầu, có 2 pha nước đi xuống và 1 pha lên trong khoảng 1 s sau đó. Do bãi biển phân bố hai chiều nên sau khi sóng đổ, tùy theo địa hình mà bore nước có thể đi vng góc với bãi biển hoặc đi xiên. Khi pha lên và pha xuống của bore nước tương tác với nhau có thể dẫn đến sự phân bố bất đối xứng của dòng chảy giữa pha nước lên và pha nước xuống.

Hình 3. 3. Biến thiên dịng chảy trong vùng sóng tràn lúc 16h35 ngày 29/5/2013

Từ hình 3. 3 cho thấy pha nước đi xuống hai lần liên tiếp trong 2,7 s do đó trong 5,1 s thì dịng chảy trong vùng sóng tràn chủ yếu hướng ra biển. Vận tốc dòng chảy lớn nhất đối với pha nước đi lên là 0,622 m/s và vận tốc dòng chảy lớn nhất đối với pha nước đi xuống là 0,498 m/s. Trong 5,1 s thì vận tốc lớn nhất trong vùng sóng tràn là 0,622 m/s và vận tốc dịng chảy nhỏ nhất trong vùng sóng tràn là 0,292 m/s.

Biến thiên dịng chảy trong hình 3. 4 chủ yếu là hướng vào bờ tức là chủ yếu sóng đi lên mái dốc bãi biển. Trong thời gian 9,51 s thì pha nước đi lên có vận tốc dịng chảy lớn nhất là 0,509 m/s và pha nước đi xuống có vận tốc dịng chảy lớn nhất là 0,486 m/s. Trong thời gian 9,51 s, vận tốc dòng chảy lớn nhất trong vùng sóng tràn là 0,509 m/s và vận tốc dịng chảy nhỏ nhất trong vùng sóng tràn là 0,0164 m/s.

Hình 3. 5. Biến thiên dịng chảy trong vùng sóng tràn lúc 08h54 ngày 30/5/2013

Hình 3. 5 thể hiện sự thay đổi dịng chảy trong vùng sóng tràn, trong vịng 8,56 s có một lần pha nước đi lên và hai lần pha nước đi xuống. Vận tốc dịng chảy lớn nhất trong vùng sóng tràn là 0,666 m/s và nhỏ nhất là 0,0126 m/s. Vận tốc dòng chảy lớn nhất khi pha nước đi lên tới điểm cao nhất có thể trên mái dốc bãi biển. Vận tốc của dòng chảy lớn nhất đối với pha nước đi lên là 0,615 m/s và vận tốc lớn nhất đối với pha nước đi xuống là 0,666 m/s.

Biến thiên dịng chảy thể hiện trong hình 3. 6 cho thấy vận tốc dịng chảy lớn nhất trong vùng sóng tràn là 0,606 m/s và vận tốc dòng chảy nhỏ nhất trong vùng sóng tràn là 0,0126 m/s. Trong khoảng thời 11,93 s có hai lần pha nước đi lên với vận tốc dòng chảy lớn nhất là 0,547 m/s và hai lần pha nước đi xuống với dòng chảy lớn nhất là 0,606 m/s.

Hình 3. 6. Biến thiên dịng chảy trong vùng sóng tràn lúc 09h04 ngày 30/5/2013

Từ hình 3. 7 trong khoảng thời gian 21,44 s dịng chảy trong vùng sóng tràn chủ yếu hướng ra biển. Vận tốc dịng chảy trong vùng sóng vỡ và sóng tràn lớn nhất là 0,0986 m/s và vận tốc dòng chảy nhỏ nhất là 0,000942 m/s. Trong khoảng thời gian 21,44 s có 5 pha nước đi lên mái dốc bãi biển với vận tốc dịng chảy lớn nhất là 0,0705 m/s và có tới 9 lần pha nước đi xuống với vận tốc dòng chảy lớn nhất là 0,0985 m/s.

Như vậy dịng chảy trong vùng sóng vỡ và sóng tràn diễn ra rất nhanh chỉ khoảng vài ba giây và hướng dòng chảy thay đổi liên tục trong thời gian ngắn. Mỗi lần pha nước đi lên với vận tốc dịng chảy lớn thì pha nước đi xuống cũng có dịng chảy lớn và ngược lại. Nhưng có những giai đoạn có những pha nước liên tiếp đi lên nên khoảng thời gian pha nước đi lên sẽ dài hơn khoảng thời gian pha nước đi xuống. Hoặc có những giai đoạn có pha nước đi xuống mạnh hơn pha nước đi lên thì lúc này pha nước đi lên sẽ bị triệt tiêu do đó khoảng thời gian pha nước đi xuống sẽ dài hơn thời gian pha nước đi lên. Khi pha nước đi lên thì sóng sẽ leo lên mái dốc bãi biển cho tới khi vận tốc dòng chảy bị tiêu hao hết và bị đổi hướng. Vận tốc dịng chảy trong vùng sóng tràn lớn nhất khi pha nước đi lên tới điểm cao nhất có thể của dốc và khi pha nước đi xuống thì vận tốc dịng chảy trong vùng sóng tràn lớn nhất khi pha nước đi xuống tới vị trí đường bờ ở mực nước tĩnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ tại bãi biển nha trang (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)