Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quản lý nguồn nước thải từ nhà máy sản xuất giấy NITTOKU việt nam, xã thi sơn, huyện kim bảng, tỉnh hà nam (Trang 42 - 52)

Thuyết minh công nghệ

Bể tiếp nhận: Bể này nhận nước thải từ hai nguồn khác nhau phần lớn là nước thải sản xuất của nhà máy và một phần nhỏ nước thải từ hệ thống xử lý nước cấp, nước thải sinh hoạt. Tại đây bơm hóa chất NaOH và Al2(SO4)3, nước thải pha cùng hóa chất tiếp tục chảy sang bể phản ứng. Mục đ ch của bể này nhằm điều hoà và ổn định chất lượng và lưu lượng nước thải đưa vào hệ thống xử lý.

Bể phản ứng: Nước thải được khuấy đều với hóa chất keo tụ, xảy ra q trình phản ứng giữa hóa chất keo tụ và hợp chất hữu cơ có trong nước thải hình thành hạt

H2SO4 NaOH NaOCl

Nước thải đầu vào

2.000m3/ngày Bể tiếp nhận Bể lắng bùn Bể trung hòa, khử trùng Al2(SO4)3 NaOH Bể phản ứng Bể tạo bông Nước sau xử lý Máy ép bùn Bể chứa bùn Nước sau máy

ép bùn

Bể tạo bơng: nước thải và hóa chất từ bể phản ứng dẫn sang bể tạo bơng để có thời gian cho các chất hữu cơ, chất lơ lửng và hóa chất phản ứng với nhau, gắn kết tạo thành các bông cặn lớn hơn.

Bể lắng: Sau khi qua xử lý hoá lý (keo tụ, điều chỉnh pH và tạo bông) nước được nhận vào bể này, trong bể này diễn ra quá trình lắng những bơng cặn đã được tạo ra cịn gọi là bùn, dưới đáy bể lắng có hệ thống ống hút bùn về bể chứa bùn.

Bể chứa bùn: Bùn thải ở đây được cho qua máy ép bùn, bùn thải rút nước đóng vào bao và hợp đồng với đơn vị có chức năng định kỳ thu gom; nước sau máy ép bùn dẫn về bể tiếp nhận tiếp tục tái quy trình xử lý.

Bể trung hòa, khử trùng: Sau khi thải các thành phần hữu cơ nước thải tràn sang bể trung hịa bơm hóa chất NaOCl, NaOH, H2SO4 ổn định pH và khử trùng.

Nước thải của nhà máy được xử lý qua trạm xử lý nước thải tập trung công suất 2.000m3/ngày đêm bằng phương pháp hóa lý kết hợp q trình lắng, khử trùng. Nước thải sau trạm xử lý đạt QCVN 12:2015/BTNMT cột A, QCVN 40:2011/BTNMT cột đủ điều kiện để xả thải ra mương tiêu nước ph a Đông Nam nhà máy, sức chịu tải của môi trường mương tưới tiêu thủy lợi vẫn được đảm bảo.

Cơng trình cửa xả nƣớc thải: ống xả

+ ch thư ớc ống xả: Đường k nh 250mm, độ dày thành ống 20mm; + Vật liệu ống: HDPE

Chế độ xả nƣớc thải: 24h/ngày với phương thức xả là tự chảy.

 Thiết bị của HTXLNT tập trung

Hệ thống xử lý nước thải được thiết kế với công suất 2.000m3/ngày đêm với thông số của cơng trình xử lý nước thải ch nh như sau:

Bảng 3.1. Thông số trạm xử lý nƣớc thải tập trung

TT Tên thiết bị và đặc tính kỹ thuật Đơn vị Số lƣợng

1

Bể tiếp nhận Thể tích : 10 m3

Vật liệu: Bê tơng + bọc FRP

1 Cái

2 Bể phản ứng

Vật liệu: Bê tông + bọc FRP 3

Bộ điều khiển pH Khoảng đo: 0-14 Điều khiển bơm NaOH

1 Bộ

4

Bể keo tụ Thể tích :25m3

Vật liệu: Bê tông + bọc FRP

1 Cái

5

Bể lắng

Thể tích :180 m3

ch thư ớc: trịn, đường kính 15m Vật liệu: Bê tơng + bọc eboxy

1 Cái 6 ơ m thải bùn Loại: cạn Công suất: 10 m3/h x 10mH x 1,5kW 1 Cái 7

Bể chứa nước thải ra Thể tích :40 m3

Vật liệu: Bê tơng + bọc FRP

1 Cái 8 ơ m nước thải ra Loại: chìm Cơng suất: 90 m3/h x 10mH x 5,5kW 2 Cái

9 Bộ điều khiển pH (khoảng đo: 0-14)

Điều khiển bơm NaOH, H2SO4 1 Bộ

10

Bể chứa bùn Thể tích: 20 m3

Vật liệu: Bê tông + bọc eboxy

1 Cái 11 ơ m bùn Loại: chìm Cơng suất: 10 m3/h x 10mH x 1,5kW 1 Cái 12 Máy ép bùn

Cơng suất: 2500/ vịng 1 Cái

13 Hố gom nước thải

Vật liệu: Bê tông 14

ơ m hố gom nước thải Loại: chìm Cơng suất: 20 m3/h x 10mH x 1,5kW 1 Cái 15 Bồn hóa chất NaOCl Thể tích: 1 m3 Vật liệu: FRP 1 Cái 16 ơ m NaOCl 10%

Công suất: 400cc/min x 0,2kW Công suất: 200cc/min x 22kW

1 1 Cái Cái 17 Bồn hóa chất NaOH Thể tích: 3 m3 Vật liệu: FRP 1 Cái 18 ơ m NaOH 30%

Công suất: 800cc/min x 0,2kW Công suất: 400cc/min x 22kW

1 1

Cái Cái 19

Bồn pha hóa chất Al2(SO4)3 Thể tích: 1 m3 Vật liệu: FRP 1 Cái 20 Bồn hóa chất Al2(SO4)3 Thể tích: 3 m3 Vật liệu: FRP 1 Cái 21 ơ m Al2(SO4)310%

Công suất: 2 800cc/min x 0,2kW 1 Cái

22

Bồn pha hóa chất polymer Thể tích: 1 m3 Vật liệu: FRP 1 Cái 23 Bồn hóa chất polymer số 1 Thể tích: 4 m3 Vật liệu: FRP 1 Cái 24 Bồn hóa chất polymer số 2 Thể tích: 4 m3 1 Cái

Vật liệu: FRP 25 ơ m polymer 0,1%

Công suất: 61cc/min x 0,2kW 2 Cái

26 Bồn H2SO4 Thể tích: 4 m3 Vật liệu: FRP 1 Cái 27 ơ m H2SO4 20%

Công suất: 400cc/min x 22kW 1 Cái

28 Cánh khuấy

Công suất: 242rpm x 0,4kW 2 Cái

 Hóa chất xử lý nước thải

Tồn bộ hóa chất sử dụng xử lý nước thải mua tại các nhà cung cấp trong nước, đảm bảo mục đ ch xử lý nước thải đạt chuẩn đầu ra theo Quy chuẩn hiện hành.

Bảng 3.2. Nhu cầu hóa chất phục vụ hoạt động xử lý nƣớc thải TT Tên nguyên, nhiên liệu Đơn vị Định

mức/tấn sp Khối lƣợng (tấn/năm) Nơi cung cấp

1 Aluminum sulfate band

Al2(SO4)3: chất keo tụ kg 3,2 48 Việt Nam 2 NaOH (30%) dạng lỏng: điều chỉnh pH kg 1,07 16 3 Sodium hypochlorite NaOCl: diệt vi khuẩn trong nước

kg 0,2 3

4 PAC Poly aluminium

clorua: trợ lắng kg 2,37 35,5

5 Acid H2SO4 (30%) dạng

Kinh phí mua hóa chất được trích từ kinh phí vận hành các cơng trình bảo vệ mơi trường.

Quy trình cơng nghệ xử lý nước thải của nhà máy hiện nay đáp ứng xử lý lưu lượng 2.000m3/ngày đêm, chất lượng nước sau xử lý đạt dưới quy chuẩn cho phép của tiêu chuẩn ngành giấy trước khi xả ra môi trường tiếp nhận. Hóa chất xử lý được mua trong nước và cơng ty đã có các thùng chứa hóa chất khi gặp sự cố tràn hóa chất. Tuy nhiên, lưu lượng xả thải ở thời điểm sản xuất cao điểm gần bằng lưu lượng xả thải theo thiết kế. Do đó, cần kiểm sốt lượng nước sử dụng cho cơng đoạn ép giấy, kiểm soát lượng nước sử dụng cho lò hơi…tránh lãng ph nước, giảm lượng nước thải ra môi trường .

3.1.3.3. Hệ thống quan trắc tự động

Hệ thống quan trắc tự động online

Quan trắc nước thải tự động là quá trình theo dõi lưu lượng, chất lượng nước thải liên tục, tự động giúp nhà máy và cơ quan quản lý giám sát chặt chẽ việc xả nước thải tại mọi thời điểm và có các biện pháp sự cố xảy ra.

Công ty đã đầu tư lắp đặt thiết bị đo lưu lượng, trạm quan trắc tự động với hệ thống xử lý nước thải (do Công ty Cổ phần Xây dựng và Công nghiệp Môi trường Việt Nam xây dựng) nhằm giám sát các nồng độ các thông số môi trường nước, xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra đồng thời đưa ra các giải pháp phù hợp quản lý nguồn nước thải một cách tốt nhất.

Hệ thống quan trắc nước thải tự động bao gồm:

a. Hệ thống đo và thu thập dữ liệu chất lượng nước thải tại hiện trường

- Thiết bị lấy mẫu tự động (được niêm phong và quản lý bởi Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam).

- Camera giám sát cửa xả (lưu giữ hình ảnh trong 03 tháng gần nhất).

- Các đầu đo kỹ thuật số sensor đo lưu lượng đầu vào, đầu ra; pH, nhiệt độ, COD, TSS, độ màu…

b. Hệ thống truyền dẫn dữ liệu

- Bộ hiển thị và điều khiển thông minh hiển thị, ghi nhận dữ liệu và kết nối với các đầu đo bằng bộ vi xử lý.

- Tủ điều khiển (chống sét, phụ kiện có tích hợp cảm biến nhiệt độ bên trong tủ để tự động chạy quạt hút khi nhiệt độ vượt quá ngưỡng cho phép).

Truyền dẫn dữ liệu liên tục về trung tâm thu nhận và xử lý dữ liệu và hiển thị trên máy tính tại phịng điều khiển của trạm quan trắc thơng qua Internet.

c. Hệ thống giám sát

- Phần mềm thu thập và xử lý số liệu. - Hiển thị trên giao diện web.

- Lọc giá trị đo theo ngày tháng giờ, xem lại các giá trị đo. - Cài đặt được chu kì lấy mẫu.

- Đọc dữ liệu từ cảm biến senssor đo quan trắc nước thải của nhà máy.

- Kết mối máy tính nội bộ: Xử lý, tính tốn, hiệu chuẩn, lập trình và hiển thị dữ liệu; lưu trữ dữ liệu theo thời gian thực.

- Kết nối dữ liệu về Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Hà Nam theo định dạng file quy định.

Các chỉ tiêu nước thải tại hệ thống quan trắc tự động online như sau:

Bảng 3.3. Chỉ tiêu nƣớc thải tại hệ thống quan trắc tự động Online TT Thơng số Đơn vị tính QCVN 12- MT:2015/BTNMT-A 1 Nhiệt độ 0C 0-40 2 pH - 6-9 3 COD mg/l 0-100 4 TSS mg/l 0-50 5 Flow m3/h 0-500 6 Độ màu Pt-Co 0-75

Vị trí quan trắc giám sát: sau hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.

+ Quy chuẩn áp dụng mẫu nước thải cho ngành công nghiệp giấy và bột giấy QCVN 12:2015/BTNMT cột A: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy.

QCVN 40:2011/BTNMT cột B1: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp.

+ Các chỉ tiêu giám sát nước thải: nhiệt độ, pH, TSS, COD, độ màu, tốc độ. + Tần suất giám sát: liên tục không ngừng; 20 phút truyền dữ liệu vào sever của Sở Tài nguyên môi trường Hà Nam 1 lần.

Thông tin được truyền dẫn về máy chủ, nếu có bất cứ một dấu hiệu nào (ví dụ chỉ tiêu nào có dấu hiệu vượt ngưỡng) thì tín hiệu sẽ truyền theo đường cáp quang đến người quản lý trạm để họ có thể đưa ra được những biện pháp xử lý.

3.1.4. Tài liệu và chế độ báo cáo giám sát.

Tài liệu

Hồ sơ tài liệu có liên quan đến hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy bao gồm:

- Tài liệu hồ sơ máy móc sản xuất, mua bán được lưu tại văn phịng quản lý nội bộ công ty.

- Nhật ký vận hành trạm xử lý nước thải lưu tại bộ phận kỹ thuật của nhà máy.

- Các tài liệu hướng dẫn vận hành máy móc như sổ tay vận hành, biên bản liên quan lưu trữ tại bộ phận kỹ thuật, cán bộ môi trường của nhà máy trực tiếp quản lý.

Chế độ báo cáo giám sát Lấy mẫu giám sát định kỳ

Tuân thủ đống theo cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của nhà máy đã được phê duyệt, Công ty kết hợp với đơn vị quan trắc Trung tâm Quan trắc Phân t ch tài nguyên môi trường thuộc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hà Nam là đơn vị có năng lực thực hiện.

 Vị trí 1: 01 mẫu nước thải đầu ra sau xử lý của hệ thống nước thải tập trung của nhà máy.

+ Quy chuẩn áp dụng mẫu nước thải:

QCVN 12:2015/BTNMT cột A: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy.

QCVN 40:2011/BTNMT cột B1: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp.

+ Các chỉ tiêu giám sát nước thải: pH, TSS, COD, BOD5, độ màu, NH4+, Tổng N, Tổng P, Dầu mỡ, Coliform, Dioxin.

 Vị trí 2: 01 mẫu nước mặt tại mương ph a Đông Nam nhà máy (tọa độ X: 22747472 - Y: 589573).

+ Tiêu chuẩn áp dụng mẫu nước: QCVN 08:2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, cột B dùng cho mục đ ch tưới tiêu thủy lợi.

+ Các chỉ tiêu giám sát nước: pH, TSS, DO, BOD5, COD, NH4+, NO2-, NO3-, PO43-,Coliform, dầu mỡ.

+ Tần suất giám sát: 3 tháng/1 lần.

- Hồ sơ lưu trữ tại công ty báo cáo kết quả quan trắc định kỳ, nhật ký vận hành theo dõi hằng ngày.

- Gửi đến cơ quan quản lý địa phương – Sở tài nguyên và môi trường Hà Nam báo cáo kết quả quan trắc định kỳ như cam kết trong Đánh giá tác động môi trường của nhà máy.

- Trạm quan trắc nước thải tự động: Truyền liên tục theo thời gian thực kết quả quan trắc tự động về máy chủ; truyền dữ liệu về sever của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam.

Ngồi ra, giám sát, kiểm tra hệ thống thốt nước của nhà máy cũng đáng lưu ý trong công tác quản lý hệ thống nước thải.

- Nội dung giám sát: Hiệu quả thoát nước của hệ cống tiêu thốt nước trên tồn nhà máy và hệ thống thu gom nước thải xử lý nước thải của nhà máy.

- Vị trí giám sát: Giám sát tồn bộ hệ thống hoặc tại các điểm xảy ra sự cố; - Tần suất giám sát: 6 tháng/lần giám sát tồn bộ hệ thống và hoặc ngay khi có sự cố về tiêu thốt nước thì phải có giải pháp kịp thời khắc phục.

Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2018 theo Quy chuẩn QCVN 12-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy, các đơn vị sản xuất giấy phải quan trắc và giám sát thêm thông số Dioxin. Nhà máy sản xuất

NITO U đối diện khó khăn tìm đơn vị có năng lực quan trắc thơng số Dioxin, giúp nhà máy quản lý tốt các thông số ô nhiễm trước khi thải ra môi trường tiếp nhận.

Nhận xét: Với tình hình quản lý mơi trường của nhà máy nói chung và quản

lý nước thải của nhà máy hiện nay là tương đối tốt. Nhà máy đã có hệ thống thu gom nước đạt yêu cầu, hệ thống xử lý đáp ứng lưu lượng xả của nhà máy, lưu trữ tài liệu vận hành tốt và thực hiện quan trắc giám sát đầy đủ như đã cam kết. Hạn chế còn tồn tại ở nhà máy trong giám sát thông số ô nhiễm Dioxin - đây là một thống số ô nhiễm độc hại, nếu nhà máy tiếp tục không giám sát chặt chẽ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tối mơi trường.

3.1.5. Kinh phí quản lý hệ thống mơi trường

Theo nhà máy, thực hiện duy trì bảo dưỡng máy móc định kỳ đúng như đã cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, tr ch 30-35 triệu đồng/ tháng để sửa chữa thiết bị hỏng và các thiết bị cần bảo dưỡng, mua hóa chất vệ sinh. Tuy nhiên, các cán bộ báo cáo thực tế ngân sách chi trả các vấn đề trên chưa đáp ứng đủ, cần được tăng lên phù hợp.

3.2. Đánh giá ƣu điểm và hạn chế của hiện trạng quản lý nƣớc thải hiện tại ở nhà máy

3.2.1. Đặc điểm môi trường nơi tiếp nhận nguồn nước thải từ nhà máy

Nguồn tiếp nhận nước thải

Tên nguồn tiếp nhận nước thải: mương tiêu nước ph a Đông Nam nhà máy tại thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Vị tr tiếp nhận nước thải có toạ độ VN 2000 như sau: X = 22747472 m; Y= 589573 m

Khảo sát hiện trường kết hợp điều tra, kênh mương ph a Đông Nam nhà máy là kênh mương thủy lợi, sử dụng vào mục đ ch tưới tiêu nông nghiệp trồng lúa, không trồng hoa màu; không sử dụng cho mục đ ch sinh hoạt. Bên cạnh đó, xung quanh khu vực khơng có nhà máy, đơn vị khác cùng xả thải ra mơi trường tiếp nhận mà chỉ có nhà máy sản xuất giấy NITTO U là đơn vị có nước thải sau khi xử lý xả ra mương tưới tiêu này.

Mương tưới tiêu ph a Đông Nam nhà máy do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn quản lý, do đó nước thải của nhà máy khi xả ra môi trường phải đảm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quản lý nguồn nước thải từ nhà máy sản xuất giấy NITTOKU việt nam, xã thi sơn, huyện kim bảng, tỉnh hà nam (Trang 42 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)