Đánh giá hiệu lực của biện pháp phòng chống trước và sau khi tẩm 1 tháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phối hợp một số hóa chất nhóm pyrethroid để phòng chống muỗi anopheles epiroticus linton harbach, 2005 đã kháng hóa chất diệt côn trùng (Trang 65 - 67)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.2. Nghiên cứu tại thực địa

3.2.4. Đánh giá hiệu lực của biện pháp phòng chống trước và sau khi tẩm 1 tháng

Nghiên cứu tại thực địa được tiến hành từ tháng 10/2013 dự kiến trong 01 năm, hoặc sẽ kết thúc khi các thử nghiệm đánh giá hóa chất đã hết hiệu lực diệt tồn lưu.

Thời tiết tại điểm nghiên cứu cũng như tại Bạc Liêu chia thành hai mùa rõ rệt mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm; mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4. Chúng tôi theo dõi số liệu thời tiết (độ ẩm, lượng mưa, nhiệt độ trung bình theo tháng) tại điểm nghiên cứu thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố trên tại thời điểm tháng 10 và tháng 11 năm 2013.

Bằng các phương pháp điều tra côn trùng tại các nhóm điểm nghiên cứu

chúng tôi thu thập được 5 loài muỗi: An. barbirostris, An. campestris, An.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1 2 3 4 5 6 7 Tỷ lệ % muỗi chết

Thời gian sau khi tẩm (tháng)

Mẫu IF3 Mẫu Io

epiroticus, An. nimpe và An. subpictus trong đó lồi muỗi An. epiroticus chiếm tỷ lệ

rất cao (25,5 - 30 con/giờ/người) (bảng 3.8).

Bảng 3.8. Mật độ muỗi An. epiroticus tại các điểm tẩm màn, điều tra bằng

phương pháp mồi người ban đêm

Các điểm thử nghiệm

Mật độ muỗi An. epiroticus

(con/giờ/người) So sánh p Trước khi tẩm Sau khi tẩm 24 giờ 1 tháng Điểm tẩm màn liều hỗn hợp (IF3) 25,5±3 12,5±1 17,5±2

p<0,05 Điểm tẩm màn liều đơn (I0) 27,5±2 21,5±1 25,5±2

Điểm đối chứng (không tẩm) 30,0±2 29,5±1 29,5±2

Kết quả bảng 3.8 cho thấy: mật độ muỗi An. epiroticus điều tra được sau khi

tẩm màn bằng liều phối hợp sau 24 giờ giảm rõ rệt so với trước khi tẩm màn và sau 1 tháng đã bắt đầu có sự phục hồi của quần thể muỗi (p < 0,05).

Kết quả bảng 3.9 cho thấy: mật độ muỗi An. epiroticus điều tra được sau khi

phun bằng liều phối hợp có giảm ngay sau khi phun 24 giờ nhưng sau khi phun 1 tháng mật độ muỗi lại tăng lên tương ứng với lô đối chứng, sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Kết quả này phản ánh được một phần thực trạng về tác dụng của biện pháp phòng chống. Sau khi tiến hành phun tẩm phòng chống véc-tơ tại hầu hết các điểm nhận thấy mật độ véc-tơ giảm xuống ngay lập tức. Tùy thuộc vào từng loại hóa chất, và mật độ của muỗi tại địa điểm nghiên cứu mà thời gian phục hồi mật độ thay đổi khác nhau thông thường từ 1-3 tháng.

Nghiên cứu của chúng tơi hồn toàn phù hợp với các nghiên cứu của Hồ Đình Trung đã tiến hành trước đây: khi mật độ véc-tơ tại điểm nghiên cứu quá cao > 25 con/giờ/người thì khả năng phục hồi của quần thể véc-tơ sau khi sử dụng hóa chất rất nhanh, thơng thường chỉ sau 01 tháng đã đạt lại mật độ ban đầu [4,26].

Hơn nữa theo các chỉ số đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới [55] các biện pháp bảo vệ cộng đồng chỉ đạt hiệu quả cao khi độ bao phủ của các biện pháp

phịng chống đạt trên 80% tồn quần thể. Ở đây điểm nghiên cứu của chúng tôi là tương đối nhỏ: mỗi điểm nghiên cứu chỉ chọn 50 nhà, độ bao phủ rất nhỏ so với toàn xã, nên việc phục hồi rất nhanh của các quần thể véc-tơ là đương nhiên.

Bảng 3.9. Mật độ muỗi An. epiroticus tại các điểm phun tồn lưu, điều tra bằng

phương pháp mồi người ban đêm

Các điểm thử nghiệm

Mật độ muỗi An. epiroticus

(con/giờ/người) So sánh p Trước khi tẩm Sau khi tẩm 24 giờ 1 tháng Điểm phun liều hỗn hợp (IF1) 27,5±3 19,5±2 26,5±2

p>0,05 Điểm phun liều đơn (F0) 28,5±2 26,5±1 28,0±1

Điểm đối chứng (không phun) 30,0±2 29,5±1 29,5±1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phối hợp một số hóa chất nhóm pyrethroid để phòng chống muỗi anopheles epiroticus linton harbach, 2005 đã kháng hóa chất diệt côn trùng (Trang 65 - 67)