Cân nặng (kg) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giá trị sinh học của học sinh trường trung học cơ sở dịch vọng, quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 42 - 44)

Tuổi Nam (1) Nữ (2) 2 1 X X  p (1-2) n XSD Tăng n XSD Tăng 12 50 35,12 ± 2,75 - 50 34,12 ± 3,79 - 1,0 <0,05 13 50 37,22 ± 2,93 2,10 50 37,08 ± 3,08 2,96 0,14 >0,05 14 50 40,54 ± 3,47 3,32 50 42,27 ± 4,51 5,19 -1,73 <0,05 15 50 46,66 ± 4,47 6,12 50 44,86 ± 3,47 2,59 1,8 <0,05

Tăng trung bình/ năm 3,85 3,58

Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy, cân nặng của học sinh tăng dần theo các lứa tuổi ở cả nam và nữ. Cân nặng của học sinh nam tăng từ 35,12 ± 2,75 kg (12 tuổi) đến 46,66 ± 4,47 kg (15 tuổi), bình quân tăng 3,85 kg/năm; nữ tăng từ 34,12 ± 3,79 kg (12 tuổi) đến 44,86 ± 3,47 kg (15 tuổi), bình quân tăng 3,58 kg/năm.

Tốc độ tăng cân nặng theo tuổi ở học sinh nam và nữ không đều, Cân nặng của nam tăng nhanh nhất ở tuổi 15 (6,12 kg); cân nặng của nữ tăng nhanh nhất ở

tuổi 14 (5,19 kg). Nhƣ vậy, thời điểm tăng nhảy vọt về cân nặng của nữ sớm hơn nam. Sau thời kì này, mức tăng cân nặng của nam và nữ đều bị kìm hãm và có xu hƣớng giảm dần, điều đó phù hợp với đặc điểm sức lớn trong tuổi dậy thì.

Cùng một độ tuổi, cân nặng của học sinh nam và nữ không giống nhau (hình 3.4). Ở tuổi 12 và 15, học sinh nam nặng cân hơn nữ với chênh lệch về cân nặng lần lƣợt là 1,0 và 1,8 kg (p<0,05). Ở các lứa tuổi 13 đến 14, cân nặng của nữ lại lớn hơn nam (p<0,05); ở tuổi 14, cân nặng của học sinh nữ lại lớn hơn cân nặng của học sinh nam 1,73 kg (p<0,05); ở lứa tuổi 13 học sinh nam và nữ có cân nặng tƣơng đƣơng nhau.

Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn cân nặng của học sinh theo tuổi và giới tính

Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, cân nặng của học sinh nam và nữ đều tăng dần theo tuổi với tốc độ tăng khá lớn. Mỗi năm cân nặng của nam tăng trung bình 3,85 kg và nữ tăng trung bình khoảng 3,58 cm/năm. Tốc độ tăng cân nặng của học sinh không đồng đều, tăng nhanh nhất ở nam lúc 15 tuổi (6,12 kg) và ở nữ lúc 14 tuổi (5,19 kg). Tốc độ tăng cân nặng trung bình của học sinh nam cũng lớn hơn học sinh nữ nên cân nặng của nam thƣờng lớn hơn cân nặng của nữ. Kết quả này phù hợp với các kết quả nêu trong cuốn “HSSH” [3], “GTSH TK90” [2], trong các nghiên cứu của Đào Huy Khuê [17], Đỗ Hồng Cƣờng [5], Trần Thị Loan [22].

Sự tăng trƣởng về cân nặng có thời điểm tăng nhảy vọt và có thể chia ra làm hai giai đoạn khác biệt về giới. Đó là giai đoạn từ 12 đến 14 tuổi cân nặng của nữ tăng nhanh hơn so với nam nên cân nặng của nữ có giá trị lớn hơn so với nam. Cịn ở giai đoạn 14 và 15 tuổi tốc độ tăng cân nặng của nam lại lớn hơn nữ nên cân nặng của nam có giá trị lớn hơn nữ. Dẫn đến xuất hiện điểm giao chéo trên đƣờng biểu diễn tăng trƣởng cân nặng vào thời điểm 13 đến 14 tuổi. Nhƣ vậy, thời điểm tăng nhảy vọt cân nặng của học sinh nữ đến sớm hơn so với của học sinh nam 1 năm. Thời điểm này cũng xuất hiện vào giai đoạn dậy thì của học sinh. Trong giai đoạn dậy thì, sự chuyển hóa cơ sở trong cơ thể tăng mạnh, do tăng cƣờng đồng hóa các chất, đặc biệt là protein và Canxi, dẫn đến hiện tƣợng tăng trƣởng nhảy vọt về cân nặng của học sinh trong nghiên cứu. Thời điểm tăng nhảy vọt về cân nặng của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với số liệu nghiên cứu trong "GTSH – TK90" [2] và của các tác giả khác nhƣ Tạ Thúy Lan [21], Trần Thị Loan [22], Đỗ Hồng Cƣờng [5], sớm hơn so với số liệu trong nghiên cứu trong "Hằng số sinh học" [3] và của các tác giả Trần Văn Dần và cs [7], Đào Huy Khuê [17].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giá trị sinh học của học sinh trường trung học cơ sở dịch vọng, quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)