Trên cơ sở các khung sinh kế bền vững trên, năm 2004, IMM đã sửa đổi lại để áp dụng cho các cộng đồng ven biển, được gọi là “Khung sinh kế bền vững vùng ven biển”.
Theo IMM, sinh kế của các hộ gia đình ven biển chịu tác động của 3 nhóm yếu tố. Các yếu tố thuộc nhóm thứ nhất bao gồm các nguồn lực sinh kế (5 loại nguồn lực) mà hộ gia đình sử dụng để thực hiện các hoạt động sinh kế. Thuộc nhóm thứ hai là các yếu tố đặc điểm cá nhân (như tuổi tác, giới tính, tơn giáo,…) và các yếu tố xã hội (như cơ cấu chính trị, chính sách, pháp luật,…) có ảnh hưởng gián tiếp đến cộng đồng ven biển. Nhóm thứ ba bao gồm các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp như tính mùa vụ, thiên tai, xu hướng bên ngoài,… Sự lựa chọn các hoạt động sinh kế của cộng đồng
ven biển dựa trên những nguồn lực sinh kế hiện tại là kết quả của sự tương tác giữa 3 nhóm yếu tố cơ bản này [15].
Như vậy, ý tưởng chung của các khung sinh kế bền vững nêu trên là: các hộ gia đình, dựa vào nguồn lực sinh kế hiện có (bao gồm nguồn lực con người, tự nhiên, tài chính, vật chất và xã hội) trong bối cảnh thể chế và chính sách nhất định ở địa phương, sẽ thực hiện các hoạt động sinh kế (như sản xuất nông nghiệp, đánh bắt và ni trồng, du lịch, đa dạng hóa các loại hình sinh kế,…) nhằm đạt được các kết quả sinh kế bền vững (như tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, giảm rủi ro và khả năng bị tổn thương, cải thiện an ninh lương thực, sử dụng bền vững hơn các nguồn tài nguyên,….) dưới sự tác động của bối cảnh bên ngồi (các cú sốc, các xu hướng và tính mùa vụ). Cụ thể hơn, việc phân tích khung sinh kế bền vững sẽ giúp trả lời câu hỏi: nguồn lực sinh kế nào, hoạt động sinh kế nào, thể chế - chính sách nào là quan trọng để đạt được sinh kế bền vững cho các nhóm đối tượng khác nhau.
1.3. NGHIÊN CỨU SINH KẾ BỀN VỮNG GĂN VỚI BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NHIÊN
Hiện nay, có rất nhiều tài liệu nghiên cứu hướng tiếp cận sinh kế để áp dụng trong công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Những nghiên cứu này chủ yếu tập trung nghiên cứu các hướng áp dụng sinh kế trong các khu vực có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, đặc biệt là trong các khu bảo tồn và Vườn Quốc gia. Trong khuôn khổ nghiên cứu, các tài liệu này đã được tìm hiểu với mục đích tìm hiểu thế nào là sinh kế bền vững, tính bền vững của sinh kế, các tiêu chí đánh giá tính bền vững của sinh kế. Đồng thời qua đó chúng ta có thể hiểu được cách phân tích đánh giá các sinh kế thông qua khung sinh kế bền vững để phục vụ các mục tiêu của nghiên cứu.
Một số tài liệu nghiên cứu sinh kế bền vững trên thế giới:
- Tác giả Abiyot Negera Biressu (2009) cho rằng các hoạt động bảo tồn của VQG cần chú ý chia sẻ lợi ích và trách nhiệm giữa các bên liên quan, đồng thời cải thiên sinh kế cho cộng đồng địa phương.
- Krisna B. Ghimire (2008) qua cuốn “Park and people: Livelihood Issue in national Parks Management in Thailand and Madagascar” cũng khẳng định những ý kiến trên.
- Trong cuốn “Involving Indigenous peoples In Protected Are management” Comparative perspectives from Nepal, Thailand, and China” tác giả Sanjay K
(2002) lưu ý đến việc cần phải chú ý tới các dân tộc bản địa và sinh kế của họ trong các KBT và VQG trong các hoạt động bảo tồn.
Một số tài liệu trong nước
- Nghiên cứu “Tác động của Đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa đến sinh kế nơng dân” được thực hiện bởi TS. Nguyễn Văn Sửu – Trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn tại một làng ven đô Hà Nội.
- Đề tài “Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng cồn bãi huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình” được thực hiện bởi một nhóm nghiên cứu, đứng đầu là PGS.TS Hoàng Mạnh Quang (Trường Đại học Nông lâm Huế) năm 2009.
- Cuốn sách “Sinh kế bền vững cho các khu bảo tồn Việt Nam” đã được hoàn thành bởi một nhóm tác giả, đứng đầu là Angus McEwin và được xuất bản năm 2007.
- Báo cáo kinh tế - xã hội “Giám sát tác động và đánh giá khả năng tổn thương của các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên đất ngập nước khu vực VQG Xuân Thủy, Nam Định”, xuất bản năm 2009.
1.4. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1. Các quan điểm nghiên cứu
Quan điểm hệ thống: Khi nghiên cứu về một sự vật hiện tượng, chúng ta cần
xem xét nó một cách tồn diện, nhiều mặt, nhiều mối quan hệ khác nhau, trong trạng thái hoạt động và phát triển, để tìm ra bản chất và quy luật vận động của đối tượng. Quan điểm hệ thống giúp chúng ta đặt sự vật trong một hệ thống chỉnh hợp các mối quan hệ của nó với các yếu tố khác. Giúp chúng ta phân tích đối tượng thành các bộ phận các phần để nghiên cứu chúng một cách sâu sắc hơn để tìm ra tính hệ thống của chúng. Đồng thời cũng đảm bảo tính thống nhất của các hợp phần nghiên cứu.
Quan điểm phát triển bền vững: “Phát triển bền vững là sự phát triển có thể
đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng của thế hệ tương lai” theo báo cáo Brundtland năm 1987 của Ủy ban môi trường và Phát triển Thế giới – WCED. Quan điểm phát triển bền vững trong nghiên cứu được thể hiện thông qua việc đề xuất định hướng các sinh kế. Các sinh kế được đề xuất trong nghiên cứu phải đáp ứng được các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường.
Quan điểm bảo tồn để phát triển và phát triển để bảo tồn: Bảo tồn là hoạt động
bảo vệ và duy trì; phát triển có thể hiểu đơn giản là sự đi lên hay lớn lên của sự vật. Bảo tồn để phát triển trong nghiên cứu chỉ sự bảo vệ và duy trì hiện trạng cũng như các giá trị của tài nguyên từ đó tạo nguồn lợi không ngừng cho cộng đồng địa phương. Còn phát triển để bảo tồn lại chỉ khi người dân thu được nguồn lợi từ những giá trị mà mình đã bảo tồn thì từ đó sẽ có ý thức hơn trong việc khai thác làm sao để thu được lợi ích lâu dài nhất.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng quan và phân tích tài liệu
Nội dung của phương pháp là quá trình tìm kiếm, tổng hợp và xử lý những tài liệu thu thập được trước khi bắt đầu nghiên cứu. Từ đó, xây dựng được một cái nhìn tổng quan về đề tài. Điều này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các bước tiếp theo của đề tài. Các tài liệu được tổng hợp và phân tích bao gồm: các tài liệu về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu; các tài liệu tài nguyên địa mạo nói chung và tài ngun địa hình nói riêng; các tài liệu về sinh kế, sinh kế bền vững và phát triển bền vững. Ngồi ra cịn có các tài liệu về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.
Phương pháp thực địa
Nội dung của phương pháp là tổ chức đi khảo sát tại khu vực nghiên cứu nhằm thu được số liệu sát thực và cập nhập nhất. Phương pháp bao gồm các bước:
- Tìm hiểu về khu vực nghiên cứu: bước này được thực hiện thơng qua việc tìm hiểu các tài liệu liên quan về khu vực nghiên cứu. Các thông tin liên quan đến khu vực nghiên cứu, nhằm xây dựng được cái nhìn tổng quan về khu vực nghiên cứu trước khi đi thực địa.
- Xây dựng lộ trình thực địa: thơng qua việc tìm hiểu về khu vực nghiên cứu, lựa chọn ra các điểm cần thực địa, lộ trình thực địa. Từ đó, tăng hiệu quả của quá trình thực địa, tránh việc lãng phí về thời gian, cơng sức, tài chính, cũng như việc lan man làm giảm kết quả của chuyến thực địa.
- Báo cáo thực địa: Sau khi đi thực địa trở về, viết báo cáo tóm tắt quá trình thực địa, các kết quả đạt được trong quá trình thực địa, các vấn đề cịn chưa đạt được. Từ đó, rút ra các kinh nghiệm cho các chuyến thực địa sau.
Với nội dung chính của đề tài liên quan đến đánh giá giá trị của hệ thống hang động và địa hình karst. Phương pháp là việc ứng dụng các kiến thức về địa chất và địa mạo trong q trình thực địa. Từ đó, làm nổi bật nhưng giá trị địa chất, địa mạo đã được phát hiện trước đây; tìm kiếm những giá trị địa chất, địa mạo còn tiềm tàng của khu vực.
Phương pháp bản đồ, viễn thám và GIS
Đây là phương pháp sử dụng những công cụ địa lý như: bản đồ, viễn thám và GIS vào phục vụ quá trình nghiên cứu và hỗ trợ triệt để cho quá trình nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các công cụ địa lý: - Ảnh vệ tinh của khu vực nghiên cứu
- Bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu - Bản đồ địa chất khu vực nghiên cứu
- Các sơ đồ hiện trạng phân bố tài nguyên du lịch, sơ đồ định hướng phát triển du lịch,…
Tất cả các công cụ trên được sử dụng nhằm giúp luận văn xây dựng được một các nhìn tổng quan về tài nguyên địa hình, hiện trạng phát triển du lịch của khu vực nghiên cứu. Từ đó, góp phần trong việc xây dựng bản đồ hiện trạng tài nguyên địa hình, và các định hướng phát triển sinh kế bền vững cho vịnh Bái Tử Long
Phương pháp phỏng vấn, điều tra
Với mục tiêu điều tra, đánh giá hiện trạng sinh kế của khu vực để từ đó đưa ra những đề xuất định hướng sinh kế bền vững của mình. Phương pháp này sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc điều tra các thông tin về hiện trạng sinh kế của địa phương, giúp đề tài thu được những thông tin cần thiết để đưa ra những đánh giá và đề xuất. Phương pháp này được thực hiên thông qua các bước:
- Xây dựng bảng hỏi điều tra: Sau khi nghiên cứu các tài liệu về khu vực nghiên cứu cũng như các tài liệu liên quan, luận văn đã nghiên cứu xây dựng một bảng hỏi điều tra với các câu hỏi bám sát vào các thông tin cần thu thập. - Lựa chọn mẫu điều tra: Bảng hỏi được lấy mẫu ngẫu nhiên tại khu vực nghiên
cứu. Tuy nghiên, các mẫu này được phân bố hợp lý giữa hai khu vực dân cư là: cộng đồng dân cư sinh sống trên các đảo lớn và cộng đồng dân cư sinh sống trên các bè nổi trong khu vực.
- Xác định quy mô mẫu: Với công tác điều tra bảng hỏi, số lượng mẫu thu được càng nhiều thì kết quả phân tích càng chính xác. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của mình, luận văn xác định số lượng mẫu tối thiểu mình cần điều tra là 30 mẫu.
Phương pháp phân tích, thống kê
Phương pháp được sử dụng sau hai phương pháp thực địa và điều tra, khảo sát. Với nhiệm vụ, thống kế số liệu thu thập được từ 02 phương pháp trên, sau đó sử dụng các yếu tố phân tích và thống kể để cho ra là các số liệu hữu ích đối với nghiên cứu như:
- Số liệu về tài nguyên địa hình khu vực nghiên cứu - Các số liệu về sinh kế
- Các số liệu về hoạt động và hiểu biết của cộng đồng địa phương đối với tài nguyên địa hình
Phương pháp so sánh
Được sử dụng để so sánh đánh giá giữa các sinh kế bền vững với các sinh kế có sẵn tại địa phương, giữa các sinh kế bền vững với nhau. Để đưa ra được sinh kế bền vững tối ưu nhất.
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐỊA HÌNH VÀ THỰC TRẠNG SINH KẾ CỘNG ĐỒNG KHU VỰC VỊNH BÁI TỬ LONG.
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỊA HÌNH KHU VỰC VỊNH BÁI TỬ LONG LONG
Địa hình là kết quả của các tác động đồng thời, ngược nhau và liên tục của hai quá trình nội sinh và ngoại sinh. Trong đó, có rất nhiều nhân tố thuộc hai quá trình trên tác động đến sự hình thành và phát triển địa hình như: đặc điểm thạch học và kiến tạo, nhóm các nhân tố khí hậu, nhóm các nhân tố thủy văn và hải văn,…. Bên cạnh các nhóm nhân tố tự nhiên trên, con người cùng với các hoạt động của mình ngày càng tác động nhiều hơn vào tài nguyên địa hình nhằm phục vụ các mục đích sử dụng của mình.
2.1.1. Nhóm các nhân tố tự nhiên
2.1.1.1. Đặc điểm thạch học và kiến tạo
Theo các tài liệu nghiên cứu về đặc điểm địa chất và kiến tạo của vịnh Hạ Long – vịnh Bái Tử Long đã được công bố như cuốn “Lịch sử địa chất vịnh Hạ Long” [12], cuốn “Kỳ quan địa chất vịnh Hạ Long” [11]; “Bản đồ địa chất tờ Hạ Long (Hòn Gai) tỷ lệ 1:200.000” [3], và các tài liệu khác, luận văn đã rút ra đặc điểm địa chất của khu vực nghiên cưu bao gồm:
a) Đặc điểm thạch học
Hệ tầng Dưỡng Động (D1-2 dđ)
Hệ tầng có tuổi Devon sớm – giữa, phân bố rộng rãi ở khu vực rìa Đơng Bắc và Tây Nam Vịnh Hạ Long. Ở rìa Đơng bắc, trầm tích hệ tầng gặp ở Ngọc Vừng, Vạn Cảnh. Ở Tây nam gặp ở Bắc Thủy Nguyên, Nam Đông Triều. Bề dày trầm tích hệ tầng khoảng 450 – 550m. Thành phần chủ yếu là cát kết, cát kết dạng quarzit màu xám sang xen các lớp mỏng sét bột kết, cát bột kết. Các loại hóa thạch Tay cuộn, San hơ, Huệ biển chỉ thị cho môi trường ven bờ với các dạng đặc trưng là Euryspirifer tonkinensis, Indospirtifer kwangsiensis Atripaex gr. Reticularis,…. Quan hệ dưới của hệ tầng không rõ, quan hệ trên chuyển tiếp lên hệ tầng Lỗ Sơn.