Biểu đồ số lượng lao động trong ngành du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất định hướng sinh kế bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị của tài nguyên địa hình ở vịnh bái tử long (Trang 85 - 111)

(nguồn Số liệu thống kê vủa Phịng Văn hóa huyện)

Cùng với sự tăng trưởng về hệ thống các cơ sở lưu trú, ăn uống và dịch vụ, thì nguồn lao động trong ngành du lịch cũng có những bước tăng trưởng rõ rệt. Số lao động trong ngành du lịch có tốc độ tăng trưởng ổn định nhưng ở mức khá thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do tính mùa vụ trong hoạt động du lịch của khu vực khá cao nên người lao động, đặc biệt là lao động gián tiếp không quá mặn mà với lĩnh vực này và thường phải hoạt động thêm trong những ngành nghề khác để tạo thu nhập đảm bảo cuộc sống. Tính đến năm 2013, cả khu vực có gần 4000 lao động làm việc trong ngành du lịch, phục vụ hơn 622 ngàn lượt khách. Điều này có nghĩa là một năm mỗi lao động trong ngành du lịch phục vụ khoảng 160 khách du lịch. Bên cạnh việc tăng trưởng về số lượng thì chất lượng của lực lượng lao động cũng có những bước

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 LĐ trực tiếp (người) LĐ gián tiến (người)

phát triển rõ rệt. Tuy nhiên do đa phần là lao động có tính mùa vụ nên chất lượng lao động tại đây còn chưa cao. Bên cạnh đó, số lao động được đào tạo bài bản vẫn chỉ chiếm chưa đến 50% số lao động trực tiếp.

3.1.3. Nững Thuận lợi – Khó khăn – Cơ hội – Thách thức và xu thế phát triển của du lịch vịnh Bái Tử Long. của du lịch vịnh Bái Tử Long.

Thuận lợi – Cơ hội

Vịnh Bái Tử Long mang trong mình rất nhiều tiềm năng để phát triển một nền du lịch đa dạng, phong phú và có chất lượng cao, trong đó có thể kể tới như cảnh quan địa hình Karst độc đáo nằm trong một quần thể với vịnh Hạ Long đã được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới; vườn quốc gia Bái Tử Long nơi có nhiều giá trị về đa dạng sinh học và các hệ sinh thái có tiềm năng khai thác phục vụ du lịch như rạng san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn, bãi rùa đẻ trứng,…; các giá trị khảo cổ học, lịch sử, văn hóa; các cảnh quan bãi tắm đẹp. Những điều này đã góp phần xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của du lịch tại khu vực.

Bên cạnh những ưu đãi về thiên nhiên, văn hóa, lịch sử và xã hội, nguồn nhân lực trẻ dồi dào sẵn sàng cho một công việc tốt cũng là thế mạnh của khu vực.

Nhu cầu du lịch ở Việt Nam, trong khu vực cũng như trên thế giới tiếp tục tăng; du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam nói chung và khu vực nói riêng. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030 tiếp tục xác định Quảng Ninh là địa phương có vị trí quan trọng đặc biệt đối với phát triển du lịch. Trong đó, khu vực nghiên cứu được xác định là đặc khu kinh tế với định hướng phát triển du lịch. Vì vậy, trong những năm tới đây, khu vực sẽ càng nhận được nhiều sự quan tâm hơn của chính phủ và các nhà đầu tư về vốn cũng như dự án, ví dụ như: dự án xây dựng sân bay quốc tế nhằm đẩy mạnh sự phát triển của du lịch nói riêng và kinh tế khu vực nói chung.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xu thế du lịch sinh thái, vịnh Bái Tử Long có tiềm năng rất lớn để tận dụng những tài sản tự nhiên và văn hóa của mình. Tuy nhiên, điều này địi hỏi phải có sự đầu tư thích đáng.

Khó khăn – thách thức

- Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đi lại giữa khu vực với các thị trường du lịch còn kém chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của du lịch.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng như điện, đường, nước sạch, xử lý rác thải, thông tin liên lạc,… của khu vực vẫn đang trong q trình hồn thiện: nhiều xã đảo chưa có hệ thống điện; hệ thống thơng tin liên lạc cịn yếu chưa thơng suốt; hệ thống nước sạch và xử lý rác thải vẫn đang được xây dựng; hệ thống đường bộ nội khu vực đang bị xuống cấp, cần phải được nâng cấp,…, những điều này gây ra rất nhiều cản trở trong việc thu hút khách du lịch đến với khu vực.

- Hệ thống vận tải thủy: hệ thống phương tiên vận chuyển đường thủy và cảng biển của khu vực chưa kịp đà với xu thế phát triển du lịch. Đặc biệt là hệ thống cản biển chưa tách riêng được hệ thống cảng phục vụ du lịch với cảng cá, gây ảnh hưởng đến hình tượng du lịch của khu vực trong mắt du khách quốc tế - Hệ thống thông tin quảng bá thương hiệu du lịch cịn đang phát triển như: chưa

có website chính thức về du lịch của huyện, các thông tin về sản phẩm du lịch còn chưa tiếp cận được với khách du lịch. Hầu hết, các thông tin mà du khách có được đều từ các cơng ty du lịch nên khơng đảm bảo tính thống nhất, đơi khi cịn là những thơng tin sai lệch.

- Nguồn nhân lực chưa có trình độ chun mơn cao, mang nhiều tính thời vụ. - Kinh nghiệm phát triển du lịch của khu vực còn kém.

- Hạ tầng cơ sở vật chất phục vụ lưu trú và ăn uống tuy đang tăng nhanh về số lượng nhưng chất lượng vẫn cịn khá thấp, quy mơ cịn nhỏ lẻ và manh mún. - Sự cạnh tranh của các thương hiệu trong nước và quốc tế.

- Thương hiệu du lịch vịnh Hạ Long quá lớn, gây ra rất nhiều khó khăn cho việc xây dựng và tự khẳng định thương hiệu du lịch của khu vực.

- Những thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Vấn đề xung đột chủ quyền trên biển Đơng cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho việc phát triển du lịch biển ở khu vực nói riêng và nước ta nói chung.

- Cân bằng giữa phát triển và bảo tồn.

3.1.4. Xu thế phát triển du lịch và nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên địa hình ở vịnh Bái Tử Long hình ở vịnh Bái Tử Long

Từ những số liệu thống kế và phân tích trên, chúng ta có thể thấy được xu hướng phát triển du lịch của khu vực. Với những tiềm năng vốn có của mình, khu vực đang hướng tới đẩy mạnh phát triển du lịch biển với các hình thức: du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, du lịch sinh thái khám phá các giá trị địa hình và giá trị đa dạng sinh

học, du lịch lịch sử - văn hóa – tâm linh, các loại hình du lịch trải nghiệm,…, nhằm tận dụng tối đa giá trị độc đáo mà tài nguyên địa hình mang lại cho khu vực.

Tuy nhiên với xu thế phát triển của mình, vịnh Bái Tử Long cũng đồng thời tạo ra một sức ép lớn lên tài nguyên địa hình. Bởi vì, hầu hết các loại hình du lịch đã, đang và sẽ được tập khu phát triển của khu vực đều khai thác các giá trị của tài nguyên địa hình. Như trong loại hình du lịch tắm biển, yêu cầu quan trọng nhất để hình thành và phát triển của loại hình này phải có dạng địa hình bãi biển đẹp. Hay trong loại hình du lịch nghỉ dưỡng, yêu cầu tối thiểu là khu vực nghỉ dưỡng phải có khí hậu dễ chịu, cảnh quan đẹp. Hay như trong hoạt động du lịch khám phá các giá trị địa mạo, địa chất, cũng cần những giá trị độc đáo của cảnh quan địa hình để tạo thành điểm nhấn khác biệt thu hút khách du lịch. Hay nói xa hơn trong loại hình du lịch khám phá giá trị đa dạng sinh học hay du lịch trải nghiệm; sự khác biệt của các yếu tố địa hình tạo nên sự khác biệt trong các yếu tố đa dạng sinh học và các yếu tố tập quán sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Vậy, có thể thấy rằng hầu hết các xu thế phát triển du lịch của khu vực đều hướng đến những giá trị độc đáo mà tài nguyên địa hình mang lại.

Bên cạnh nhu cầu khai thác phục vụ các hoạt động du lịch, tài nguyên địa hình của vịnh cũng phải chịu thêm sức ép từ các hoạt động kinh tế khác như: hoạt động khai thác nguyên vật liệu xây dựng (đá vơi); phá huy địa hình phục vụ các mục đích như xây nhà, quy hoạch phát triển; hoạt động cải cạo để nuôi trồng thủy hải sản; các hoạt động khai thác của người dân như việc khai thác nhũ đá để bán

3.2. XÁC LẬP CÁC TIÊU CHÍ SINH KẾ BỀN VỮNG CHO CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG KHU VỰC VỊNH BÁI TỬ LONG PHƯƠNG KHU VỰC VỊNH BÁI TỬ LONG

Như trong khái niệm về sinh kế bền vững đã đề cập sinh kế bền vững là những sinh kế vừa đảm bảo được vai trị của mình đó là một phương tiện kiếm sống của con người và vừa đảm bảo các tiêu chí của phát triển bền vững. Chỉ khi thỏa mãn được hai điều kiện đó một sinh kế mới được coi là sinh kế bền vững.

Như đã đề cập tại Chương I, trong các nghiên cứu của Scoones (1998) và

DFID (2001) đều thống nhất đưa ra một số tiêu chí đánh giá tính bền vững của sinh kế trên 4 phương diện: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế.

- Bền vững về kinh tế: được đánh giá chủ yếu bằng chỉ tiêu gia tăng thu nhập của hộ gia đình.

- Bền vững về xã hội: được đánh giá thông qua một số tiêu chí như: tạo thêm việc làm, giảm nghèo đói, đảm bảo an ninh lương thực.

- Bền vững về môi trường được đánh giá thông qua việc sử dụng bền vững hơn các nguồn lực tự nhiên (đất, nước, rừng, tài nguyên thủy hải sản,…), không gây hủy hoại môi trường (như ô nhiễm môi trường, suy thối mơi trường,…). - Bền vững về thể chế: được đánh giá thơng qua một số tiêu chí như: hệ thống pháp lý được xây dựng đầy đủ và đồng bộ, quy trình quy hoạch chính sách có sự tham gia của người dân, các cơ quan/tổ chức ở khu vực cơng và khu vực tư hoạt động có hiệu quả; từ đó tạo ra một mơi trường thuận lợi về thể chế và chính sách để giúp các sinh kế được cải thiện liên tục theo thời gian.

Căn cứ vào những tiêu chí chính trên cùng với tình hình thực tế tại Việt Nam nói chung và khu vực nói riêng, nghiên cứu đưa ra các tiêu chí về sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương tại Bái Tử Long như sau:

3.2.1 Bền vững về kinh tế

Sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực (gồm các nguồn lực vật chất và xã hội) cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người. Một sinh kế được coi là bền vững về kinh tế khi nó đáp ứng được các điều kiện sau:

- Tận dụng tốt các nguồn vốn sẵn có tại khu vực: sinh kế này phải dựa trên những giá trị nguồn lực có sẵn ở địa phương và tận dụng chúng một cách có hiệu quả. Từ đó cung cấp cho người dân một phương tiện tạo thu nhập. - Dễ dàng tiếp cận: Đối với cộng đồng dân cư ven biển nói chung và khu vực

nghiên cứu nói riêng, nơi có trình độ dân trí cịn chưa cao, đa phần người dân mới chỉ tốt nghiệp tiểu học. Vì vậy, các sinh kế đưa đến cho người dân phải dễ dàng tiếp cận, dễ dàng áp dụng vào thực tiễn.

- Tạo ra giá trị kinh tế tức thời (hay là các giá trị kinh tế trước mắt mà người dân có thể thu được): đối với nhiều khu vực khi được sự tài trợ của các dự án quốc tế hay trong nước về xây dựng mơ hình sinh kế bền vững, họ có được nguồn vốn hỗ trợ nên tiêu chí này trở nên không quan trọng. Nhưng đối với cộng đồng người dân ở Vịnh Bái Tử Long, họ không được tài trợ như vậy nên muốn họ tin tưởng và áp dụng các sinh kế được đề xuất cần phải cho họ thấy được lợi nhuận trước mắt (cụ thể ở đây là thu nhập trong thời gian đầu thực hiện áp dụng sinh kế)

- Sinh kế ổn định có khả năng chống chịu các tác nhân bên ngồi (như suy thối hay khủng hoảng kinh tế): Sau đó, sinh kế phải tạo ra thu nhập một cách ổn định cho người dân và có khả năng chống chịu các tác động từ các yếu tố bên ngoài.

- Phù hợp với chính sách phát triển của địa phương: Mọi hoạt động của người dân đều phải tuân thủ phát luật và chính sách. Vì vậy, các sinh kế được đề xuất phải phù hợp với chính sách, định hướng phát triển của khu vực.

- Có tiềm năng phát triển nâng cao thu nhập cho người dân: Sau khi cung cấp cho người dân một phương tiện (một sinh kế) giúp cho người dân có thể có được cuộc sống ổn định, thì cơng việc tiếp theo của sinh kế sẽ là tạo điều kiện để nâng cao mức sống và cải thiện đời sống cho người dân. Có như vậy, sinh kế mới có khả năng được nhân rộng trong cộng đồng.

- Mỗi khu vực khác nhau có những sinh kế khác nhau.

3.2.2. Bền vững về xã hội

Sau khi giải quyết được các vấn đề về kinh tế, sinh kế bền vững còn phải hỗ trợ giải quyết các vấn đề về xã hội. Một số những tiêu chí được sử dụng để đánh giá tính bền vững trong phạm trù xã hội là:

- Tạo thêm công ăn việc làm cho người dân - Giúp xóa đói giảm nghèo

- Đảm bản an ninh lương thực

- Tăng cao vai trò của người phụ nữ trong hoạt động sinh kế nói riêng và các hoạt động khác nói chung: Hiện nay mặc dù vai trị của người phụ nữ trong xã hội Việt Nam nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng đang dần được khẳng định. Tuy nhiên với một khu vực mà trình độ dân trí cịn chưa cao, cuộc sống cịn phụ thuộc rất nhiều và các nguồn lợi tự nhiên như khu vực nghiên cứu, vai trò của người phụ nữ trong việc tạo thu nhập cho gia đình cịn rất nhỏ bé. Vì vậy, với mục tiêu bền vững về xã hội của mình, sinh kế bền vững phải tận dụng được nguồn lực là những người phụ nữ, để từ đó nâng cao vị thế của người phụ nữ trong các hoạt động tạo thu nhập cho gia đình cũng như tạo ra nguồn lợi cho xã hội. Khi đó, vai trị của người phụ nữ sẽ khơng chỉ được nâng cao trong gia đình mà cịn với cả xã hội.

- Nâng cao năng lực của cộng đồng: Sinh kế bền vững cũng phải tạo điều kiện giúp cho người dân tiếp nhân được các kỹ năng, kiến thức từ đó nâng cao năng

lực của chính cá nhân họ. Khi đó, người dân sẽ dễ dàng tiếp cận được với các phương tiên, các nguồn vốn khác để từ đó nâng cao đời sống của gia đình mình nói riêng và cho sự phát triển của xã hội nói chung. Bên cạnh đó, khi được tăng cường các kỹ năng, kiến thức, người dân sẽ hiểu được vai trị và ích lợi của phát triển bền vững. Từ đó, các phương pháp, biên pháp nhằm phát triển bền vững cũng dễ dàng tiếp cận được với người dân và dễ dàng đi vào thực tiễn hơn.

- Tăng cao vai trò và vị thế của người dân trong xã hội: Sau khi người dân được nâng cao về năng lực, họ sẽ hiểu được vai trị, quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với sự phát triển bền vững và đối với xã hội. Từ đó, việc thực hiện các chính sách phát triển bền vững và phát triển xã hội cũng trở nên dễ dàng hơn.

3.2.3. Bền vững về môi trường

Phát triển bền vững là phát triển đảm bảo được sự cân bằng của cán cân giữa kinh tế, xã hội và mơi trường. Vì vậy, một sinh kế bền vững ngoài giải quyết được các vấn đề kinh tế của người dân, các vấn đề xã hội thì nó cũng phải đảm bảo được sự bền vững về mặt môi trường. Để đánh giá được sự bền vững về môi trường của một sinh kế bền vững, nghiên cứu đưa ra một số tiêu chí sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất định hướng sinh kế bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị của tài nguyên địa hình ở vịnh bái tử long (Trang 85 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)