Hang Quan, một hang động Karst ở khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất định hướng sinh kế bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị của tài nguyên địa hình ở vịnh bái tử long (Trang 48 - 53)

Sau đây là những kết quả mà luận văn đã thu thập được về chế độ thủy – hải văn ở khu vực nghiên cứu:

Chế độ thủy văn khu vực vịnh Bái Tử Long bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sông Tiên Yên, trong hệ thống sông vùng Đông Bắc của Việt Nam. Chế độ thủy triều toàn nhật triều đều điển hình với đặc trưng mỗi tháng có 2 kỳ nước cường và 2 kỳ nước kém. Mực nước biển có biên độ dao động lớn nhất nước ta. Mực nước lớn nhất có thể đạt tới 4,8m. Vịnh Bái Tử Long là khu vực có dịng chảy chịu ảnh hưởng của hải lưu ven bờ có hướng, tốc độ thay đổi theo mùa và hướng sóng. Về mùa Đơng, dịng chảy hướng Tây Nam với tốc độ trung bình trong khoảng 0,25 - 0,4 m/s. Ngược lại về mùa hè, dịng chảy hướng Đơng Bắc và tốc độ nhỏ hơn, trong khoảng 0,15 - 0,25 m/s [20].

Vịnh Bái Tử Long là khu vực có dịng chảy tổng hợp được quyết định bởi dịng triều, dịng sơng và hướng gió. Hướng dịng chảy thuận nghịch theo pha triều. Khi triều lên, dịng chảy hướng Đơng Bắc theo luồng lạch và hướng Tây Bắc qua các cửa giữa các đảo chắn. Khi triều xuống, dịng chảy có hướng ngược lại và tốc độ lớn hơn lúc triều lên. Đặc biệt dòng chảy có tốc độ rất lớn ở các cửa biển như cửa Đối, cửa Vành. Nhờ áp lực dòng chảy lớn, khu vực các cửa biển trở thành bãi đẻ lý tưởng cho những lồi thuỷ sản có tập tính sinh sản dựa vào áp lực dịng nước. Đó là điều kiện thuận lợi cho nguồn lợi hải sản phát triển rất đa dạng và phong phú về giống loài tại khu vực vịnh Bái Tử Long [20].

2.1.1.4. Các tai biến thiên nhiên

Bên cạnh các nhân tố trên, các yếu tố bất thường như bão và các thiên tai cũng là những nhân tố tác động đến tài nguyên địa hình như gây sụt lở, dập vỡ,....

Là khu vực vịnh đảo, Vịnh Bái Tử Long thường chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các cơn bão đổ bổ từ biển vào. Trung bình mỗi năm có từ 4 – 8 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực. Bão xuất hiện thường kèm theo mưa to, gió lớn gây ra nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống của người dân. Bên cạnh đó, bão cịn gây ra ảnh hưởng đến hoạt động du lịch vì mùa bão ở đây (từ tháng 6 đến tháng 10) trùng với mùa du lịch của khu vực [20].

Về mùa đông, thường vào tháng 1 và tháng 2, ở những vùng núi cao trên địa bàn, khi nhiệt độ xuống thấp sẽ xuất hiện sương muối gây hai cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng trọt. Ngoài ra, trong khoảng tháng 2 đến tháng 4, trên địa bàn khu vực thường có sương mù làm ảnh hưởng đến các hoạt động giao thông vận tải đường biển [20].

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Vịnh Bái Tử Long nằm trong địa giới hành chính thuộc huyện Vân Đồn và thị xã Cẩm Phả. Tuy nhiên, hầu hết diện tích và dân cư của vịnh đều thuộc huyện Vân Đồn. Vì vậy, đặc điểm kinh tế - xã hội của vịnh bị ảnh hưởng bởi điều kiện của huyện Vân Đồn nhiều hơn của thị xã Cẩm Phả. Trong nghiên cứu này, chúng ta sẽ đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Vân Đồn làm nền tảng cho điều kiện của khu vực nghiên cứu.

Theo các “Báo cáo kinh tế - xã hội huyện Vân Đồn các năm 2012, 2013” [19] cùng với “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 – định hướng đến năm 2030” [20], nghiên cứu rút ra được đặc điểm dân số, kinh tế - xã hội của khu vực.

2.1.2.1. Dân số và lao động

Tổng dân số sống trong và quanh khu vực vịnh Bái Tử Long là 43.853 người. Mật độ dân số trung bình rất thấp khoảng 79 người/km2 và phân hóa rõ rệt giữa các xã trong khu vực vịnh: thị trấn Cái Rồng có mật độ dân số cao nhất đạt 2.223 người/km2, sau đó là xã Đơng Xá và xã Hạ Long. Các xã có mật độ dân số thấp dưới 50 người/km2 bao gồm: xã Bình Dân, xã Ngọc Vừng, xã Đài Xuyên, xã Minh Châu, xã Vạn Yên và xã Bản Sen, trong đó xã Vạn Yên chỉ có mật độ dân số là 14 người/km2.

Tỷ lệ tăng dân số ở mức thấp là 1,43% trong đó chủ yếu là tăng tự nhiên, tăng cơ học rất thấp.

Trên địa bàn có 7 nhóm dân tộc khác nhau sinh sống bao gồm: Kinh, Sán Dìu, Hoa, Dao, Tày, Mường, Cao Lan. Trong đó đa phần là người Kinh (chiếm 84,74% tổng dân số) và người Sán Dìu (chiếm 12,95% tổng dân số).

Dân số trong độ tuổi lao động là 23.000 người (chiếm 52,45% tổng dân số). Trong đó, lao động làm việc trong các ngành kinh tế chiếm 86,5% dân số trong độ tuổi lao động. Lao động phân theo các ngành kinh tế như sau:

 Ngành nông – lâm – thủy sản chiếm 57,2% tổng lao động;

 Ngành công nghiệp chiếm 6,5% tổng lao động;

 Ngành thương mai – dịch vụ chiếm 36,6% tổng lao động.

Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở khu vực tuy thấp nhưng vẫn còn là cao so với tỷ lệ tăng dân số chung của tỉnh và của cả nước. Cùng với dân số ngày càng tăng là các nhu cầu về đất ở, đất sản xuất, các cơng trình cơng cơng,... (những cơ sở hạ tầng này yêu cầu một diện tích mặt bằng rất lớn). Dưới những sức ép về nhu cầu cơ sở hạ tầng nói riêng và các nhu cầu khác nói chung, người dân tại khu vực càng phải khai thác tài nguyên địa hình nhiều hơn, biến đổi nó nhằm phục vụ mục đích của mình. Điều này tác động rất lớn đến tài ngun địa hình, mà đa phần trong đó là những tác động tiêu cực.

2.1.2.2. Kinh tế

Hiện tại, trình độ phát triển kinh tế của địa phương chưa cao, nền kinh tế chủ yếu là nông – lâm – ngư nghiệp; kinh tế công nghiệp và xây dựng còn hạn chế, nhỏ bé, tốc độ phát triển còn chậm; ngành kinh tế dịch vụ và du lịch đã bước đầu phát triển theo chiều hướng tăng tốc, tuy nhiên hiện còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế.

Bảng 3: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Vân Đồn

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Tổng giá trị sản xuất 934 1076,6 1983 Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp 418,2 464,2 798 Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, xây dựng 270,6 321 623 Giá trị sản xuất ngành dịch vụ 245 295 562 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (tiểu ngạch) - 147 180

Tổng vốn đầu tư - 106,3 619

Tổng thu ngân sách nhà nước 48 55 83

Nguồn: Báo cáo KTXH huyện Vân Đồn năm 2012, 2013

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt được ở mức khá cao. Trong giai đoạn 2001 – 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của khu vực đạt được khoảng 15,2%/năm, tăng lên mức 19,3%/năm giai đoạn 2006 – 2010. Từ năm 2010, cùng với những khó khăn chung của nền kinh tế quốc gia, kinh tế địa phương cũng bị ảnh hưởng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn có xu hướng giảm. Năm 2013, địa phương chỉ đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 16%, thấp hơn so với mức bình quân năm của giai đoạn 2006 – 2010. Với mức tăng trưởng đã đạt được trong giai đoạn từ 2000 – 2012, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn tăng khoảng 8,4 lần, từ mức 128,9 tỷ đồng năm 2000 lên mức 1079,6 tỷ năm 2012 (tính theo so sánh năm 1994). Năm 2013 giá trị sản xuất trên địa bàn khu vực đạt 1.983 tỷ đồng (giá so sánh 2010, nếu tính theo giá hiện hành là 2.906 tỷ đồng). Mặc dù đạt được tốc độ tăng trưởng khá nhưng có thể thấy quy mơ kinh tế của địa phương vẫn còn khá nhỏ bé.

Nếu xét theo các ngành nghề, ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có sự tăng trưởng nhanh và mạnh, trong khi đó ngành nơng, lâm, thủy sản có tốc độ tăng trưởng thấp hơn.

Nông, lâm và thủy sản là ngành quan trọng đối với kinh tế địa phương, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế. Năm 2013, tỷ trọng của nhóm ngành này chiếm khoảng hơn 40%. Tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành này giai đoạn 2001 – 2005 đạt 15,5%/năm, giảm nhẹ xuống 13,2%/năm trong giai đoạn 2006 – 2010, và khoảng 14,6%/năm giai đoạn 2011 – 2013. Đóng góp của ngành thủy sản là lớn nhất trong nhóm ngành nơng, lâm và thủy sản.

Quy mơ sản xuất cơng nghiệp trên địa bàn cịn rất khiêm tốn và đang trong q trình chuyển đổi mơ hình sản xuất cho phù hợp. Giá trị sản xuất của ngành chiếm một tỷ trọng không lớn, khoảng 20 – 25% giá trị sản xuất tồn nền kinh tế. Giá trị sản xuất cơng nghiệp trên địa bàn khu vực năm 2013 đạt 623 tỷ đồng (theo giá hiện hành đạt 935 tỷ đồng). Cơ cấu ngành nghề công nghiệp cịn giản đơn, gồm các nhóm ngành khai thác: khai thác đánh bắt và chế biển hải sản, nông, lâm sản chiếm khoảng 35,2%, các ngành tiểu thủ công nghiệp như mộc, đồ gia dụng,.... khoảng 17,4% còn lại là các ngành khác.

Giai đoạn 2001 – 2005, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp đạt 16,5%,; giai đoạn 2005 – 2010 tăng lên 27,5%/năm và trong 3 năm (2011 – 2013) tốc độ tăng trưởng bình qn năm của những nhóm ngành này vào khoảng 17,8%/năm.

Cùng với ngành công nghiệp và xây dựng, ngành dịch vụ cũng duy trì được tốc độ tăng trưởng cao từ năm 2000 cho đến nay. Trong giai đoạn 2001 – 2005, tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ đạt khoảng 11,6%/năm và 32,5%/năm trong giai đoạn 2006 – 2010, giảm xuống 20,1%/năm giai đoạn 2011 – 2013.

Ngành du lịch của khu vực đã có sự khởi sắc, hoạt động du lịch ngày càng trở nên sôi nổi, nhất là trong dịp hè. Hoạt động thương mại diễn ra ổn định, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ trên địa bàn tăng trưởng khá. Năm 2013, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ trên địa bàn ước đạt 2.200 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2012.

Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn huyện đã tăng từ mức 267 tỷ đồng năm 2009 lên khoảng 620 tỷ đồng năm 2013. Trong tổng số 620 tỷ vốn đầu tư trên địa bàn năm 2013, vốn Ban quản lý Khu Kinh tế quản lý 157,57 tỷ đồng (chiếm 25,4%), vốn

do huyện quản lý 281,792 tỷ đồng (chiếm 45,5%), vốn đầu tư xây dựng trong dân cư và doanh nghiệp là 180 tỷ đồng (chiếm 29%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất định hướng sinh kế bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị của tài nguyên địa hình ở vịnh bái tử long (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)