Rõ ràng là đất trồng rau trong các khu vực nghiên cứu của thành phố Thái Nguyên đã chịu ảnh hưởng của quá trình sản xuất nông nghiệp, một số vùng đã bị ô nhiễm bởi KLN, đặc biệt là Pb và Cd. Đây là điều cần chú ý trong quy hoạch các vùng trồng rau xanh cung cấp cho thành phố Thái Nguyên nói riêng và cho tiêu dùng nói chung.
3.3. Một số chỉ tiêu chất lượng nước ở Túc Duyên và Quang Vinh
3.3.1. Giá trị pH của nước tưới ở Túc Duyên và Quang Vinh
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy pH nước ở đây vẫn nằm trong giới hạn cho phép để sử dụng cho tưới tiêu, và sự biến động cũng không nhiều theo thời gian (bảng 3.7).
Bảng 3.7. Kết quả pH nước tưới rau tại các khu vực nghiên cứu
Địa điểm
Thời gian
Túc Duyên Quang Vinh
NTD1 NTD2 NTD3 NTD4 NTD5 NQV1 NQV2 NQV3 NQV4 NQV5
9/2013 7,25 7,17 7,84 6,88 7,18 7,90 7,08 6,74 6,58 6,66
12/2013 7,36 6,96 7,05 7,24 7,08 6,57 7,59 7,15 7,34 7,18
3/2014 6,87 7,68 7,72 7,27 6,95 6,78 6,94 7,07 6,55 7,45
* 5,5- 9
(*QCVN 39:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước tưới tiêu, Tổng cục Môi trường,Vụ Khoa học Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt, ban hành theo thông tư số 43/2011/TT- BTNMT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Đáng chú ý là hầu hết các mẫu nước đều có pH dao động từ trung tính đến hơi kiềm (pH 6,55 đến 7,90). Nguyên nhân có thể là do khu vực nghiên cứu chịu tác động từ nhiều nguồn thải khác nhau, đặc biệt là nước thải sinh hoạt làm cho nguồn nước tưới ở đây có xu hướng bị kiềm hóa.
3.3.2.Hàm lượng Pb trong nước tưới rau ở khu vực Túc Duyên và Quang Vinh
Nước tưới rau ở thành phố Thái Nguyên nói chung và ở 2 phường Túc Duyên và Quang Vinh nói riêng đều được lấy chủ yếu từ nước sông Cầu. Tuy nhiên do chịu tác động trực tiếp của các nguồn nước thải từ các hộ gia đình, và đặc biệt là hoạt động
Khánh Hồ, khai thác khống sản từ các vùng Sơn Dương, Đại Từ, nước thải sinh hoạt, nước thải của các nhà máy Khu gang thép.....) nên chất lượng nước các sơng có sự biến đổi. Ngồi ra các hộ dân cịn sử dụng nước thải của thành phố theo hệ thống kênh thoát nước và nước từ ao, hồ, tù đọng gần khu dân cư và khu sản xuất để tưới rau (khoảng 30%). Một số ít hộ có sử dụng nước giếng khoan.
Kết quả phân tích các mẫu nước tưới từ hệ thống tưới tiêu của 2 khu vực Túc Duyên và Quang Vinh trình bày ở bảng 3.8.
Bảng 3.8. Hàm lượng Pb trong nước tưới ở khu vực Túc Duyên và Quang Vinh (mg/l)
Địa điểm
Thời gian
Túc Duyên Quang Vinh
NTD1 NTD2 NTD3 NTD4 NTD5 NQV 1 NQV 2 NQV 3 NQV 4 NQV 5 9/2013 0,195 0,075 0,094 0,181 0,053 0,063 0,120 0,094 0,251 0,069 12/2013 0,059 0,098 0,045 0,202 0,175 0,079 0,196 0,236 0,061 0,227 4/2014 0,042 0,170 0,077 0,057 0,202 0,145 0,257 0,093 0,124 0,059 * ≤ 0,05mg/l
(*QCVN 39:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước tưới tiêu, Tổng cục Môi trường,Vụ Khoa học Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt, ban hành theo thông tư số 43/2011/TT- BTNMT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
- Ở thời điểm tháng 9/2013 tại khu vực Túc Duyên, cả 5 mẫu được lấy đều bị ô nhiễm tuy nhiên đa số đều ở mức nhẹ, điều này cũng xảy ra với mẫu tại khu vực Quang Vinh, nhưng mức ô nhiễm cao hơn so với ở Túc Duyên.
- Ở thời điểm tháng 12/2013, chỉ có 1 mẫu ở Túc Duyên là không bị ô nhiễm, tất cả các mẫu cả 2 khu vực đều ô nhiễm, đáng chú ý là mẫu lấy ở Quang Vinh có sự gia tăng mức ô nhiễm.
- Ở thời điểm tháng 4/2014, cũng có 1 mẫu ở Túc Duyên không bị ô nhiễm, tuy nhiên đến thời điểm này, mức ơ nhiễm có dấu hiệu giảm bớt so với thời điểm trước đó.
Nhìn chung khu vực Quang Vinh tỉ lệ mẫu và mức ô nhiễm là cao hơn so với Túc Duyên (Hình 3.7).