2.5.4. Khảo sát khả năng xử lý phẩm màu của vật liệu TiO2 và TiO2 pha tạp N, S
2.5.4.1. Ảnh hưởng của pH
Các dung dịch DB 71 và RR 261 được pha với nồng độ 25 ppm, điều chỉnh pH dung dịch lần lượt về 4, 5, 6, 7, 8. Thể tích dung dịch là 100 ml, vật liệu xúc tác dùng là TiO2-N-S-450_(1:4), lượng xúc tác là 50 mg. Thí nghiệm tiến hành trong 150 phút, khuấy liên tục, dùng đèn compact (hãng Phillip, công suất 36 W) chiếu sáng dung dịch phản ứng, cách bề mặt dung dịch 20 cm. Sau 30 phút tiến hành lấy mẫu dung dịch, đem lọc, rồi đo quang để xác định nồng độ phẩm màu Ct sau thời gian phản ứng t (phút ).
2.5.4.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ nung
Lượng xúc tác dùng là 50 mg với TiO2-450; TiO2-N-S-350_(1:4); TiO2-N-S- 450_(1:4); TiO2-N-S-550_(1:4). Thể tích dung dịch phẩm màu DB 71 và RR 261 là 100 ml, nồng độ khoảng 25 ppm. Điều chỉnh về pH = 4. Thời gian khảo sát là 150 phút, khuấy liên tục, dùng đèn Compact (hãng Phillip, công suất 36 W) chiếu sáng dung dịch phản ứng, cách bề mặt dung dịch 20 cm. Cứ sau 30 phút tiến hành lấy mẫu dung dịch, đem lọc, rồi đo quang để xác định nồng độ phẩm màu Ct sau thời gian phản ứng t (phút).
Làm trong bóng tối bằng cách dùng giấy bạc bịt kín hệ phản ứng và không dùng đèn Compact.
2.5.4.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ lượng số mol Ti : S đến khả năng xử lý của vật liệu
Lượng xúc tác dùng là 50 mg với các vật liệu lần lượt là TiO2-N-S- 450_(1:2); TiO2-N-S-450_(1:3); TiO2-N-S-450_(1:4). Điều chỉnh về pH = 4. Thể
tích dung dịch phẩm màu DB 71 và RR 261 là 100 ml, nồng độ khoảng 25 ppm. Thời gian khảo sát là 150 phút, khuấy liên tục, dùng đèn Compact (hãng Phillip, công suất 36 W) chiếu sáng dung dịch phản ứng, cách bề mặt dung dịch 20 cm. Cứ sau 30 phút tiến hành lấy mẫu dung dịch, đem lọc, rồi đo quang để xác định nồng độ phẩm màu Ct sau thời gian phản ứng t (phút).
2.5.5. Khảo sát khả năng xử lý phẩm màu của vật liệu Bentonite chống Ti pha tạp N, S tạp N, S
2.5.5.1. Ảnh hưởng của pH
Các dung dịch DB 71 và RR 261 được pha với nồng độ 25 ppm, điều chỉnh pH dung dịch lần lượt về 4, 5, 6, 7, 8. Thể tích dung dịch là 100 ml, vật liệu xúc tác dùng là Bent 1, lượng xúc tác là 50 mg. Thí nghiệm tiến hành trong 150 phút, khuấy liên tục, dùng đèn compact (hãng Phillip, công suất 36 W) chiếu sáng dung dịch phản ứng, cách bề mặt dung dịch 20 cm. Sau 30 phút tiến hành lấy mẫu dung dịch, đem lọc, rồi đo quang để xác định nồng độ phẩm màu Ct sau thời gian phản ứng t (phút).
2.5.5.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ nung
Lượng xúc tác dùng là 50 mg với Bent-Ti-N-S-350; Bent-Ti-N-S-450; Bent- Ti-N-S-550. Thể tích dung dịch phẩm màu DB 71 và RR 261 là 100 ml, nồng độ khoảng 25 ppm, pH được điều chỉnh về 4. Thời gian là 150 phút, khuấy liên tục, dùng đèn Compact (hãng Phillip, công suất 36 W) chiếu sáng dung dịch phản ứng, cách bề mặt dung dịch 20 cm. Cứ sau 30 phút tiến hành lấy mẫu dung dịch, đem lọc, rồi đo quang để xác định nồng độ phẩm màu Ct sau thời gian phản ứng t (phút).
2.5.5.3. Ảnh hưởng của hàm lượng Bentonit
Tiến hành tương tự mục 2.5.3.3 nhưng thay vật liệu bằng Bent 0.5; Bent 1; Bent 1.5.
Khảo sát trong bóng tối bằng cách dùng giấy bạc bịt kín hệ phản ứng và không dùng đèn Compact.
2.5.5.4. Ảnh hưởng của lượng vật liệu xúc tác
Tiến hành tương tự mục 2.5.3.2 nhưng thay bằng vật liệu Bent 1 với lượng lần lượt là 50 mg, 75mg, 125 mg, 150 mg.
2.5.6. Đánh giá hiệu suất xử lý phẩm của vật liệu
Hiệu suất xử lý phẩm màu của vật liệu theo thời gian được tính theo cơng thức
% C = x100
Với C0 là nồng độ phẩm tại thời điểm t = 0 Ct là nồng độ phẩm tại thời điểm t phút
2.6. Thuốc nhuộm dùng trong thí nghiệm
Thuốc nhuộm dùng để mơ phỏng và khảo sát đặc tính xúc tác quang hóa, khả năng xử lý chất màu dệt nhuộm của vật liệu trong luận văn này thuộc nhóm azo hay lớp thuốc nhuộm trực tiếp là Direct Blue 71 (DB-71- C40H23N7Na4O13S4), thuốc nhuộm hoạt tính Reactive Red 261 (RR-261- C31H19ClN7Na5O19S6) có cấu trúc như hình bên dưới.