Tác động của tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nơng nghiệp ở Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 26 - 29)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.3. Tổng quan về tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp

1.3.2. Tác động của tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nơng nghiệp ở Việt

Việt Nam

1.3.2.1. Các nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam

Cũng giống nhƣ các nƣớc trên thế giới, các nhà khoa học Việt Nam cũng đã tiến hành nghiên cứu và chỉ ra những tác động của BĐKH đối với nông nghiệp bao gồm: (i) Vấn đề an ninh lƣơng thực không đƣợc đảm bảo do suy giảm năng suất cây trồng; (ii) thay đổi nguồn nƣớc do nhiều vùng bị cạn kiệt nhƣng nhiều vùng lại bị ngập lụt, nƣớc biển dâng; (iii) Ảnh hƣởng đến hệ sinh thái nhƣ mất cân bằng, suy giảm đa dạng sinh học; (iv) hiện tƣợng thời tiết cực đoan khó dự báo tăng lên; và (v) rủi ro và các thay đổi khác nhƣ thiệt hại đến cơ sở hạ tầng,....

Đối với nông nghiệp, theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Hội nghị “Việt Nam thích ứng với BĐKH” đƣợc tổ chức ngày 31/7/2009, tác động của BĐKH đối với nông nghiệp và tổng hợp nhiều đánh giá khác của các nhà khoa học, tác động của BĐKH tập trung vào các khía cạnh sau:

Đối tƣợng của sản xuất nông nghiệp là sinh vật do vậy chịu chi phối và nhạy cảm với sự thay đổi về điều kiện thời tiết khí hậu. Thay đổi về điều kiện thời tiết khí hậu sẽ ảnh hƣởng nghiêm trọng đến cơ cấu mùa vụ, khả năng tích lũy quang hợp và vì thế sẽ làm thay đổi năng suất cây trồng theo hƣớng bất lợi và làm gia tăng chi phí đầu tƣ. Hơn thế nữa, nƣớc biển dâng, mƣa bất thƣờng sẽ gây nên tình trạng ngập lụt cụ bộ và xâm lấn mặn là nguyên nhân có thể mất tới 2 triệu ha trong tổng số 4 triệu ha đất trồng lúa, an ninh lƣơng thực sẽ bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. BĐKH làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài thiên địch do vậy sẽ làm gia tăng dịch bệnh nhƣ vàng lùn, rầy nâu, lùn xoắn lá… gây thiệt hại lớn cho năng suất và chi phí sản xuất [25].

Đối với tác động của BĐKH đến nông nghiệp miền núi ở Việt Nam cũng đã một số cơng trình nghiên cứu nhƣ: Phạm Thị Sến và ctv, 2015b. Sơ bộ tình

16

hình ứng dụng các thực hành nơng nghiệp ứng phó thơng minh với biến đổi khí hậu tại khu vực Tây Bắc. Trong Kỷ yếu nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nơng lâm nghiệp miền núi phía Bắc, 2006 – 2010; Phạm Thị Sến và ctv, 2015a. Kết quả nghiên cứu thúc đẩy ứng dụng thực hành sử dụng đất bền vững trong hệ thống canh tác với ngơ là cây trồng chính trên đất dốc vùng Tây Bắc. Trong Kỷ yếu nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, 2006 – 2010; Đỗ Trọng Hiếu, Lê Khải Hoàn, Lê Viết San, Lƣu Ngọc Quyến, Phạm Thị Sến, 2015. Hƣớng tới các làng ứng phó thơng minh với biến đổi khí hậu (CSV) ở miền núi phía Bắc. Trong Kỷ yếu nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nơng lâm nghiệp miền núi phía Bắc, 2006 – 2010; Trung tâm nghiên cứu phát triển nông lâm nghiệp miền núi. Tài liệu hƣớng dẫn xác định và sử dụng kiến thức bản địa trong thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, 2014.

Theo Trung tâm nghiên cứu phát triển nơng lâm nghiệp miền núi thì miền núi phía Bắc là nơi chịu tác động mạnh nhất và dễ tổn thƣơng nhất do BĐKH. Các tác động trong nơng nghiệp bởi BĐKH ở Miền núi phía Bắc thể hiện chủ yếu là: Làm giảm diện tích đất canh tác, ảnh hƣởng năng suất cây trồng; Rét đậm, rét hại cũng làm ảnh hƣởng đến sản xuất lúa và cây trồng khác; BĐKH làm suy soái đất; BĐKH là nguyên nhân gia tăng các dịch bệnh trong chăn nuôi; BĐKH làm suy giảm đa dạng sinh học, làm ảnh hƣởng đến nguồn gen [17].

1.4.2.2 Các tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nơng nghiệp ở Việt Nam

Việt nam là một nƣớc nông nghiệp với 75% dân số sống bằng nông nghiệp và 70% lãnh thổ là nông thôn với cuộc sống ngƣời dân còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Ngành Nông nghiệp đã đƣợc hình thành tại Việt Nam khoảng 2.000 năm trƣớc. Trong nhiều năm qua sản xuất nông nghiệp ở nông thôn chiếm 25-40% tổng sản phẩm trong nƣớc và đạt trên 40% tổng giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên nƣớc ta là 1 trong 5 nƣớc chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu do: nằm ở vùng Châu Á Thái bình dƣơng, một trong năm vùng bão của thế giới; là nƣớc có khí hậu nhiệt đới gió mùa; bờ biển dài 3260 km; là nƣớc đang phát triển; dân số tăng nhanh; chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ hiện tƣợng băng tan ở Hymalaya.

Theo tính tốn của các chuyên gia nghiên cứu BĐKH, đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 300C và mực nƣớc biển có thể dâng 1m. Theo đó, khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập. Theo dự đoán của Chƣơng trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), các tác động trên sẽ gây thiệt hại rất lớn về kinh tế và khiến khoảng 17 triệu ngƣời khơng có nhà. Theo nghiên cứu của ngân hàng thế giới (WB), nƣớc ta với bờ biến dài và hai vùng đồng bằng lớn, khi mực nƣớc biển dâng cao từ 0,2 - 0,6m sẽ có từ 100.000 đến 200.000 ha đất bị ngập và làm thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Nƣớc biển dâng lên 1m sẽ làm ngập khoảng 0,3 - 0,5 triệu ha tại Đồng bắng sông Hồng (ĐBSH) và những năm lũ lớn khoảng 90% diện tích của Đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL) bị ngập từ 4 - 5 tháng, vào mùa khô khoảng trên 70% diện tích bị xâm nhập mặn với nồng độ lớn hơn 4g/l. Ƣớc tính Việt Nam sẽ mất đi khoảng 2 triệu ha đất trồng lúa trong tổng số 4 triệu ha hiện nay, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lƣơng thực Quốc gia và ảnh hƣởng đến hàng chục triệu ngƣời dân. Biến đổi khí hậu làm thay đổi điều kiện sinh sống của các lồi sinh vật, dẫn đến tình trạng biến mất của một số loài và ngƣợc lại làm xuất hiện nguy cơ gia tăng các loài “thiên địch”. Trong thời gian những năm trở lại đây, dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá ở ĐBSCL diễn ra ngày càng phức tạp ảnh hƣởng đến khả năng thâm canh tăng vụ và làm giảm sản lƣợng lúa. ở miền Bắc trong vụ Đông Xuân vừa qua sâu quấn lá nhỏ cũng đã phát sinh thành dịch, thời cao điểm diện tích lúa bị hại đã lên đến 400.000ha, gây thiệt hại đáng kể đến năng suất và làm tăng chi phí sản xuất. BĐKH có thể tác động đến thời vụ, làm thay đổi cấu trúc mùa, quy hoạch vùng, kỹ thuật tƣới tiêu, sâu bệnh, năng suất, sản lƣợng; làm suy thoái tài nguyên đất, đa dạng sinh học bị đe dọa, suy giảm về số lƣợng và chất lƣợng do ngập nƣớc và do khô hạn, tăng thêm nguy cơ diệt củng của động vật, làm biến mất các nguồn gen quý hiếm. Một số lồi ni có thể bị tác động làm giảm sức đề kháng do biên độ dao động của nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố ngoại cảnh khác tăng lên. Sự thay đổi các yếu tố khí hậu và thời tiết có thể làm nảy sinh một số bệnh mới đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm và phát triển thành dịch hay đại dịch.

18

* Tác động của biến đổi khí hậu đến trồng trọt

- Mất diện tích đất nơng nghiệp do mực nƣớc biển dâng, xâm lấn những cánh đồng thấp trũng ven biển.

- Mùa đơng có những đợt rét kéo dài, mùa hè thì hạn hán, nắng nóng, thiếu nƣớc dẫn đến hoang mạc hóa, sa mạc hóa trên những vùng đất cát, đất trống, đồi trọc ảnh hƣởng sự sinh trƣởng phát triển của cây trồng dẫn đến giảm năng suất sản lƣợng cây trồng, hiệu quả kinh tế và đe dọa đến an ninh lƣơng thực.

- Biến đổi khí hậu làm thay đổi điều kiện sinh sống của các lồi sinh vật, dẫn đến tình trạng biến mất của một số loài và ngƣợc lại làm xuất hiện nguy cơ gia tăng các loài “gây hại”.

- Biến đổi khí hậu có thể tác động đến thời vụ, làm thay đổi cấu trúc mùa. * Tác động của biến đổi khí hậu đến chăn ni

- Biến đổi khí hậu ảnh hƣởng tới sự sinh trƣởng phát triển của gia súc, gia cầm: Mùa đông rét đậm, rét hại gây chết hàng loạt gia súc, gia cầm; mùa hè nắng nóng kéo dài, thiếu nƣớc làm giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

- Sự thay đổi các yếu tố khí hậu và thời tiết làm nảy sinh một số bệnh mới đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm và phát triển thành dịch hay đại dịch. Lây truyền sang con ngƣời gây ra những căn bệnh nguy hiểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)