Đặc điểm Kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 34 - 36)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.4. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế huyện Mai Sơn

1.4.2. Đặc điểm Kinh tế

Huyện Mai Sơn đã hình thành 4 vùng kinh tế đặc trƣng: vùng kinh tế dọc Quốc lộ 6; kinh tế dọc Quốc lộ 4G, kinh tế vùng lịng hồ Sơng Đà; kinh tế vùng cao, biên giới.

Nông nghiệp: Với diê ̣n tích đất đồi khá lớn nên nông nghiê ̣p đƣợc xác đi ̣nh là ngành kinh tế giƣ̃ vai trò chủ đa ̣o của huyê ̣n Mai Sơn, chiếm tỷ tro ̣ng cao trong GDP. Mai Sơn đã phát huy mo ̣i nguồn lƣ̣c , chuyển di ̣ch cơ cấu cây trồng theo hƣớng tích cƣ̣c , thực hiện chủ trƣơng “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ và Đề án “Phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất nơng nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La đến năm

24

2020”. Huyện đã ổn định phát triển một số vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, có lợi thế.Trong lĩnh vực chăn ni, từ phong trào thi đua lao động sản xuất, nhiều mơ hình kinh tế trang trại, dịch vụ đƣợc nhân rộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Lâm nghiệp: Lâm nghiệp cũng là một thế mạnh của địa phƣơng. Kinh tế lâm nghiệp đã có những bƣớc phát triển đột phá, góp phần tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Việc phát triển rừng kinh tế gắn trách nhiệm với quyền lợi của ngƣời lao động đã tạo động lực mới cho phong trào phát triển kinh tế lâm nghiệp của huyện. Đến nay Mai Sơn có diện tích tự nhiên trên 143.000 ha, trong đó rừng nguyên sinh gần 56.824 ha, rừng tái sinh 1.200 ha và rừng trồng 300 ha, độ che phủ đạt xấp xỉ 40%, nếu tính cả 17.000 ha rừng trạng thái 1C sắp đủ tiêu chuẩn 2C thì độ che phủ của rừng tồn huyện đạt 43,5%.

Sản xuất Cơng nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp: Từng bƣớc chuyển biến cả về chất và lƣợng, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia. Công nghiệp chế biến và khai thác đƣợc chú trọng, một số sản phẩm đang đƣợc xây dựng thƣơng hiệu, các sản phẩm truyền thống tiêu biểu đang đƣợc quan tâm khôi phục, phát triển. Trên địa bàn huyện đã thu hút một số nhà máy: Nhà máy Xi măng công suất 1 triệu tấn/năm, Nhà máy đƣờng, Nhà máy tinh bột sắn... [20].

Bảng 1.2. Cơ cấu kinh tế huyện Mai Sơn giai đoạn 2010 – 2016

Đơn vị tính: % Stt Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 31,30 30,12 28,54 27,99 32,94 30,10 30,23 2 Công nghiệp và xây dựng 34,10 34,18 37,00 37,48 31,75 35,40 35,63 3 Dịch vụ 34,60 35,08 34,42 34,54 35,31 34,50 34,14

Hình 1.4. Cơ cấu kinh tế huyện Mai Sơn năm 2016

Trong những năm trở lại đây cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng, phù hợp với đƣờng lối phát triển theo xu hƣớng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng các ngành cơng nghiệp và xây dựng thƣơng mại tăng dần, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần trong cơ cấu kinh tế. Năm 2010, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 31,30%, năm 2015 giảm xuống còn 30,03% và năm 2016 là 30,23%. Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng năm 2010 chiếm 34,10%, đến năm 2015 tăng lên 35,90% và năm 2016 là 35,63%. Tỷ trọng ngành dịch vụ năm 2010 chiếm 34,60% cơ cầu kinh tế, đến năm 2015 là 33,80% và năm 2016 là 34,14%.

Về cơng tác tài chính: Tính đến ngày 15/11/2016 tổng thu ngân sách Nhà nƣớc đạt 738,105 tỷ đồng đạt 120,85% dự toán tỉnh giao và đạt 118,78% dự tốn huyện giao, trong đó thu ngân sách từ các sắc thuế đạt 71,594 tỷ đồng, đạt 85,23% dự toán huyện giao và đạt 89,49% dự toán tỉnh giao. Đến 31/12/2016: Tổng thu ngân sách Nhà nƣớc đạt 801,932 tỷ đồng đạt 131,3% dự toán tỉnh giao và đạt 129% dự tốn huyện giao, trong đó thu ngân sách từ các sắc thuế đạt 82,937 tỷ đồng, đạt 98,7% dự toán huyện giao và đạt 103,67% dự toán tỉnh giao [20].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)