Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy hoạch cảnh quan thích ứng biến đổi khí hậu tại khu dự trữ sinh quyển đồng bằng châu thổ sông hồng thuộc các huyện tiền hải và thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 41 - 43)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu

2.2.2. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên

2.2.2.1. Tài nguyên đất

Địa bàn huyện Tiền Hải và Thái Thụy gồm các loại đất sau:

- Đất cát biển: có ƣu điểm dễ canh tác và thốt nƣớc tốt, nhƣng có nhƣợc điểm là nghèo dinh dƣỡng, khả năng giữ nƣớc và dinh dƣỡng kém.

- Đất mặn nhiều: Hiện nay chủ yếu đất mặn nhiều sử dụng cho trồng 1 vụ lúa mùa bằng các giống lúa chịu mặn. Một số diện tích đƣợc sử dụng cho ni trồng thuỷ sản cho hiệu quả kinh tế rất cao.

- Đất mặn trung bình và ít: Nhìn chung đất mặn đƣợc coi là nhóm đất có độ phì tự nhiên cao nhƣng có hạn chế chính là chứa đựng hàm lƣợng muối cao trong đất nên khả năng sử dụng cho nơng nghiệp thấp. Ngoại trừ đất mặn ít có thể canh tác 2 vụ lúa. Tuy nhiên, nếu khai thác đƣa vào nuôi trồng thuỷ sản lại cho hiệu quả kinh tế rất cao.

- Đất phèn: Đất phèn tiềm tàng nông và sâu hiện nay đang đƣợc sử dụng trồng 2 vụ lúa, đất phèn mặn trồng rừng ngập mặn, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn lợi ven bờ kết hợp nuôi trồng thuỷ sản.

- Đất phù sa:có độ phì nhiêu tự nhiên tƣơng đối cao, ít có hạn chế đối với sản xuất nơng nghiệp, thích hợp với nhiều loại cây trồng.

2.2.2.2. Tài nguyên nước

Tài nguyên nƣớc trong dòng chảy mặt ở huyện Tiền Hải và Thái Thụy rất phong phú. Mật độ sơng ngịi dày đặc chứa và lƣu thông một lƣợng nƣớc mặt khổng lồ đƣợc cung cấp từ các con sông lớn nhƣ sông Hồng, sông Trà Lý, sơng Thái Bình, cộng vào đó là lƣợng nƣớc mƣa nhận đƣợc hàng năm cũng rất lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để cƣ dân sử dụng tài nguyên nƣớc mặt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Các dòng chảy mặt đã đƣợc sử dụng tƣới tiêu cho đồng ruộng thông qua hệ thống thủy lợi: mƣơng, máng tƣới tiêu, hệ thống cống tự chảy...

Các tầng chứa nƣớc nơng đều có hàm lƣợng sắt cao, vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép; Để dùng đƣợc phải qua xử lý, khử bớt sắt mới đảm bảo tiêu chuẩn cho phép.

Tầng chứa nƣớc lỗ hổng trong trầm tích cát - cuội- sỏi hệ tầng Hà Nội sâu 80-140m có khả năng chứa nƣớc lớn, có giá trị cung cấp cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng cho những trạm xử lý và cung cấp nƣớc trung bình và nhỏ. Do tầng chứa nƣớc ở dƣới sâu nên khả năng gây ô nhiễm nguồn nƣớc trong tầng này đƣợc bảo vệ bởi các tầng chứa nƣớc phía trên. Nƣớc ngầm tầng mặt của Thái Bình, về mùa khơ chỉ đào sâu xuống 1-1,5m, mùa mƣa chỉ đào sâu chƣa đến 1m. Tuy nhiên, đây chỉ là nƣớc ngầm trên mặt, nếu đào sâu xuống sẽ gặp nƣớc mặn và chua, độ trong không đảm bảo, không thể dùng trong sinh hoạt ngay đƣợc mà cần phải xử lý. Ngoài ra khu vực này chứa mỏ nƣớc khoáng tại Tiền Hải, hiện đang đƣợc khai thác đem lại nguồn thu kinh tế cao.

2.2.2.3. Tài nguyên rừng

Rừng ngập mặn đƣợc chia thành hai vùng chính là rừng trồng ven biển tại Thái Thụy và rừng trồng ven biển tại Tiền Hải tập trung tại khu dự trữ sinh quyển đồng bằng châu thổ sông Hồng với hệ động thực vật phong phú. Hiện nay, rừng ngập mặn có 137 lồi động vật đang sinh sống, trong đó nhiều lồi chim có tên trong sách đỏ thế giới nhƣ cị mỏ thìa, mịng bể mỏ ngắn, bồ nơng chân xám và cò quăn màu đen. Hệ thực vật gồm 52 lồi mang lại mơi trƣờng sinh thái phong phú cho rừng ngập mặn. Không chỉ mang lại giá trị kinh tế, rừng ngập mặn cịn giúp bảo vệ các cơng trình thiết yếu vững vàng trƣớc sóng to, gió lớn. Với những giá trị to lớn của rừng ngập mặn, thời gian qua, diện tích rừng đã đƣợc phát triển và bảo tồn theo các chƣơng trình, dự án lâm nghiệp.

2.2.2.4. Tài nguyên biển

Khu vực nghiên cứu có hơn 50km đƣờng bờ biển với 4 cửa sông lớn đổ ra biển tạo nên vùng bãi triều rộng trên 16.000 ha cùng hàng ngàn ha rừng sú, vẹt phía ngồi đê biển kết hợp với nuôi thủy sản, trồng rừng ngập mặn, du lịch sinh thái… là những tiềm năng, thế mạnh về phát triển kinh tế biển. Biển và các vùng bờ biển là nơi tập trung các khu công nghiệp, vùng đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản, các hoạt động cảng biển hàng hải và du lịch.Biển nơi đây có những bãi bồi tạo thành cồn, bãi cát có giá trị trong việc khai thác du lịch biểnnổi tiếng nhƣ Đồng Châu, Cồn Vành, Cồn Thủ.

Năm 2017, 30 xã, 1 thị trấn thuộc 2 huyện Thái Thụy, Tiền Hải và phần tiếp giáp ven biển đƣợc quy hoạch phát triển thành lập Khu kinh tế Thái Bình. Đây là một trong 17 khu kinh tế của cả nƣớc có chức năng tổng hợp, vừa là cụm công nghiệp, bao gồm

các khu công nghiệp, khu công nghiệp chất lƣợng cao, khu dịch vụ thƣơng mại và đô thị hiện đại ven biển.

2.2.2.5. Tài nguyên khống sản

Khu vực nghiên cứu có các khống sản chính nhƣ sau:

- Khí mỏ: mỏ khí đốt Tiền Hải đã đƣợc khai thác từ năm 1986 với sản lƣợng khai thác hàng năm vài chục triệu m³ khí thiên nhiên.

- Nƣớc khoáng: Mỏ Tiền Hải ở độ sâu 450 m có trữ lƣợng khoảng 12 triệu m³, đã khai thác từ năm 1992, sản lƣợng đạt 9,5 triệu lít.

- Than: than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng với trữ lƣợng 210 tỉ tấn (lớn gấp 20 lần trữ lƣợng than tại Quảng Ninh) đã đƣợc phát hiện và đang đƣợc đầu tƣ thử nghiệm một số dự án khai thác than bằng cơng nghệ ngầm dƣới lịng đất hoặc cơng nghệ hàm lị tại Tiền Hải và Thái Thụy, mỗi dự án có quy mơ cơng suất 6 triệu tấn/năm. Khí than tại giếng khoan Tiền Hải có độ sâu 1100m bắt đầu đƣợc khoan thăm dò khai thác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy hoạch cảnh quan thích ứng biến đổi khí hậu tại khu dự trữ sinh quyển đồng bằng châu thổ sông hồng thuộc các huyện tiền hải và thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)