4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
2.2.5. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRONG NHỮNG NĂM QUA
Vài năm gần đây do triển khai di chuyển nhân dân vùng ngập lòng hồ nên ảnh hưởng đến tâm lý người dân, việc sản xuất cũng vì thế mà bị ảnh hưởng. Các bản chưa chuyển thì sản xuất mang tính “cầm chừng” ở mức đủ lương ăn, các bản đang thực hiện di chuyển thì sản xuất khơng được quan tâm.
- Ngành sản xuất chính là nơng nghiệp, trong đó hoạt động trồng trọt là chủ yếu. Trồng trọt hầu như chỉ dựa vào việc khai thác độ phì tự nhiên của đất, chưa chú ý đến đầu tư thâm canh, đặc biệt là đất nương rẫy (quảng canh là chính).
- Sản xuất trên đất dốc là chủ yếu, nhưng chưa áp dụng các biện pháp bảo vệ đất, chống sối mịn, rửa trơi, ngồi kinh nghiệm truyền thống là bỏ hoá theo định kỳ (nương hưu canh).
- Nhân dân được động viên và hỗ trợ (về giống, phân bón) để phát triển vườn đồi trồng cây ăn quả. Một số hộ đã phát triển được vườn cây ăn quả (nhãn, xoài) cho thu nhập khá cao. Nhưng nhìn chung đa số nhân dân chưa chú ý đến trồng và phát triển cây thức ăn gia súc và những cây có giá trị hàng hoá cao.
- Chăn ni chủ yếu phát triển với hình thức chăn thả dưới tán rừng. Chăn nuôi tuy đã phát triển song vẫn mang nặng hình thức chăn ni tận dụng, thiếu đầu tư, thiếu kỹ thuật, thiếu vốn, chưa tiếp cận đối với thị trường. Tuy nhiên, thu nhập từ chăn ni có ý nghĩa quan trọng trong cơ cấu thu nhập của nông hộ.
- Sản xuất lâm nghiệp chưa phát huy được thế mạnh của vùng, hầu như chưa có ý nghĩa trong cơ cấu thu nhập của nông hộ trong bản.