Phân tích các áp lực lên môi trường nước sông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quản lý chất lượng nước sông cầu trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 86 - 88)

3.2.2 .Phân đoạn sông Cầu theo mức độ ô nhiễm

3.6. Đề xuất giải pháp quản lý môi trƣờng nƣớc sông Cầu

3.6.2. Phân tích các áp lực lên môi trường nước sông

a. Dự báo tải lượng nước thải công nghiệp đổ vào sông Cầu

Khối lượng nước thải công nghiệp đổ vào sông Cầu đến năm 2020 được dự báo dựa trên các số liệu về số lượng khu công nghiệp, tổng cộng diện tích tất cả các khu cơng nghiệp đã có và theo quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 đổ thải ra sông Cầu, loại hình sản xuất trong khu cơng nghiệp, hệ số phát sinh nước thải công nghiệp do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) nghiên cứu đối với các KCN Việt Nam … và với quy ước rằng các cơ sản xuất nằm ngồi KCN có tải lượng thải khiêm tốn. Theo đó, ước tính lưu lượng nước thải từ các KCN Thái Nguyên thải ra vào năm 2020 khoảng 102.205m3/ngày. Tải lượng các hợp phần ô nhiễm trong nước thải, ví dụ BOD sẽ là 17.375kg/ngày, gấp 2,5 lần so với năm 2007. Theo Quy hoạch bảo vệ mơi trường tỉnh Thái Ngun thì ước tính lưu lượng nước thải và tải lượng BOD trong nước thải từ các KCN, cụm và điểm công nghiệp thải ra vào năm 2020 khoảng 136.256m3/ngày và 23.163kg/ngày [20]. Số liệu dự báo của Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh lớn hơn là do tính cả lượng nước thải của các cơ sở cơng nghiệp nằm phân tán ngồi KCN.

b. Dự báo tải lượng nước thải sinh hoạt đổ vào sông Cầu

Khối lượng nước thải sinh hoạt và tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải của tỉnh Thái Nguyên đổ vào sông Cầu đến năm 2020 được dự báo dựa trên các yếu tố: tốc độ gia tăng dân số và số dân năm 2020 (1.285 nghìn người), lượng nước cấp cho các đơ thị và nơng thơn, thất thốt trong chuyển tải, nhu cầu sử dụng nước trung bình ngày của mỗi người dân với mức sống đô thị 150l/ngày, nông thôn 120l/ngày, hệ số phát thải chất ơ nhiễm… Theo đó, ước tính lưu lượng nước thải sinh hoạt thải ra vào năm 2020 khoảng 152.191m3/ngày. Tải lượng các hợp phần ơ nhiễm trong nước thải, ví dụ BOD sẽ là 63.300kg/ngày, tăng lên đáng kể so với hiện nay. Riêng khu vực đô thị (Thành phố Thái Nguyên và Thị xã Sông Công) năm 2010 với số

dân là 412.400 người, lưu lượng nước thải là 49.488m3/ngày. Đến năm 2020 số dân đô thị tăng lên đáng kể, đạt 647.300 người. Khi đó lưu lượng nước thải sinh hoạt đơ thị phát sinh là 97.095 m3/ngày, tải lượng BOD sẽ là 32.365kg/ngày, tăng hơn 1,5 lần sau 10 năm.

c. Dự báo tải lượng nước thải từ mỏ quặng đổ vào sông Cầu

Nước thải từ các mỏ quặng phát sinh trong q trình khai thác và tháo khơ mỏ, nhưng chủ yếu là do quá trình tuyển rửa quặng. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có tài ngun khống sản phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều mỏ đang được khai thác hôm nay và cả những năm sắp tới. Theo ước tính dựa trên sản lượng khai thác của ngành mỏ. Hàng năm các cơ sở khai thác mỏ ở Thái Nguyên thải ra môi trường khoảng trên 22 triệu mét khối nước thải có chứa các kim loại nặng và nhiều chất rắn lơ lửng.

d. Dự báo tải lượng nước thải từ nông nghiệp

Nước thải do hoạt động nông nghiệp chủ yếu là lượng nước hồi quy sau tưới, kéo theo dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất dinh dưỡng từ phân bón dư thừa xuống các thủy vực và sau đó đổ ra sơng Cầu. Ở Thái Ngun có rất ít số liệu về dư lượng hóa chất trong đất, nên chưa có cơ sở để dự báo cho vấn đề ô nhiễm. Song mặt khác, chăn nuôi là ngành rất phát triển ở Thái Nguyên. Theo số liệu thống kê, năm 2008 Thái Ngun có đàn trâu bị 165.587 con, đàn lợn 509.022 con và khoảng 5.071.000 con gia cầm. Theo hệ số của tổ chức y tế thế giới WHO về phát sinh chất thải rắn đối với vật nuôi, với mức tăng trưởng đàn trâu bị là 8%, đàn lợn 4,6%, gia cầm 10%, thì chất thải rắn phát sinh vào năm 2020 tương ứng từ trâu bò là 293.762 tấn, từ lợn 17.670 tấn và từ gia cầm 17.960 tấn. Khối lượng rất lớn chất thải này vừa phân tán trong các nông hộ, vừa tập trung trong các trang trại chăn nuôi, lại chứa rất nhiều chất hữu cơ, dinh dưỡng và vi sinh, khi phân hủy nhanh chóng chuyển vào các nguồn nước mặt và góp phần gây ô nhiễm hữu cơ cho môi trường nước sông Cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quản lý chất lượng nước sông cầu trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)