Các thách thức và yêu cầu đặt ra đối với quản lý môi trường nước sông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quản lý chất lượng nước sông cầu trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 113)

3.2.2 .Phân đoạn sông Cầu theo mức độ ô nhiễm

3.6. Đề xuất giải pháp quản lý môi trƣờng nƣớc sông Cầu

3.6.4. Các thách thức và yêu cầu đặt ra đối với quản lý môi trường nước sông

trường nước sông Cầu.

- Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị chịu trách nhiệm chính về quản lý tài ngun và mơi trường, trong đó có mơi trường nước, ở tỉnh Thái Ngun. Sở đã thực hiện tốt công tác này trong các khâu: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách về tài ngun và mơi trường, cải cách thể chế quản lý. Tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của các dự án thuộc nhiều lĩnh vực công nghiệp, khai khống, phát triển đơ thị, xử lý chất thải …, góp phần đáng kể vào cơng tác quản lý mơi trường nói chung.

- Tuy nhiên, cũng nhận thấy rằng việc quản lý tài nguyên và môi trường nước, đổ nước thải vào sơng Cầu cịn chồng chéo giữa Sở và các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng …; cơng tác thanh tra, hậu kiểm sau ĐTM cịn chưa thực hiện triệt để; chưa có cơ chế đảm bảo gắn kết nội dung bảo vệ môi trường vào trong quy hoạch phát triển KT-XH.

- Quản lý về xả nước thải công nghiệp vào hệ thống sông Cầu chưa chặt chẽ. Bên cạnh một số cơ sở sản xuất đã có hệ thống xử lý nước thải tốt, hiệu quả, thì cịn nhiều cơ sở khơng có, hoặc có hệ thống xử lý nước thải đơn giản, công nghệ lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu đối với chất lượng nước thải.

- Nước thải sinh hoạt của các đơ thị lớn chưa được kiểm sốt. Chưa chia tách được hệ thống thoát nước mưa chảy tràn với hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt đô thị, nhiều nơi đổ trực tiếp nước thải ra sông Cầu tiếp tục gây ô nhiễm nước sông Cầu.

3.6.4. Các thách thức và yêu cầu đặt ra đối với quản lý môi trường nước sông Cầu. sông Cầu.

Việc quản lý môi trường nước sơng Cầu đang gặp nhiều khó khăn và thách thức:

- Mâu thuẫn giữa một bên là nhu cầu sử dụng nước sạch cho sinh hoạt đô thị, phát triển công nghiệp, phục vụ nông nghiệp và cho các mục đích khác với bên khác là khả năng có được nguồn lực đầy đủ để đảm bảo rằng nước sông Cầu không

bị ô nhiễm vượt ngưỡng cho phép của QCVN cột A2. Đó là thách thức đầu tiên mà những người quản lý chất lượng nước sông Cầu đặc biệt quan tâm.

- Công việc quản lý môi trường và chất lượng nước sơng Cầu khá phức tạp, địi hỏi vừa phải biết vận dụng công nghệ sạch trong sản xuất, kỹ thuật tiên tiến trong xử lý nước thải, vừa phải biết cách nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng người dân và doanh nghiệp, nhưng năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý là có hạn và không thể khắc phục trong một thời gian ngắn để có thể đáp ứng.

- Chi phí cho bảo vệ mơi trường nói chung và đối với nước sơng Cầu nói riêng là rất lớn, nó tác động đáng kể đến ngân sách nhà nước vì cần nhiều vốn đầu tư. Theo dự báo của Ngân hàng thế giới “nếu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ở mức 10-12%/ năm trong vòng 10 năm tới thì cơng nghiệp sẽ tăng 4 lần và mức độ ô nhiễm sẽ tăng khoảng 12 lần, mức độ thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng do ơ nhiễm đến sức khỏe cộng đồng có thể lên tới 1,2% GDP”. Đối với Thái Nguyên, theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, có tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân giai đoạn 2011-2020 khoảng 11-12%, thì dự báo trên có lẽ cũng là phù hợp. Khó khăn này cần được chấp nhận để làm tốt hơn công tác quản lý.

- Để đạt được mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân giai đoạn 2011-2020 khoảng 12-15%, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng các ngành phi nông nghiệp: công nghiêp và xây dựng, thương mại và dich vụ, nông lâm nghiệp, thì các hoạt động sản xuất sẽ gây ra sức ép lớn đối với vấn đề ô nhiễm môi trường nước sơng Cầu. Đó vừa là thách thức, vừa là cơ hội mà tỉnh Thái Nguyên phải vượt qua trong quá trình phát triển.

Yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý môi trường nước sông Cầu:

- Đối với Thái Nguyên, giai đoạn 2011-2020 tốc độ phát triển đô thị, phát triển công nghiệp ở mức cao, cùng với gia tăng dân số, sẽ dẫn đến nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất và gia tăng khối lượng lớn các chất thải rắn, rác thải y tế, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, gây nguy cơ ô nhiễm trầm trọng hơn nguồn nước sông Cầu bởi các chất hữu cơ, vô cơ, kim loại nặng, dầu mỡ,...

- Căn cứ vào kế hoạch phát triển KT- XH của tỉnh đến năm 2020, khả năng đầu tư cho công tác bảo vệ mơi trường nói chung và mơi trường nước lưu vực sơng Cầu nói riêng, có thể dự báo rằng môi trường nước sông Cầu giai đoạn 2010 - 2020 diễn biến theo chiều hướng tiếp tục gia tăng ơ nhiễm, suy thối nếu khơng có các giải pháp giảm thiểu. Đó cũng là yêu cầu bức thiết đối với công tác quản lý môi trường nước sông Cầu.

3.6.5. Đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước sông Cầu giai đoạn 2011-2020

Quản lý môi trường được hiểu là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thơng tin đối với các vấn đề mơi trường có liên quan đến con người, xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên [ 7 ]. Mục tiêu tổng quát của quản lý môi trường là phát triển bền vững, nhằm giữ sự cân bằng giữa phát triển KT- XH và bảo vệ môi trường.

Đối với tỉnh Thái Nguyên, như đã trình bày ở trên, quản lý và bảo vệ mơi trường nói chung, trong đó có quản lý mơi trường nước sông Cầu là nhiệm vụ cấp thiết trong thời kỳ cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa theo quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH đến năm 2020. Quản lý chất lượng nước sông Cầu được thực hiện bằng sự liên kết các giải pháp về luật pháp & chính sách, quy hoạch & kế hoạch, kỹ thuật & công nghệ, tuyên truyền & giáo dục, kinh tế & kỹ thuật.

Căn cứ vào hiện trạng môi trường và mức độ ô nhiễm nước sông Cầu và dựa trên những tính tốn dự báo về khả năng biến đổi chất lượng nước sông Cầu trong thời gian tới, dưới đây đề xuất các giải pháp về quản lý mơi trường, cải thiện và phịng tránh mức độ ô nhiễm nước sông Cầu.

a. Nhóm giải pháp về luật pháp & chính sách

- Hoạt động của cơ quan chức năng phải tuân thủ những quy định trong các văn bản pháp lý liên đến quản lý mơi trường, lấy đó làm cơ sở cho công tác quản lý môi trường nước sông Cầu, bao gồm:

+ Luật Bảo vệ Môi trường ban hành ngày 12-12/2005 (đặc biệt mục 4 chương VIII về quản lý nước thải).

+ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.

+ Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

+ Nghị định số 120/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/12/2008 về quản lý lưu vực sông.

+ Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường

+ Các Quy chuẩn môi trường: Quy chuẩn môi trường quốc gia về chất lượng nước QCVN 08:2008/BTNMT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 24:2009/BTNMT.

+ Quyết định số 174/2006/QĐ-TTg ngày 28-07/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái cảnh quan lưu vực sông Cầu.

+ Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 25-08/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.

- Tổ chức phổ biến, quán triệt những nội dung cơ bản của các văn bản trên đến cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp, các cơ sơ sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tạo điều kiện cho họ tham gia vào việc quản lý chất lượng mơi trường nước sơng Cầu.

b. Nhóm giải pháp về quy hoạch & kế hoạch

- Tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng và ban hành Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, trong đó có vấn đề bảo vệ mơi trường nước. Vì vậy để quản lý tốt mơi trường nước sơng Cầu, trước hết cần thực hiện nghiêm túc những chỉ dẫn trong Quy hoạch đó.

- Thống kê tồn bộ nguồn thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, các nguồn thải sinh hoạt của các đô thị, lượng nước thải trong nông nghiệp ... Cần lưu ý đến các nguồn nước thải chứa nhiều chất gây ô nhiễm vượt quá mức cho phép và đổ thải trực tiếp ra sơng Cầu. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch và tiến hành các bước xử lý các nguồn gây ô nhiễm. Trong giai đoạn đầu tập trung xử lý các nguồn gây ô nhiễm nặng, có phạm vi ảnh hưởng rộng.

- Quy hoạch tập trung các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, phân tán thành các cụm công nghiệp nhỏ theo đặc thù sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó tập trung các nguồn thải để có các biện pháp quản lý, xử lý thích hợp.

- Cần kiên quyết di dời các cơ sở sản xuất ở các làng nghề gây ô nhiễm môi trường nằm xen kẽ trong các khu dân cư, đưa vào các cụm công nghiệp để quản lý tập trung và xử lý các chất thải và nước thải.

c. Nhóm giải pháp về kỹ thuật & cơng nghệ

- Đối với các nguồn nước thải sinh hoạt, đặc biệt là từ các đô thị: Thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, thị trấn Giang Tiên, Chùa Hang, Đại Từ, Ba Hàng, cần quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý tập trung. Phải đặc biệt chú trọng đến thành phần nước thải, tỷ lệ tăng dân số và khả năng mở rộng các modul xử lý của các cơng trình xử lý nước thải.

- Đối với các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm nước nghiêm trọng như nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, phải tiến hành tổng hợp các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm như: Xây dựng các cơng trình xử lý, thay đổi, cải tiến cơng nghệ thích hợp, áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn để các nguồn thải sau khi xử lý đạt các tiêu chuẩn thải tương ứng.

- Đối với các đơn vị mới thành lập, nhất thiết phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và phải thực hiện nghiêm túc các cam kết trong báo cáo. Khi các đơn vị bắt đầu tiến hành sản xuất kinh doanh phải đảm bảo tất cả các nguồn nước thải đã được xử lý theo quy định. Đồng thời cũng cần đẩy mạnh công tác hậu kiểm ĐTM.

- Tổ chức quan trắc định kỳ môi trường nước sông Cầu để thấy được diễn biến chất lượng nước, phát hiện các nguồn gây ơ nhiễm, từ đó đề xuất các biện pháp xử lý thích hợp.

- Chủ động tham gia chương trình quan trắc môi trường lưu vực sông Cầu trong Đề án tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường, sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu, nhằm tạo nên một cơ sở dữ liệu tổng quan về chất lượng môi trường nước sơng Cầu, nhằm góp phần thực hiện Nghị định số 120/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/12/2008 về quản lý lưu vực sơng đối với dịng sơng liên tỉnh- sơng Cầu.

d. Nhóm giải pháp về tuyên truyền, giáo dục & nâng cao năng lực

- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức cho người dân trong tỉnh thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường nước sông Cầu, nhằm nâng cao nhận thức của các cơ sở sản xuất và người lao động về vấn đề môi trường, tiến tới thực hiện quản lý chất lượng nước sông Cầu với sự tham gia của cộng đồng. - Tổ chức các lớp tập huấn ngắn ngày về quản lý môi trường cho cán bộ môi trường ở Sở TN&MT và ở Phịng mơi trường các huyện thị, nhằm nâng cao năng lực quản lý, giám sát môi trường và cải thiện chất lượng quan trắc, đảm bảo các số liệu quan trắc mơi trường đưa ra chính xác, tin cậy và thực sự hữu dụng cho công tác quản lý môi trường lưu vực sông Cầu.

- Bổ sung phương tiện và nhân lực cho công tác quản lý môi trường. Xây dựng Dự án Tăng cường năng lực quan trắc môi trường tự động và kiểm sốt ơ nhiễm cho cấp tỉnh, huyện và đưa vào thực hiện trong những năm tới.

e. Nhóm giải pháp về kinh tế

- Tích cực giám sát và cảnh báo sớm nguy cơ gây ô nhiễm nước sông Cầu đối với các cơ sở sản xuất hoạt động ven sông; theo dõi, phát hiện kịp thời các trường hợp lén lút đổ nước thải không qua xử lý ra sông Cầu (giống như Công ty VEDAN từng đổ thải ra sông Thị Vải), xử phạt nghiêm minh các hộ vi phạm quy định về môi trường, đồng thời công bố lên phương tiện thông tin đại chúng để răn đe những hộ xả thải khác.

- Cấp và thu hồi các giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho các cơ sở kinh doanh.

- Khuyến khích về thuế và vay vốn lãi suất thấp đối với các hoạt động nhằm cải thiện và nâng cao hệ thống xử lý nước thải.

- Triển khai có hiệu quả việc thu phí nước thải: Thực hiện thu phí nước thải đối với tất cả các doanh nghiệp có sử dụng tài nguyên nước, đảm bảo thu đúng đủ, qua đó nâng cao ý thức của người dân về tiết kiệm tài nguyên nước và bảo vệ môi trường nước.

- Đa dạng hóa đầu tư bảo vệ môi trường từ mọi nguồn lực trong và ngồi nước. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường nước sông Cầu.

KẾT LUẬN

Từ những trình bày ở trên, có thể rút ra kết luận:

1. Sông Cầu trên địa phận Thái Ngun có vai trị rất quan trọng đối với phát triển KT-XH của tỉnh, cung cấp nước để phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân và có chức năng giữ cân bằng hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên tồn khu vực. Nhưng nước sơng Cầu đã có biểu hiện ơ nhiễm;

2. Ơ nhiễm nước sơng Cầu chủ yếu là ơ nhiễm do các chất hữu cơ và một số kim loại, nhưng sự ô nhiễm chỉ diễn ra ở mức độ nhẹ, một số nơi trung bình, mang tính cục bộ;

3. Dịng chính sơng Cầu chảy theo địa phận tỉnh Thái Nguyên chia thành 5 đoạn, trong đó đoạn chảy qua địa phận thành phố Thái Nguyên (từ Hoàng Văn Thụ đến Cầu Trà Vườn) là ô nhiễm nhất;

4. Kết quả tính tốn cho thấy, trên dịng chính sơng Cầu, khả năng tiếp nhận chất thải khác nhau, trong đó, đoạn từ đầu nguồn giáp với tỉnh Bắc Kạn đến Sơn Cẩm, khả năng tiếp nhận chất thải cao nhất, tiếp đến là đoạn từ Cầu Trà Vườn đến hết tỉnh Thái Nguyên, cuối cùng đoạn từ Sơn Cẩm đến Cầu Trà Vườn hầu như khơng cịn khả năng tiếp nhận thêm chất thải.

5. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm sông Cầu do các hoạt động công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, nước thải sinh hoạt đô thị, y tế,… chưa được xử lý triệt để. Trong đó nguồn gây ơ nhiễm lớn nhất là nguồn nước thải sinh hoạt đô thị từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quản lý chất lượng nước sông cầu trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)