3. Điều kiện tự nhiên và nghề cá khu vực nghiên cứu
3.2. Đặc điểm nghề cá
3.2.1. Kinh tế nghề cá
Vùng biển Tây Nam Bộ là khu vực có nền đáy bằng phẳng và tương đối nơng vì thế đây đã là nơi khai thác hải sản của ngư dân địa phương cũng như ngư dân các vùng lân cận từ xa xưa. Nghề cá ở vùng biển này cũng được đánh giá là có tốc độ phát triển phát triển nhanh, trở thành khu vực trọng điểm nghề cá của cả nước. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2000-2018 cho thấy, sản lượng khai thác cá biển không ngừng tăng qua các năm, đặc biệt là sản lượng khai thác cá biển của Kiên Giang (Hình 1).
Hình 1. Sản lượng khai thác cá biển của Cà Mau và Kiên Giang giai đoạn 2000- 2018 (đơn vị: nghìn tấn) - Nguồn số liệu từ Tổng cục Thống kê [28]
Năm 2000, sản lượng khai thác của Kiên Giang lần lượt là 168,9 nghìn tấn. Năm 2010 sản lượng khai thác cá biển của tỉnh này tăng gần 1,5 lần, đạt 252,7 nghìn tấn. Đến năm 2018, kết quả thống kê sơ bộ cho thấy tổng sản lượng khai thác cá biển đã đạt 429,4 nghìn tấn, bằng 16,26% tổng sản lượng khai thác cá biển của cả nước. Sản lượng khai thác cá biển của Cà Mau năm 2000 đạt 93,5 nghìn tấn, đến năm 2018,
sản lượng khai thác đạt 167,6 nghìn tấn, chiếm 6,45% tổng sản lượng khai thác cá biển cả nước. Như vậy tổng sản lượng cá biển khai thác của hai tỉnh này đã chiếm tới khoảng hơn 22% sản lượng của cả nước.
Hình 2. Tổng công suất tàu khai thác thuỷ sản biển của Cà Mau và Kiên Giang giai đoạn 2010-2018 (đơn vị: nghìn CV) - Nguồn số liệu từ Tổng cục Thống kê [28]
Giá trị ngành thủy sản của tỉnh Kiên Giang tăng 33,28 lần trong vòng 20 năm, từ 1.045 tỷ đồng năm 1995, lên 5.157 tỷ đồng năm 2006 và đạt 34.787 tỷ đồng năm 2016. Trong đó, ngành khai thác thủy sản ghi nhận mức tăng khá nhanh từ 814 tỷ đồng năm 1995 lên 2.882 tỷ đồng năm 2006 và đạt 20.553 tỷ đồng năm 2016; ngành nuôi trồng thủy sản tăng từ 231 tỷ đồng năm 1995, lên 2.275 tỷ đồng năm 2006 và đạt 14.234 tỷ đồng năm 2016. Sự phát triển của ngành thủy sản đã đóng góp phần lớn trong tổng giá trị kinh tế biển trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 1995 – 2016. Năm 1995, giá trị kinh tế ngành thủy sản đạt 1.045 tỷ đồng, chiếm 69,15% tổng giá trị kinh tế biển. Giá trị này tiếp tục tăng lên và đạt 5.157 tỷ đồng, chiếm 61,52% vào năm 2006 và 34.787 tỷ đồng, chiếm 70,95% năm 2016. Đến năm 2020, tỉnh đặt mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản đạt trên 9,1%/năm, cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản đạt trên 51,1%; trong đó, giữ ổn định sản lượng khai thác thủy sản khoảng 500.000 tấn/năm, gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản; giảm tỷ trọng sản lượng khai
thác ven bờ (35%), tăng sản lượng khai thác xa bờ (65%); bảo đảm diện tích ni trồng thủy sản 211.430 ha, sản lượng 265.505 tấn (Theo Tổng cục Thuỷ sản).
3.2.2. Cơ cấu đội tàu và hoạt động khai thác
Theo số liệu thống kê 2017 của Chi cục Thuỷ sản các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, vùng biển Tây Nam Bộ có 14760 phương tiện hoạt động khai thác hải sản (Bảng 2). Trong đó, số tàu có cơng suất <90CV là 8648 chiếc, chiếm 57% số tàu khai thác và 43% số phương tiện cịn lại có cơng suất trên 90CV. Số tàu có cơng suất nhỏ <20CV là 3933 chiếc, chiếm tới 26,65% tổng số tàu.
Bảng 2. Cơ cấu nghề khai thác theo nhóm cơng suất ở vùng biển Tây Nam Bộ
Họ nghề Công suất tàu (CV) Tổng
<20 20-50 50-90 90-250 250-400 >400 Nghề câu 859 778 359 840 288 12 3136 Nghề lưới kéo 11 72 84 371 671 2557 3766 Nghề lưới rê 2722 1570 864 428 343 63 5990 Nghề lưới vây 0 3 2 30 318 145 498 Nghề khác 341 598 205 195 30 1 1370 Tổng 3933 3021 1514 1864 1650 2778 14760
Theo cơ cấu loại nghề khai thác, nghề lưới rê có số tàu nhiều nhất, chiếm hơn 41% tổng số tàu, tiếp đến là nghề lưới kéo chiếm khoảng 26%, nghề câu chiếm 21% trong khi nghề vây chiếm chỉ khoảng 3% tổng số phương tiện hoạt động tại vùng biển này. Các nghề khác nghề như lồng bẫy, lú, te xiệc hoạt động phổ biến ở các khu vực cửa sông ven bờ, chiếm 9% số phương tiện.
Tổng cường lực khai thác trong 1 năm (từ 7/2016 - 6/2017) ở vùng biển Tây Nam Bộ ước đạt 1,53 triệu ngày tàu. Sản lượng khai thác hải sản cũng trong năm này đạt 501 ngàn tấn bao gồm các nhóm cá, chân đầu, tơm, cua, ghẹ, ốc,... Nghề lưới kéo có sản lượng đánh bắt lớn nhất chiếm 76% sản lượng khai thác tồn vùng, trong đó, nghề lưới kéo đơi chiếm tới 71%. Nghề lưới vây chiếm 18% tổng sản lượng, các nghề còn lại chỉ chiếm 6% [6].
Chương 2 - ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU