Bậc bộ: Khu vực cửa sơng Giang Thành đã ghi nhận được các lồi cá thuộc 20 bộ và cửa sông Cái Lớn đã xác định được 19 bộ trong tổng số 23 bộ đã ghi nhận được trong nghiên cứu, lần lượt chiếm 86,96% và 82,61% tổng số bộ. Hai khu vực cửa sông thuộc tỉnh Cà Mau là cửa sơng Ơng Đốc và cửa sơng Cửa Lớn chỉ bắt gặp lần lượt 10 bộ (chiếm 43,49%) và 13 bộ (chiếm 56,52%).
Bậc họ: Ở bậc họ, khu vực cửa sông Cái Lớn thể hiện sự phong phú hơn các khu vực cịn lại với 55 lồi đã được ghi nhận (chiếm 80,88%), tiếp theo là khu vực
Lớn ghi nhận 24 họ (chiếm 35,29%). Khu vực cửa sơng Ơng Đốc có số họ cá ít nhất, kết quả nghiên cứu tại khu vực này chỉ có 16 họ.
Bậc giống: Sự phong phú hơn ở các khu vực cửa sông Giang Thành và Cái Lớn thể hiện tương tự ở số lượng các giống cá. Khu vực cửa sông Cái Lớn phong phú nhất với 87 giống (chiếm 69,05%), khu vực cửa sông Giang Thành đứng thứ hai với 68 giống (chiếm 59,97%), khu vực cửa sơng Cửa Lớn có 36 giống (chiếm 28,57%) và khu vực cửa sơng Ơng Đốc có 26 giống (chiếm 20,64%).
Bậc lồi: Kết quả thống kê xác định khu vực có số lượng lồi cao nhất là khu vực cửa sông Cái Lớn (Rạch Giá - Kiên Giang) với 103 loài đã được ghi nhận, chiếm 58,52% tổng số loài đã bắt gặp trong các chuyên khảo sát. Khu vực có số lồi đứng thứ hai là khu vực cửa sông Giang Thành (Hà Tiên - Kiên Giang), khu vực này đã ghi nhận 83 loài, chiếm 47,16% tổng số loài đã bắt gặp. Ở khu vực cửa sông Cửa Lớn, nghiên cứu đã bắt gặp được 40 loài, chiếm 22,73% tổng số lồi. Khu vực cửa sơng Ơng Đốc được ghi nhận số lồi ít nhất là 30 lồi, chiếm 17,05% tổng số loài.
Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, mức độ đa dạng của các khu vực cửa sông kém hơn những vùng biển kế cận với chúng [26], do đó với ở khu vực cửa Giang Thành và Cái Lớn có thành phần cá biển chiếm ưu thế (Hình 11) nên hai khu vực này có thành phần lồi cá đa dạng hơn hẳn hai khu vực còn lại.
2.2. Sự phong phú trong các bậc phân loại
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt ở các bộ chiếm ưu thế về số lượng lồi trong mỗi khu vực cửa sơng (Hình 9). Kết quả nghiên cứu chỉ ra bộ cá Vược và bộ cá Bống là hai bộ chiếm ưu thế ở hầu như tất cả các khu vực. Ở khu vực cửa sông Cửa Lớn, bộ cá Vược và bộ cá Bống lần lượt có 14 lồi (chiếm 35,0%), 6 lồi (chiếm 23,0%). Ở cửa sông Cái Lớn hai bộ này lần lượt chiếm 48,5% (Perciformes) và 16,0% (Gobiformes); tại cửa sông Giang Thành, bộ cá Vược cũng là bộ đa dạng nhất với 47 lồi, chiếm 63,5%, sau đó là bộ cá Bống chiếm 8,1% với 6 loài. Riêng ở cửa sơng
Ơng Đốc, tuy bộ cá Vược cũng chiếm tỷ lệ cao tới 30,0% tổng số loài nhưng bộ cá Bống lại là bộ có số lượng lồi nhiều nhất, chiếm 8,2% số lồi ở khu vực này.
Hình 9. Số lượng loài trong các bộ cá ở các khu vực nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng, hai khu vực cửa sông thuộc tỉnh Cà Mau là Cửa Lớn và Ơng Đốc có số lượng lồi thuộc bộ Cá Bống nhiều hơn so với hai cửa sông thuộc tỉnh Kiên Giang là Cái Lớn và Giang Thành (Hình 9). Bộ cá Trích là bộ có nhiều lồi tiếp sau bộ cá Vược và cá Bống ở cửa sơng Cửa Lớn với 4 lồi, trong khi đó Cái Lớn và Giang Thành chỉ có 2 lồi, cửa sơng Ơng Đốc khơng ghi nhận lồi thuộc bộ cá Trích.
Ở bậc họ, sự khác biệt về các họ phong phú nhất càng thể hiện rõ rệt (Hình 10). So sánh 5 họ có số lồi nhiều nhất ở mỗi khu vực nghiên cứu cho thấy mỗi vùng cửa sơng lại có 1 họ có số lượng loài chiếm ưu thế nhất khác biệt. Ở vùng cửa sông Giang Thành, họ cá Bơn lưỡi (Cynoglossidae) đa dạng nhất với 6 lồi bắt gặp nhưng khơng thuộc nhóm 5 họ phong phú nhất ở vùng cửa sông Cái Lớn; họ cá Lượng
(Nemipteridae) cũng ghi nhận được 5 loài tại khu vực này nhưng khơng nằm trong nhóm họ đa dạng ở các khu vực cịn lại.
Hình 10. Các họ có số lồi nhiều nhất ở các khu vực nghiên cứu
Ở vùng cửa sông Cái Lớn, họ cá Khế (Carangidae) bắt gặp nhiều nhất với 7 lồi, cửa sơng Ơng Đốc có 3 họ có số lồi nhiều nhất là họ cá Đù, họ cá Bống trắng và họ cá Bống đen. Ở vùng cửa sông Cửa lớn, họ cá Đù đa dạng nhất với 7 loài được
ghi nhận. Họ cá Đù và họ cá Bống trắng là hai họ thuộc nhóm 5 họ phong phú nhất ở tất cả các vùng cửa sông. Như vậy kết quả nghiên cứu đã thể hiện được đặc trưng của nhóm cá ở vùng cửa sông ven biển.
2.3. Sự khác nhau về cấu trúc theo nhóm sinh thái
2.3.1. Cấu trúc lồi theo mơi trường nước
Do sự hồ trộn của nước sơng (nước ngọt) và nước biển (nước mặn) nên sự xuất hiện của các sinh vật phụ thuộc vào nồng độ muối của môi trường nước ở các vị trí khác nhau trong khu vực cửa sơng. Trên cơ sở đó, sinh vật ở các vùng cửa sơng nói chung hay cá nói riêng được chia thành 5 nhóm:
- Nhóm nhạt muối (Oligohaline): là những lồi nước ngọt có thể sống được ở độ muối cao đến 5‰.
- Sinh vật cửa sơng chính thức (Estuarine) là sinh vật nước lợ, sống trong điều kiện độ muối từ 2‰ đến 25‰.
- Sinh vật biển rộng muối (Euhaline marine): là những sinh vật biển có thể xâm nhập sâu vào vùng cửa sơng, một số ít vào tới nơi có độ muối thấp đến 5‰.
- Sinh vật biển hẹp muối (Stenohaline marine): là những sinh vật biển xuất hiện ở nơi có độ muối cao ở vùng tận cùng các cửa sơng, nơi có độ muối lớn hơn 30‰.
- Các loài di cư: là những loài xuất hiện tạm thời ở vùng cửa sông trước hoặc sau khi tiến hành di cư sông - biển hoặc biển - sông [26].
Nghiên cứu này dựa trên các mơi trường nước mà cá có thể sinh sống được để phân chia các lồi cá thành các nhóm: chỉ sống ở nước ngọt; sống ở nước ngọt và nước lợ; sống ở cả nước mặn, nước ngọt và nươc lợ; sống ở nước mặn và nước lợ; sống ở nước mặn.
Kết quả phân tích cho thấy khu vực cửa sơng Giang Thành và cửa sơng Cái Lớn có sự phân bố lồi theo độ muối tương đối giống nhau, nhóm cá biển, chỉ sống ở nước mặn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm (Hình 11).
Hình 11. Phân bố lồi theo mơi trường nước ở các khu vực nghiên cứu
Ở khu vực cửa sơng Giang Thành, nhóm cá biển chiếm 44,6% tổng số lồi, nhóm cá sống được ở cả 3 vùng nước chiếm 19,6%, nhóm cá nước ngọt chiếm 4,4%. Khác biệt với hai cửa sông Giang Thành và Cái Lớn, ở khu vực cửa sơng Ơng Đốc và cửa sông Cửa Lớn, số lồi thuộc nhóm sống ở cả 3 mơi trường nước chiếm ưu thế (Hình 11). Ở khu vực cửa sơng Ơng Đốc, nhóm cá sống ở cả nước mặn, nước ngọt và nước lợ chiếm 33,1%, số loài cá biển chỉ chiếm 4,5%, khơng có lồi cá nước ngọt nào được ghi nhận trong khu vực. Ở khu vực cửa sơng Cửa Lớn, 50,0% số lồi cá đã xác định thuộc nhóm sống ở cả 3 mơi trường nước, 17,0% số loài là cá biển và 2,5% là cá nước ngọt.
Tỷ lệ các lồi thuộc các nhóm cá thích ứng với các độ mặn khác nhau có mối quan hệ trực tiếp với sinh cảnh, độ mặn, độ sâu cũng như tương tác sông - biển thời
điểm thu mẫu… Ở vùng cửa sông Giang Thành, Cái Lớn, lưu lượng nước sông đổ ra vịnh tương đối nhỏ do đó cá biển xâm nhập sâu vào vùng cửa sông, ven bờ. Sông Ơng Đốc và Cái Lớn cũng có lưu lượng nước khơng lớn tuy nhiên điều kiện môi trường và sinh thái tại khu vực cửa sơng này khác biệt hồn tồn với khu vực cửa sông Giang Thành và Cái Lớn. Khu vực cửa sơng Ơng Đốc với lượng dân cư sống dọc hai bên cửa sông đông đúc, lượng nước thải lớn, độ đục cao, chất lượng nước kém vì vậy mà số lượng lồi ghi nhận tương đối ít và chủ yếu là nhóm các lồi cá nước ngọt và nước lợ như cá bống. Tại khu vực cửa sông Cửa Lớn, hệ sinh thái vùng cửa sông, ven biển đặc trưng là rừng ngập mặn với các lồi nước lợ điển hình và các loài rộng muối.
2.3.2. Cấu trúc loài theo tầng nước
Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu của Fishbase để phân tách các loài cá thu thập được thành 3 nhóm chính là nhóm cá nổi (pelagic fish), cá đáy (demersal fish) và nhóm lồi sống cả nổi và đáy (benthopelagic fish). Kết quả cho thấy, nhóm cá đáy chiếm ưu thế ở tất cả các khu vực thực hiện nghiên cứu (Hình 12).
Hình 12. Số lượng loài cá phân theo tầng nước ở các khu vực nghiên cứu
Ở khu vực cửa sơng Giang Thành, cá đáy có 74 lồi chiếm 80,4% số lồi; khu vực cửa sơng Cái Lớn có 76 lồi thuộc nhóm cá đáy, chiếm 73,8%; khu vực cửa sông Ơng Đốc, cá đáy có 26 lồi, chiếm 86,7%; khu vực cửa sơng Cửa Lớn, cá đáy có 28 lồi chiếm 70%. Như vậy, tỷ lệ cá nổi, cá đáy và nhóm cá sống ở cả 2 tầng nước khơng có sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực nghiên cứu. Tỷ lệ này thể hiện đặc trưng cấu trúc thành phần loài theo tầng nước của khu vực cửa sông ven biển.
2.4. Độ tương đồng về thành phần loài giữa các khu vực nghiên cứu
Để đánh giá mức độ tương đồng về thành phần lồi, nghiên cứu đã nhóm các khu vực nghiên cứu thành từng cặp, xác định số lồi chung và số lồi chỉ có ở từng khu vực. Kết quả tính chỉ số tương đồng dựa trên chỉ số Sorencen được trình bày trong Bảng 5, quan hệ giữa thành phần loài cá ở các khu vực nghiên cứu được thể hiện trong Hình 13.
Bảng 5. Chỉ số tương đồng Sorensen giữa các khu vực
Vùng cửa sông Giang Thành Cửa Lớn Cái Lớn Ông Đốc Giang Thành 1 0,375 0,815 0,326
Cửa Lớn 0,375 1 0,286 0,522
Cái Lớn 0,815 0,286 1 0,314
Ông Đốc 0,326 0,522 0,314 1
Kết quả xác định chỉ số tương đồng cho thấy, thành phần lồi ở khu vực cửa sơng Giang Thành và cửa sơng Cái Lớn có quan hệ rất gần gũi và có quan hệ xa hơn với các khu vực nghiên cứu khác, chỉ số tương đồng giữa hai khu vực này là 0,815 (> 0,7). Thành phần lồi cá ở khu vực cửa sơng Giang Thành có quan hệ gần gũi với thành phần lồi ở khu vực cửa sơng Cửa Lớn với SSI = 0,375 (> 0,35). Thành phần lồi cá ở khu vực cửa sơng Ơng Đốc và khu vực cửa sơng Cửa Lớn có quan hệ gần gũi với SSI = 0,522. Thành phần lồi cá ở khu vực cửa sơng Cửa Lớn và Cái Lớn, Ông Đốc và Cái Lớn, Ông Đốc và Giang Thành rất khác nhau, có quan hệ ít gần gũi.
Hình 13. Mối quan hệ về thành phần loài giữa các khu vực nghiên cứu
Hai khu vực cửa sông Giang Thành và Cái Lớn thuộc tỉnh Kiên Giang có quan hệ rất gần gũi và có thành phần lồi khác biệt, ít gần gũi với hai cửa sơng Ơng Đốc và Cửa Lớn thuộc tỉnh Cà Mau. Sự khác biệt thành phần lồi một phần có thể do sự khác nhau về khoảng cách địa lí. Cửa sơng Giang Thành và Cái Lớn ở vị trí gần nhau đồng thời cửa sơng Ơng Đốc và Cửa Lớn gần nhau và ở khá xa hai cửa sơng cịn lại. Ngoài ra, thành phần loài cá ở các khu vực cửa sông thuộc tỉnh Cà Mau bị ảnh hưởng nhiều do nằm gần cửa vịnh và có sự giao thoa giữa hai khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận
1. Kết quả khảo sát thành phần loài cá ở 4 khu vực cửa sông ven biển vùng Tây Nam Bộ đã xác định được tổng số 176 loài thuộc 126 giống, 68 họ của 23 bộ cá. Ở bậc bộ, bộ cá Vược chiếm ưu thế vượt trội với 28 họ và 81 loài. Ở bậc bộ, họ cá Bống trắng Gobiidae có thành phần lồi đa dạng nhất với 10 giống và 12 loài.
2. Về tình trạng bảo tồn, tại khu vực nghiên cứu ghi nhận 1 loài được xếp hạng nguy cấp (EN), 1 lồi thuộc nhóm sắp nguy cấp (VU), 6 loài sắp bị đe doạ (NT) theo Danh lục Đỏ IUCN và 5 lồi thuộc nhóm sắp nguy cấp theo Sách đỏ Việt Nam.
3. Khu vực sửa sơng Cái Lớn có thành phần lồi cá đa dạng hơn các khu vực cửa sông khác ở tất cả các bậc taxon, khu vực cửa sơng Ơng Đốc có thành phần lồi cá kém đa dạng nhất.
4. Cấu trúc loài theo tầng nước tương đồng ở tất cả các khu vực nghiên cứu, đặc trưng cho hệ sinh thái khu vực cửa sơng ven biển với nhóm cá đáy chiếm ưu thế. Ở khu vực cửa sông Giang Thành và Cái Lớn có tỷ lệ cá biển lớn nhất, khu vực cửa sơng Ơng Đốc và cửa sơng Cửa Lớn có tỷ lệ cá sống được ở cả nước mặn, lợ, ngọt cao nhất.
5. Thành phần lồi cá ở khu vực cửa sơng Giang Thành và cửa sơng Cái Lớn có quan hệ rất gần gũi với nhau và ít gần gũi với các khu vực khác. Khu vực cửa sơng Ơng Đốc và cửa sơng Cửa Lớn có quan hệ gần gũi và ít gần gũi với các khu vực còn lại. Sự khác biệt và phân nhóm rõ rệt giữa các khu vực cửa sông ở Cà Mau và Kiên Giang là hệ quả của những khác biệt về khoảng cách và vị trí địa lý, tương tác sơng - biển ở mỗi khu vực.
Khuyến nghị
1. Cần tiếp tục thu mẫu, nghiên cứu bổ sung qua các mùa trong năm để có được số liệu đầy đủ hơn nữa trong việc so sánh giữa các vùng cửa sông ven biển cũng như đánh giá biến động nguồn lợi cá nói riêng và nguồn lợi thủy hải sản nói chung của khu vực nghiên cứu.
2. Các địa phương cần có các biện pháp quản lý hiệu quả hoạt động khai thác thuỷ sản như nghiêm cấm sử dụng phương tiện đánh bắt huỷ như te điện, lú; quy định kích thước mắt lưới; nghiêm cấm đánh bắt cá trong mùa sinh sản, bảo vệ các khu vực bãi giống, bãi đẻ.
3. Vấn đề ô nhiễm ven bờ, đặc biệt là các khu vực cửa sông do rác thải sinh hoạt của người dân (chủ yếu là rác thải nilon) là đáng báo động, cần thiết tiến hành áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường, trước hết là giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng và tiến đến xây dựng các hương ước, quy ước địa phương cũng như nghiên cứu xây dựng các chế tài hành chính thích hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. ALMRV-II (2006). Báo cáo tổng kết dự án đánh giá Nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam, giai đoạn 2. Hải Phòng, Viện Nghiên cứu Hải sản.
2. Lê Đức An, ng Đình Khanh, Trần Đức Thạnh, Võ Thịnh (2011), “Tài nguyên vị thế hệ thống cửa sông Việt Nam”, Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường
biển, tập XVI, trang 20-28.
3. Bộ khoa học và công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách
Đỏ Việt Nam, phần I. Động Vật, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà
Nội.
4. Bộ Thuỷ sản (1996), Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Trần Đắc Định, Shibukawa Koichi, Nguyễn Thanh Phương, Hà Phước Hùng, Trần
Xuân Lợi, Mai Văn Hiếu, Utsugi Kenzo (2013), Mô tả định loại cá đồng bằng
sông Cửu Long, Việt Nam, NXB Đại học Cần Thơ.
6. Nguyễn Văn Hải (2019), "Hiện trạng hoạt động khai thác của một số đội tàu ở vùng biển Tây Nam Bộ", Tạp chí Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn. Chuyên đề Nghiên cứu Nghề cá biển, trang 152-159.
7. Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sĩ Vân (2001), Cá nước ngọt Việt Nam, tập 1, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Hảo (2005), Cá nước ngọt Việt Nam, tập 2, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Hảo (2005), Cá nước ngọt Việt Nam, tập 3, NXB Nông nghiệp, Hà