CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
3.4 Đánh giá về mặt tài chính cho hoạt động chuyển đổi công nghệ
Việt Nam gia nhập Công ước Viên và phê chuẩn Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn từ tháng 01 năm 1994. Việt Nam cũng phê chuẩn các sửa đổi, bổ sung thuộc Nghị định thư Montreal vào các năm 1994 và 2004. Là một Bên thuộc Nghị định thư Montreal, Việt Nam có trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ hạn định loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn do Nghị định thư Montreal kiểm soát. Bên cạnh nghĩa vụ tuân thủ các cam kết về loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, Việt Nam có quyền lợi nhận hỗ trợ về tài chính để loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định và hạn mức của Nghị định thư Montreal.
Bên cạnh hỗ trợ về tài chính từ Quỹ Đa phương thuộc Nghị định thư Montreal cho hoạt động chuyển đổi công nghệ, loại trừ HCFC-22, doanh nghiệp chuyển đổi cơng nghệ có thể tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ Quỹ Mơi trường tồn cầu và Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, thông qua khoản vay có ưu đãi về lãi suất để chuyển đổi sang công nghệ sản xuất không sử dụng HCFC, thân thiện với môi trường.
Chuyển đổi công nghệ sang sử dụng môi chất lạnh mới đòi hỏi chi phí lớn. Các doanh nghiệp sản xuất điều hịa khơng khí lớn có khả năng tự mình chuyển đổi cơng nghệ khi thấy cần thiết; tuy nhiên, đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, chi phí chuyển đổi cơng nghệ thường vượt q khả năng tài chính cho phép của doanh nghiệp. Vì vậy, hỗ trợ tài chính cho hoạt động chuyển đổi là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo loại trừ đúng tiến độ và bền vững các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.
60
Công ty TNHH điện lạnh Hòa Phát đã thực hiện thí điểm dự án chuyển đổi sản xuất điều hịa khơng khí sang cơng nghệ điều hịa khơng khí biến tần sử dụng mơi chất lạnh R-410A; tuy nhiên, do thiếu kinh phí, dự án thí điểm mới thực hiện được 30 % khối lượng công việc. Theo đánh giá của Daikin, chuyển đổi công nghệ sản xuất điều hịa khơng khí từ HCFC-22 sang R-32 có chi phí chuyển đổi tương tự như chuyển đổi sang sử dụng môi chất lạnh R-410A (xem [28]). Báo cáo của Ban Chấp hành thuộc Quỹ Đa phương thi hành Nghị định thư Montreal tại khóa họp lần thứ 70 cũng nhận định rằng chi phí đầu tư gia tăng khi chuyển đổi sang công nghệ sử dụng R-410A làm môi chất lạnh cũng tương đương chi phí đầu tư gia tăng khi chuyển đổi sang công nghệ sử dụng R-32 làm môi chất lạnh trong điều hịa khơng khí. Tuy nhiên, do R-32 được xếp loại là mơi chất có tính cháy nên cần bổ sung chi phí về lắp đặt các thiết bị đảm bảo an tồn (xem [47]).
Theo ước tính của Risto Ojala, chuyên gia tư vấn của Ngân hàng Thế giới trong lĩnh vực xốp và làm lạnh, số lượng sản phẩm điều hịa khơng khí được sản xuất năm 2010 của cơng ty Hịa Phát là 38.200 sản phẩm và lượng tiêu thụ HCFC-22 là 52 tấn trong năm cơ sở 2010, khi chuyển đổi sang công nghệ sử dụng R-410A cơng ty TNHH điện lạnh Hịa Phát sẽ cần tổng kinh phí chuyển đổi khoảng 1.452.000 USD, bao gồm chi phí đầu tư gia tăng để cải tạo dây chuyền sản xuất điều hịa khơng khí là 195.800 USD và chi phí hoạt động gia tăng 1.256.800 USD (xem [35]). Chi phí hoạt động gia tăng là chi phí bù trừ cho mức giá chênh lệch giữa giá của HCFC-22 và giá của R-410A, chuyển đổi loại dầu sử dụng, loại ống đồng sử dụng cho môi chất lạnh yêu cầu hoạt động ở áp suất cao, cũng như các chi phí quản lý, hoạt động khác trong q trình chuyển đổi cơng nghệ.
Do chi phí chuyển đổi từ HCFC-22 sang R-32 được ước tính tương đương với chi phí chuyển đổi sang cơng nghệ sử dụng R-410A, nên có thể ước tính trong trường hợp chuyển đổi sang công nghệ sử dụng R-32 tại cơng ty TNHH điện lạnh Hịa Phát, tổng kinh phí chuyển đổi sẽ là 1.452.000 USD. Ngồi ra, trong q trình chuyển đổi dây chuyền sản xuất cần phải có các thiết bị mới để
61
bảo đảm an toàn sản xuất như thiết bị nạp môi chất lạnh, bơm chân không áp lực cao, thiết bị dị mơi chất lạnh trong trường hợp bị rị rỉ trong q trình nạp, hệ thống thơng gió và cần phải có khu lưu giữ mơi chất lạnh riêng để chống cháy nổ (xem [27]). Do yếu tố bảo đảm an tồn sản xuất, kinh phí đầu tư cho chuyển đổi công nghệ sẽ gia tăng.
Trong trường hợp chuyển đổi sang công nghệ sử dụng R-290 làm môi chất lạnh trong điều hịa khơng khí, chi phí chuyển đổi được ước tính trong nghiên cứu này bao gồm chi phí đối với chất liệu hệ thống điều hịa khơng khí, chi phí chuyển đổi dây chuyền sản xuất, phát triển sản phẩm, chi phí huấn luyện đào tạo và trang thiết bị liên quan.
Ngồi chi phí phát triển sản phẩm, chi phí huấn luyện đào tạo, chi phí về thiết bị và dụng cụ và các chi phí cải tạo khác, do các yêu cầu về an toàn quản lý tính dễ cháy của R-290, chi phí chuyển đổi, cải tạo sang dây chuyền sản xuất điều hịa khơng khí sử dụng R-290 làm mơi chất lạnh cao hơn khoảng 50 % so với R-410A. Tuy nhiên, điều hịa khơng khí sử dụng R-290 làm mơi chất lạnh sử dụng ống đồng có đường kính nhỏ hơn nên chi phí về vật liệu giảm hơn rất nhiều so với R-410A, bù trừ cho chi phí đầu tư gia tăng và chi phí hoạt động gia tăng (xem [53]).
Dựa trên số liệu về chi phí chuyển đổi công nghệ được đề cập ở trên, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ khó có khả năng tự mình thực hiện hoạt động chuyển đổi công nghệ do gánh nặng về tài chính. Do vậy, phương thức tiếp cận hỗ trợ tài chính từ Quỹ Đa phương là một nguồn hỗ trợ khả thi và đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm điều hịa khơng khí sản xuất tại công ty TNHH điện lạnh Hịa Phát so với điều hịa khơng khí nhập khẩu. Các thủ tục để nhận được hỗ trợ tài chính từ Quỹ Đa phương sẽ được thực hiện theo tiêu chí của Quỹ Đa phương tại Quyết định XIX/6 (2007) của Hội nghị các Bên (xem [52]).
62