Về phía cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lựa chọn giải pháp loại trừ chất HCFC 22 trong sản xuất thiết bị điều hòa không khí gia dụng cho một cơ sở sản xuất ở việt nam (Trang 66 - 70)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

3.7 Các thuận lợi, khó khăn và rào cản trong quá trình chuyển đổi công nghệ

3.7.1 Về phía cơ quan quản lý nhà nước

a. Thuận lợi

 Văn phịng ơ-dơn thuộc Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu là cơ quan đầu mối thực hiện Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn tại Việt Nam. Văn phịng ơ-dơn cũng là cơ quan điều phối các hoạt động loại trừ các chất HCFC tại Việt Nam và kết hợp với cơ quan thực hiện các hoạt động loại trừ các chất HCFC của Quỹ Đa phương để đệ trình và đề nghị các hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để loại trừ các chất HCFC tại Việt Nam.

 Quỹ Đa phương đã tiến hành đánh giá hoạt động loại trừ các chất HCFC tại các dự án do Quỹ Đa phương cung cấp kinh phí chuyển đổi công nghệ năm 2014. Trong đợt đánh giá này, hoạt động loại trừ HCFC-141b của Việt Nam được tư vấn giám sát của Quỹ Đa phương đánh giá cao về tính quản trị dự án, tính hiệu quả và bền vững của việc loại trừ HCFC tại Việt Nam (xem [34]).

 Kinh nghiệm thực hiện dự án loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ đề nghị phê duyệt dự án hỗ trợ tài chính cho chuyển đổi công nghệ tại Việt Nam là những yếu tố quan trọng về phía cơ quan quản lý nhà nước để giúp các doanh nghiệp sản xuất trong nước nhận hỗ trợ tối đa từ bên ngồi để chuyển đổi cơng nghệ sản xuất, bảo vệ

65

môi trường và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước.

 Doanh nghiệp sản xuất điều hịa khơng khí Daikin của Nhật Bản đã đề nghị hỗ trợ Việt Nam về mặt kỹ thuật trong trường hợp Việt Nam quyết định lựa chọn chuyển đổi công nghệ sản xuất điều hịa khơng khí sang sử dụng mơi chất lạnh R-32. Đây là một yếu tố thuận lợi đối với Việt Nam do Daikin là doanh nghiệp sản xuất điều hịa khơng khí lớn của Nhật Bản. Daikin cũng là doanh nghiệp Nhật Bản đầu tiên chế tạo và giới thiệu trên thị trường thế giới điều hịa khơng khí gia dụng sử dụng R-32 làm mơi chất lạnh.

b. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi được đề cập ở trên, quá trình chuyển đổi cơng nghệ tại các doanh nghiệp sản xuất điều hịa khơng khí cũng đối mặt với các khó khăn, rào cản.

 Hiện nay khơng có bất kỳ áp lực nào địi hỏi phải loại trừ HCFC-22 ngồi các quy định của Nghị định thư Montreal.

 Để loại trừ HCFC-22 và chuyển đổi sang công nghệ sử dụng môi chất lạnh thay thế trong điều hịa khơng khí cần phải có chi phí đầu tư lớn trong khi đó Quỹ Đa phương đặt ra mức giới hạn chi phí cung cấp cho các nước khi chuyển đổi công nghệ. Quỹ Đa phương yêu cầu doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ đóng góp vốn đối ứng để thực hiện dự án chuyển đổi. Ngồi chi phí đầu tư gia tăng, doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ sản xuất cần phải có chi phí hoạt động gia tăng. Ban Chấp hành Quỹ Đa phương giới hạn mức tối đa tài trợ đối với chi phí hoạt động gia tăng. Theo quyết định của Ban Chấp hành Quỹ Đa phương, mức tài trợ tối đa cho chi phí hoạt động gia tăng đối với hoạt động loại trừ các chất HCFC trong lĩnh vực làm lạnh và điều hịa khơng khí là 6,30 USD/kg (xem [49]). Các nước đang phát triển nêu rõ mức giới hạn tối đa này là rất thấp và không thể thực hiện hoạt động chuyển đổi cơng nghệ được. Sau khi có các kiến nghị từ phía các nước đang phát triển, hiện nay, dự kiến mức tài trợ

66

tối đa cho chi phí hoạt động gia tăng đối với hoạt động loại trừ các chất HCFC trong lĩnh vực làm lạnh và điều hịa khơng khí là 8,10 USD/kg HCFC (xem [50]). Xét trên ước tính chi phí hoạt động gia tăng, mức tài trợ tối đa dự kiến là 8,10 USD/kg vẫn khơng đáp ứng được tồn bộ chi phí hoạt động gia tăng của doanh nghiệp chuyển đổi cơng nghệ.

 Việt Nam chưa có tiêu chuẩn, quy định cụ thể nào xếp loại các môi chất thuộc loại dễ cháy cần phải quản lý nói chung và điều chỉnh hai loại môi chất lạnh R-32 và R-290 nói riêng. Tiêu chuẩn hiện hành về yêu cầu an toàn đối với hệ thống máy lạnh dùng để làm lạnh và sưởi ấm là Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6104:1996 (ISO 5149:1993) chỉ quy định các vấn đề liên quan đến thiết kế và kết cấu của thiết bị, các yêu cầu cho sử dụng buồng máy, quy trình vận hành mà khơng quy định chi tiết đối với điều hịa khơng khí gia dụng như giới hạn khối lượng nạp môi chất lạnh được xếp loại dễ cháy, nổ cho từng thiết bị làm lạnh và sưởi ấm có cơng suất khác nhau, quy trình lắp đặt và bảo dưỡng khi sử dụng mơi chất lạnh có tính dễ cháy, nổ trong điều hịa khơng khí (xem [3]). Nghị định số 35/2003/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy cũng chỉ xếp loại các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ cần chú ý khi cơ sở đó có khí cháy với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5 % thể tích khơng khí trong phịng trở lên hoặc có từ 70 kg khí cháy trở lên (xem [6]). Trong trường hợp chuyển đổi sang công nghệ sử dụng R-32 hoặc R-290 làm môi chất lạnh trong điều hịa khơng khí, theo quy định của Nghị định này, cơ sở sản xuất điều hịa khơng khí chỉ bị xếp loại cần chú ý về nguy hiểm cháy, nổ.

 Thông tin về lộ trình loại trừ HCFC-22 chưa được truyền tải sâu rộng đến các doanh nghiệp sản xuất điều hịa khơng khí. Do tất cả các doanh nghiệp sản xuất điều hịa khơng khí mua lại mơi chất lạnh từ những nhà nhập khẩu trong nước, không phải là người trực tiếp nhập khẩu môi chất lạnh HCFC-22, nên không nắm bắt, quan tâm đến kế hoạch loại trừ dần HCFC-22. Mặc dù cơ quan quản lý nhà nước đã tổ chức thông tin về lộ

67

trình loại trừ HCFC-22 qua phương tiện thơng tin đại chúng, hội thảo; tuy nhiên, sự tham dự hội thảo, nắm bắt thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng của các doanh nghiệp sản xuất điều hịa khơng khí cịn rất hạn chế.

 Cơ quan quản lý nhà nước khó tiếp cận được với doanh nghiệp sản xuất điều hịa khơng khí để tìm hiểu về số liệu sản xuất, số liệu lượng tiêu thụ HCFC-22 và nhu cầu chuyển đổi công nghệ do thông tin thu thập để xây dựng dự án đề nghị hỗ trợ tài chính chuyển đổi cơng nghệ liên quan đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp; vì vậy, một số doanh nghiệp không hiểu rõ bản chất của hoạt động thu thập thông tin sẽ không cung cấp thông tin về tình hình sản xuất và tiêu thụ HCFC-22 của đơn vị mình. Sự thiếu hợp tác trong hoạt động cung cấp thơng tin trong q trình khảo sát xây dựng kế hoạch, dự án để đề nghị tài trợ kinh phí chuyển đổi cơng nghệ sẽ dẫn đến việc không xây dựng được kế hoạch đề nghị tài trợ kinh phí chuyển đổi cơng nghệ cho những doanh nghiệp này. Những doanh nghiệp không tham gia dự án chuyển đổi công nghệ do Quỹ Đa phương tài trợ sẽ chịu gánh nặng chi phí khi tự thực hiện chuyển đổi công nghệ sau này.

 Các hoạt động hỗ trợ của Nghị định thư Montreal để loại trừ các chất HCFC không kết nối với các chương trình của hội nghề nghiệp tại các nước sở tại mà thông qua cơ quan quản lý nhà nước, là cơ quan đầu mối thực hiện Nghị định thư Montreal tại những nước đó, do vậy các thơng tin về hoạt động hỗ trợ chuyển đổi công nghệ không đến trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất điều hịa khơng khí. Thơng tin về lộ trình loại trừ HCFC-22, các hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật trong hoạt động chuyển đổi sang công nghệ thay thế cho HCFC-22, kế hoạch, dự án đề nghị hỗ trợ về kinh phí chuyển đổi cơng nghệ, doanh nghiệp sản xuất điều hịa khơng khí phải thơng qua cơ quan đầu mối quốc gia để đệ trình dự án tài trợ chuyển đổi công nghệ lên Quỹ Đa phương. Tuy nhiên, thơng tin từ phía cơ quan quản lý nhà nước về loại trừ các chất HCFC và các dự án hỗ trợ chuyển

68

đổi công nghệ thông thường không được doanh nghiệp chủ động chú ý và tham gia.

 Việt Nam đang thiếu các chính sách khuyến khích sử dụng thiết bị khơng chứa các chất làm suy giảm tầng ơ-dơn và chất có tiềm năng nóng lên tồn cầu cao cũng như thiếu các quy định, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp sản xuất điều hịa khơng khí nói riêng khi chuyển đổi sang cơng nghệ sử dụng chất thân thiện hơn với mơi trường. Ngồi hỗ trợ về tài chính khơng hồn lại từ Quỹ Đa phương thi hành Nghị định thư Montreal, hiện nay khơng có các quy định nào khác mang tính hỗ trợ về tài chính đối với các doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ trong sản xuất điều hịa khơng khí, trong khi đó các doanh nghiệp thường khơng có thơng tin về việc tham gia dự án do cơ quan quản lý nhà nước thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lựa chọn giải pháp loại trừ chất HCFC 22 trong sản xuất thiết bị điều hòa không khí gia dụng cho một cơ sở sản xuất ở việt nam (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)