Cơ chế chiết tách chấ tô nhiễm bằng thực vật (Phytoextraction)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng hấp thụ một số kim loại nặng (as, pb, cd, zn) trong đất của cây sậy (phragmites australis) và ứng dụng xử lý đất bị ô nhiễm kim loại nặng sau khai thác khoáng sản (Trang 41 - 42)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Biện pháp sử dụng thực vật xử lý đấ tô nhiễm kim loại nặng

1.2.2.1. Cơ chế chiết tách chấ tô nhiễm bằng thực vật (Phytoextraction)

Quá trình chiết tách chất ơ nhiễm bằng thực vật là q trình xử lý chất độc, đặc biệt là KLN, bằng cách sử dụng các loại thực vật hút các chất ô nhiễm qua rễ sau đó chuyến hóa lên các cơ quan trên mặt đất của thực vật [98], [ 119]. Chất ơ nhiễm tích lũy vào thân cây và lá, sau đó thu hoạch và loại bỏ khỏi môi trường. Cơ chế này được chia ra thành 2 loại: loại có tính kế tục (continuous) và kết hợp (induced) (Salt & nnk, 1998). Cơ chế kế tục là sử dụng thực vật tích lũy các chất ô nhiễm độc hại với mức cao một cách đặc biệt trong suốt quá trình sống của nó (đó chính là các lồi siêu tích tụ), trong khi đó cơ chế kết hợp là cách tiếp cận nhằm nâng cao khả năng tích lũy chất độc bằng cách bổ sung các chất xúc tác (accelerants) hoặc chất tạo phức (chelators) vào đất. Trong trường hợp chất ô nhiễm là KLN, chất tạo phức như EDTA giúp cho KLN linh động hơn và sau đó dễ hấp thụ hơn như Pb, Cd, Cr, Cu, Ni, Zn đối với cây mù tạc tại Ấn Độ (Brassica juncea), cây Hướng dương (Helianthus anuus) [45], [131]. Các chất tạo phức khác như CDTA, DTPA, EGTA, EDDHA và NTA để nâng cao khả năng tích lũy kim loại đã được khảo sát ở một số loài thực vật khác nhau [86] , [99] Tuy nhiên, có một số rủi ro liên quan đến một số chất tạo phức chất định đã được chú ý như tính tan được trong nước của phức hợp chất ô nhiễm độc hại – chất tạo

phức có thể dẫn đến xâm nhập vào các tầng đất sâu hơn (Wu & nnk, 1997; Lombi & nnk, 2001), có nguy cơ ơ nhiễm nước ngầm và nước [99], [140].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng hấp thụ một số kim loại nặng (as, pb, cd, zn) trong đất của cây sậy (phragmites australis) và ứng dụng xử lý đất bị ô nhiễm kim loại nặng sau khai thác khoáng sản (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)