CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.2. Biện pháp sử dụng thực vật xử lý đấ tô nhiễm kim loại nặng
1.2.7.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Kết quả nghiên cứu trong nhiều năm cho thấy, ở Việt Nam, vấn đề ô nhiễm kim loại nặng đã và đang xảy ra, nguy cơ con người phải đối mặt với loại ô nhiễm này ngày càng hiện hữu và việc tìm kiếm các lồi thực vật có thể đóng vai trị tích cực trong xử lý ô nhiễm KLN đã được các nhà khoa học Việt Nam quan tâm.
Đối chiếu với các tài liệu đã công bố về hệ thực vật Việt Nam, trong danh sách các lồi “siêu tích tụ” kim loại đã được cơng bố trên thế giới thì ở Việt Nam chỉ có thể bắt gặp 26 lồi. Trong số này, 4 loài là thực vật thủy sinh và 22 loài là thực vật trên cạn [1], [17].
Ở Việt Nam, khoảng mười năm trở lại đây các nhà khoa học đã chú trọng tìm hiểu và nghiên cứu về ô nhiễm kim loại nặng trong đất và những ảnh hưởng của chúng đến động vật và thực vật [1], [2], [17], [19], [21] [26].
Lê Đức và cs [12] đã nghiên cứu khả năng hấp thụ và tích lũy Pb trong đất của cây rau muống, bèo tây và cải. Đặng Thị An và cs [2] đã nghiên cứu thấy lượng kim loại nặng trong đất ở Văn Lâm, Hưng Yên xâm nhập vào một số cây rau là khá lớn. Đặng Đình Kim và cs [17] đã nghiên cứu thấy khả năng chỗng chịu và tích lũy Pb rất cao của cây cỏ vetiver trong đất ô nhiễm Pb. Trần Văn Tựa và cs [30] đã nghiên cứu chứng minh được khả năng xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong đất của cây cải xanh. Diệp Thị Mỹ Hạnh và cs, 2005 [đã được nghiên cứu thấy khả năng chống chịu và hấp thu Pb của cây thơm ổi (Lantana carama L.) trong đất ô nhiễm Pb rất cao [17]. Võ Văn Minh [19], [20] đã chứng minh khả năng loại bỏ một số kim loại nặng của cỏ Vetiver khỏi đất tại một số loại bãi thải ở Đà Nẵng là rất khả quan. Đặng Đình Kim và cs [17] đã khẳng định hiệu quả làm sạch ô nhiễm kim loại nặng trong đất vùng khai thác mỏ ở Thái Nguyên của một số loài dương xỉ, cỏ mần trầu, cải xanh, cỏ voi lai và cỏ vetiver. Nguyễn Hữu Thành [25] đã đưa ra được khả
năng hấp thụ kim loại nặng trong đất ô nhiễm ở thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên của cây Dừa Nước, cây Mương Đứng và cây Rau Muống. Lương Thị Thúy Vân [32] đã đề xuất biện pháp xử lý đất sau khai thác bị ô nhiễm Pb, As bằng cỏ vetiver. Bùi Thị Kim [4] đã đánh giá được khả năng xử lý đất của 2 loài dương xỉ Pteris vittata (P. vittata) và Pityrogramma calomelanos. Nghiên cứu của Nguyễn Thế Đặng [8] đã đưa ra được một số lồi cây có khả năng hấp thụ kim loại nặng khác nhau và sự phân bố của chúng trong các phần khác nhau của cây.