Tarrietia Blume – Huỷnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân loại các chi thuộc họ trôm (sterculiaceae vent ) ở việt nam (Trang 42 - 44)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Đặc điểm hình thái các chi thuộc họ Trơm (Sterculiaceae Vent.) ở Việt Nam

3.4.1.3. Tarrietia Blume – Huỷnh

Blume, 1825; Gagnep. 1910. Fl. Gen. Indoch. 1: 481; M. Tardieu-Blot, 1945. Supp. Fl. Gen. Indoch. 1: 410.

Tên Việt Nam khác: Huyệnh, Huỳnh, Mậy nhom pa, Kembang, Lum bayan.

Cây gỗ lớn, cao 20-30(40) m, đường kính 50-100(150) cm, thường rất thẳng. Vỏ màu trắng bạc và có nhựa trong như thạch. Lá kép chân vịt, gồm 3- 7 lá chét, khơng bằng nhau về kích thước; lá chét hình trứng hay mũi giáo; kích thước 12-17 x 4-8 cm; 2 đầu nhọn; mặt dưới có vẩy bạc, lúc non 2 mặt có lơng nhưng khơng có lơng dạng vảy, về sau nhẵn; cuống lá chung dài 8-20 cm. Lá kèm hình mũi giáo, có lơng ở mặt dưới. Cụm hoa hình chuỳ ở nách lá, nhiều hoa. Hoa nhỏ, đơn tính. Đài hình chng, 5 thuỳ, thuỳ có chóp nhọn, mặt ngồi phủ lơng. Cánh hoa khơng có. Hoa đực: Nhị 10, chỉ nhị hợp ở dưới thành cuống nhị mang nhiều vẩy trắng, không có triền. Hoa cái: Bầu hình cầu, 3-5 ơ, rời, mỗi ơ một nỗn, nỗn đính ở đỉnh của ơ bầu. Quả rời, vỏ hoá gỗ, thường mang 1-4 đại, rời nhau, có cánh, kích thước cánh 6- 8 x 1,5-3 cm, khi chín tự mở. Hạt 1, thuôn, cuống hạt dài, có cánh hình trứng ngược, cánh dài gấp nhiều lần nhân hạt.

Typus: Tarrietia javanica Blume

Phân bố: Có 12 lồi phân bố ở khắp nơi trên thế giới. Việt Nam có 1 lồi là

Tarrietia javanica Blume phân bố ở Quảng Bình (Tun Hố, Quảng Ninh, Lệ

Thuỷ), Quảng Trị, Thừa Thiên Huế (Bạch Mã, Hưng Lộc, Lăng Cô), Kon Tum (Sa Thày, Đăc Pook), Lâm Đồng, Đồng Nai (Mã Đà), Kiên Giang (Phú Quốc).

Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 1-2, có quả tháng 6-7. Tái sinh bằng hạt. Cây

ưa sáng, mọc nhanh. Mọc rải rác trong rừng rậm thường xanh nguyên sinh, ở độ cao tới 800 m.

Giá trị sử dụng: Gỗ cứng, bền, khá nặng, dễ gia công, dùng trong xây dựng nhà cửa và đóng đồ mộc thơng thường, làm cột điện, làm cầu.

Mẫu nghiên cứu: QUẢNG BÌNH, Bùi Đức Bình (HNU).

Ghi chú: Lồi có nguy cơ bị tuyệt chủng (do bị khai thác nhiều), đã đưa vào Sách

Đỏ Việt Nam (1996). Tuy khơng có mặt tại Sách đỏ Việt Nam (2007) nhưng hiện tại việc thu thập các mẫu vật thuộc lồi này là rất khó khăn.

Hình 3.10. Tarrietia javanica Blume

1. Cành mang cụm hoa; 2. Hạt mang cánh (Hình vẽ theo Phengklai, 2001)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân loại các chi thuộc họ trôm (sterculiaceae vent ) ở việt nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)