Heritiera littoralis Dryand

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân loại các chi thuộc họ trôm (sterculiaceae vent ) ở việt nam (Trang 39 - 41)

1. Cành mang hoa; 2. Một đại cắt ngang; 3. Cành mang quả; 4. Hoa ở đài (bỏ một phần đài); 5. Nhị và trục nhị nhụy; 6. Hoa; 7. Lơng dạng vảy; 8. Lơng hình sao.

3.4.1.2. Scaphium Schott. & Endl. – Lười ươi

Schott. & Endl., 1832. Melet. Bot. 33; C. Phengklai, 2001. Fl. Thail. 7: 621; Bayer R. & K. Kubitzki, 2003. Fam. Gen. Vas. Pl. 5: 265.

Tên Việt Nam khác: Ươi, Thạch, Lù noi, Hương đào, Bạng đải hải, Đười ươi, Sam

rang, Som vang, Đại động quả, An nam tử.

Gỗ lớn rụng lá, cao 20-25(45) m; đường kính thân có thể đạt tới 80 cm, thường có bạnh lớn ở gốc, cành non có góc, có lơng màu hung về sau nhẵn. Lá tập trung ở đỉnh cành, đa dạng; phiến lá hình trứng đến trứng rộng, trái xoan, thuôn hoặc mũi mác, lá khi non thường nguyên, khi già xẻ thùy rõ rệt, lá ở cây non và cây trưởng thành khác nhau về hình dạng và kích thước; cỡ (8)15-25(40) x (1)7-12(30) cm; gốc lá hình tim, hình trịn hay hình nêm rộng; chóp lá trịn hay thn, thường xẻ thuỳ chân vịt; gân phụ 6-11 đơi; khơng có lơng dạng vảy; cuống lá dài 15-20(30) cm. Hoa nhỏ, đơn tính, bao hoa mẫu 5, có đài tồn tại, 5 cái rời đến gốc. Cánh hoa khơng có. Hoa đực: Nhị 8-10, trục nhị nhụy mảnh. Hoa cái: 5 ô, rời nhau, mỗi ơ 1 nỗn. Quả rời, với 1-5 đại, rời, đại mặt ngoài màu đỏ, dài 10-22 cm, khi chín tự mở. Hạt to, 1 hạt, dài tới 2,5 cm, nhẵn, màu đỏ, nở to khi gặp nước, có cánh hình trứng, cánh dài gấp nhiều lần nhân hạt.

Typus: Scaphium macropodum (Miq.) Beumée ex K. Heyne

Phân bố: Có khoảng 10 lồi, phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á. Việt Nam có 1 lồi

là Scaphium macropodum (Miq.) Beumée ex K. Heyne phân bố ở Thừa Thiên-Huế (A Lưới, Phú Lộc), Đà Nẵng, Quảng Nam (Hiên, Giằng Phước Sơn, Trà My), Kon Tum (Đác Glây, Đác Long, Kon Plông, Sa Thày), Gia Lai (An Khê, Chư Pah, Chư Prông), Đác Lắc (Đác Mil, Đác Nông), Lâm Đồng (Bảo Lộc, Đa Hoai), Quảng Ngãi (Trà Bồng), Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Kiên Giang (Phú Quốc).

Sinh học và sinh thái: Cây ra hoa tháng 3-5, có quả tháng 6-7. Lồi có phổ phân bố

rộng, thích hợp với nhiều sinh cảnh, đặc biệt trên các vùng đất nhấp nhơ hoặc các đỉnh đồi thốt nước tốt. Mọc rải rác trong rừng, ở độ cao dưới 1200 m.

Giá trị sử dụng: Cho gỗ thích hợp với cơng nghệ lạng bóc và dán. Hạt thêm nước,

thêm đường làm thạch uống mát, nhuận tràng thông tiểu, trị bệnh đường tiêu hố và bệnh lậu. Lá non có thể nấu canh ăn. Hạt dùng chữa các bệnh về nhiệt, ho khan đau

họng, nhức răng, đau mắt đỏ, đại tiện ra máu, mụn lở, hay chế nước giải khát. Ở Đông Nam Á vỏ cây được thổ dân ở một số nơi dùng làm vách ngăn nhà.

Mẫu nghiên cứu: QUẢNG TRỊ, Đỗ Thị Xuyến BHH 179 (BM Thực vật, Khoa Sinh học).

Lưu ý: Lồi được ghi trong SĐVN (1996), khơng có mặt trong Sách đỏ Việt Nam

(2007). Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, dân một số nơi chặt hạ nhiều cây gỗ lớn để lấy hạt xuất khẩu tiểu ngạch. Cách khai thác này càng nhanh chóng đưa lồi Lười ươi ở nước ta đến tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân loại các chi thuộc họ trôm (sterculiaceae vent ) ở việt nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)