(A) và khu tập trung rác thải (B)
Kết quả phân lập ở bảng 3.3 cho thấy, câc chủng phân lập ở tầng giữa bể biogas cao hơn so với tầng đáy, trong khu vực tập trung rác thải cao hơn so với bên ngoài khu vực.
Bảng 3.3. Địa điểm và số lượng các chủng vi sinh vật có khả năng tích lũy photpho Địa điểm thu mẫu Mẫu thu được Ký hiệu Địa điểm thu mẫu Mẫu thu được Ký hiệu
Nước thải từ bể biogas 13 chủng
Từ A1.1 dến A1.8 Từ A2.1 đến A2.2 Từ A3.1 đến A3.3 Nước thải từ khu tập trung
rác thải 8 chủng
Từ A4.1 đến A4.3 Từ A5.1 đến A5.5
3.2.1.2. Khả năng hình thành màng sinh học của các chủng phân lập
Tiến hành các thí nghiệm tương tự về xác định khả năng hình thành màng sinh học của các chủng phân lập từ mơi trường AMM. Kết quả trên hình cho thấy, chủng A4.2, A5.1, A5.2, A5.3 là bốn chủng có khả năng hình thành màng sinh học tốt nhất (Hình 3.8). Do vậy chúng tôi đã lựa chọn 4 chủng này cho các nghiên cứu tiếp theo.
Hình 3.8. Khả năng hình thàng màng sinh học của các chủng vi sinh vật có khả
3.2.2. Khả năng xử lý photpho của các chủng nghiên cứu.
Đánh giá khả năng giảm hàm lượng photpho, chúng tôi đánh giá thông qua hàm lượng photphate tích lũy trong vi sinh vật. Chúng tơi tiến hành nuôi cấy lắc các chủng nghiên cứu trong môi trường AMM trong thời gian 10 ngày ở các điều kiện tối ưu về pH và nhiệt độ. Để đánh giá khả năng tích lũy photpho của vi sinh vật, chúng tơi phân tích, đánh giá thơng qua hàm lượng photphate cịn lại trong mơi trường.
Hình 3.9. Khả năng xử lý photpho của các chủng nghiên cứu trong môi trường với
hàm lượng photpho 6mg/l
Kết quả hình 3.9 cho thấy, với hàm lượng photpho trong dung dịch AMM ban đầu là 6mg/l, các chủng vi sinh vật đều có khả năng tích lũy photpho, sau 10 ngày, lượng photpho trong dung dịch nuôi lắc gần như khơng cịn được phát hiện. Các chủng A5.1, A5.2 và A5.3 sau 5 ngày đã khơng cịn phát hiện thấy photphate có trong dung dịch nuôi cấy, tương ứng với chủng A4.2 là 7 ngày.
Từ kết quả như vậy, chúng tôi đã tiến hành tăng hàm lượng photphate trong môi trường nuôi cấy lên 18mg/l (Hình 3.10). Kết quả phân tích cho thấy, sau 5 ngày, hàm lượng photphate trong dịch nuôi của 2 chủng A4.2 và A5.1 giảm đi cao nhất trong khoảng 25%. Hàm lượng photphate tiếp tục giảm sau 5, 7 và 10 ngày.
Sau 10 ngày, chủng A4.2 có hàm lượng photphate giảm đi lớn nhất, lượng photphate giảm đi là 39,32% so với dịch mẫu ban đầu. Các chủng A5.1, A5.2 và A5.3 hàm lượng photphate giảm đi trong dịch mẫu lần lượt là 34,88%, 21,78% và 17,95%. Từ các kết quả này, chúng tôi đã lựa chọn chủng A4.2 cho các nghiên cứu tiếp theo. Đây là những kết quả bước đầu cho nghiên cứu, ứng dụng màng biofilm vào xử lý nước thải giàu hợp chất nitơ, photpho từ các chủng vi sinh vật phân lập tại Việt Nam.
Hình 3.10. Khả năng xử lý photpho của các chủng nghiên cứu trong môi trường
hàm lượng photpho18mg/l
3. 3. Các đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa của các chủng nghiên cứu
3.3.1. Khả năng tạo hình thành màng sinh học trên một số giá thể
Bốn chủng có khả năng chuyển hóa hợp chất chứa nitơ và photpho tốt nhất là B11.11, B21.10, B23.2 và A4.2 được chúng tôi xác định khả năng tạo biofilm trên một số giá thể, chất mang.
Để xác định khả năng hình thành màng sinh học trên giá thể nhựa (ống eppendorf) chúng tôi dựa vào phương pháp nhuộm tím kết tinh.
Kết quả nhuộm tím kết tinh trên ống eppendorf cho thấy cả 4 chủng đều tạo biofilm tốt trên giá thể nhựa, trong đó chủng B11.11 có khả năng tạo biofilm tốt
nhất. Điều này cho thấy các chủng này ngồi khả năng tạo biofilm trong mơi trường dịch thể thì cũng có thể tạo biofilm trên các giá thể khác nhau (Hình 3.11, 3.12). Kết quả nảy tương tự như kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Huy và cộng sự trước đây về các chủng vi sinh vật tạo màng phân lập tại các khu vực ô nhiễm làng nghề hay rỉ rác [26], [32] .