Xác định đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu của cộng đồng cư dân ven biển tỉnh nghệ an (Trang 39)

Chương 2 : Phương pháp nghiên cứu và số liệu

2.2 Các bước nghiên cứu đánh giá MĐTT

2.2.1. Xác định đối tượng nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan cho chúng ta thấy rằng mỗi cách đánh giá tính dễ bị tổn thương khác nhau sẽ phụ thuộc vào quy mô, khu vực và đối tượng khác nhau.

Sau khi thu thập và xử lý tài liệu cộng với sự tham vấn của các chuyên gia học viên xin lựa chọn đối tượng đánh giá mực độ tổn thương do tác động của BĐKH là cộng đồng cư dân ven biển Nghệ An.

Ba lĩnh vực quan trọng nhất đối với sản xuất và đời sống của cộng đồng cư dân ven biển Nghệ An là sản xuất nông nghiệp mà chủ đạo là cây lúa , đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản và cơ sở hạ tầng trước hết là nhà cửa của họ. Trên các vùng ven biển các cộng đồng cư dân có điều kiện cở sở vật chất, trình độ tổ chức phịng chống thiên tai, tiềm lực kinh tế tài chính và dân số khác nhau. Do đó tác động của BĐKH và chỉ số tổn thương do BĐKH tới từng khu vực sẽ khác nhau. Các khu vực nghiên cứu trong vùng ven biển tỉnh Nghệ An được phân chia như sau: Huyện Quỳnh Lưu, Huyện Diễn Châu, Thị Xã Cửa Lò, Huyện Nghi Lộc và Thành Phố Vinh. Từ kết quả phân chia các khu vực nghiên cứu khác nhau xác định các lĩnh vực tổn thương mà chúng ta cần nghiên cứu và đánh giá cho cộng đồng cư dân ven biển Nghệ An bao gồm: Đánh bắt thủy hải sản, cơ sở hạ tầng và sản xuất lúa nước.

2.2.2. Lựa chọn chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thương

Việc đánh giá TDBTT được tiến hành bằng cách xây dựng “Chỉ số dễ bị tổn

thương V”. Chỉ số này dựa trên nhiều thành phần tạo nên khả năng dễ bị tổn thương

của một vùng nào đó. Phương pháp này cho một kết quả duy nhất và có thể được dùng đề so sánh giữa các vùng với nhau. Chỉ số tổn thương được tiếp cận theo khái niệm nêu trên bao gồm ba thành phần sau: phơi lộ (E), mức độ nhạy cảm (S) và khả năng thích ứng (AC). Với mỗi thành phần nêu trên ta lại có các chỉ số thành phần phụ khác nhau, Do vậy để đơn giản hóa khi tính chỉ số tổn thương cho các trị số thành phần phụ nêu trên đều có trọng số như nhau trong mỗi thành phần.

Trị số của các thành phần là số được tính tốn hay gán cho mỗi một khu vực nghiên cứu và được dùng để so sánh với nhau. Nói cách khác trị số này được dùng như số thứ tự mà thơng qua đó các khu vực sẽ được xếp hạng, phân nhóm theo các thành phần dễ bị tổn thương. Các trị số thành phần được cho theo thang điểm từ 1-7 đối với phơi lộ (E) và từ 1-5 đối với mức độ nhạy cảm (S) và khả năng thích ứng (AC) để dễ tiến hành so sánh giữa các vùng khác nhau.

Như vậy các chỉ số bị tổn thương do BĐKH đều dựa theo khái niệm của IPCC bao gồm các thành phần sau: Phơi lộ , mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng. Đối với từng thành phần E,S và A đều có 3-4 trị số thành phần: E1, E2, E3, E4, S1, S2,, S3, AC1, AC2, AC3.

Ở mỗi chỉ số dễ bị tổn thương, dữ liệu thu thập sẽ được sắp xếp theo một ma trận hình chữ nhật với 5 cột tương ứng là 5 khu vực đánh giá: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Cửa Lò, Nghi Lộc, Vinh và hàng tương ứng với các trị số thành phần và trị số trung bình của thành phần dễ bị tổn thương. Khi đó bảng dữ liệu tính tốn sẽ có dạng như sau:

Bảng 2.1. Bảng qui ước mức độ tổn thương

Huyện Quỳnh Lưu Diễn Châu Cửa Lò Nghi Lộc Vinh

E1 E2 E3 E4 1-7 1-7 1-7 1-7 1-7 1-7 1-7 1-7 1-7 1-7 1-7 1-7 1-7 1-7 1-7 1-7 1-7 1-7 1-7 1-7 TB .E S1 S2 S3 1-5 1-5 1-5 1-5 1-5 1-5 1-5 1-5 1-5 1-5 1-5 1-5 1-5 1-5 1-5 TB. S AC1 AC2 AC3 1-5 1-5 1-5 1-5 1-5 1-5 1-5 1-5 1-5 1-5 1-5 1-5 1-5 1-5 1-5 TB. AC

2.2.3. Xác định các thành tố và trị số trung bình của phơi lộ E

Theo phương pháp đã trình bày trong các mục trước của luận văn này thì phơi lộ E hay các yếu tố tai biến do BĐKH là các yếu tố và mức độ mà một hệ thống phải hứng chịu. Các yếu tố tác động đến cộng đồng cư dân ven biển thông qua 3 lĩnh vực chủ yếu: sản xuất lúa nước, đánh bắt thủy hải sản, cơ sở hạ tầng chính là các thành tố được thể hiện ở bảng sau đây.

Bảng 2.2. Các thành tố của phơi lộ tác động đến cộng đồng cư dân biển Yếu tố tác động Xu thế biến đổi Tác động đến trồng lúa nước Tác động đến đánh bắt thủy hải sản Tác động đến cở sở hạ tầng Bão Thất thường về tần số, tăng lên về cường độ Phá hủy hoặc làm hư hại cây lúa trong các thời kì sinh trưởng

Hạn chế thời gian đánh bắt và làm hư hại phương tiện đánh bắt

Phá hủy làm hư hại nhiều cầu, đề kè, đường sá

Nước biển dâng

Tăng lên Xâm nhập mặn tới

các vùng nông

nghiệp ven biển

Các khu vực đánh bắt

Phá hủy làm hư hại

Nhiệt độ Tăng lên Gia tăng hạn hán,

nắng nóng ảnh

hưởng đến năng suất, gia tăng chi phí sản xuất Ảnh hướng tới khả năng sinh sản Giảm tuổi thọ các cơng trình Lượng mưa Thất thường về tổng lượng, tăng lên về cường độ

mất mùa, giảm năng xuất.

Ảnh hướng đến năng suất, sản lượng, công việc thu hoạch chế biến sản phẩm

Phá hủy hoặc giảm tuổi thọ cơng trình

Có thể nhận thấy rằng phơi lộ E trong việc đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH đến sản xuất lúa nước, cơ sở hạ tầng và đánh bắt thủy hải sản được hiểu là mức độ hứng chịu thiên tai và tác động trực tiếp của các yếu tố khí hậu cực đoan.Vì vậy phơi lộ (E) được tính tốn trong chỉ số tổn thương chỉ bao gồm các thành tố sau:

- Bão (E1)

- Nước biển dâng (E2)

- Nhiệt độ ( E3)

Trị số trung bình của phơi lộ (TB.E) là giá trị trung bình cộng của các E1, E2, E3 và E4.

2.2.4. Xác định các thành tố và trị số trung bình của mức độ nhạy cảm (S)

Theo khái niệm của IPCC thì mức độ nhạy cảm (S) là mức độ của một hệ thống chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp có lợi cũng như bất lợi bởi các tác nhân kích thích liên quan đến khí hậu. Như vậy mức độ nhạy cảm đối với cộng đồng cư dân ven biển chính là các yếu tố làm gia tăng các tác động có lợi hoặc bất lợi đến sản xuất và đời sống của cộng đồng cư dân ven biển.

Đối với mỗi lĩnh vực tổn thương khác nhau ta sẽ có các chỉ số phụ khác nhau do đó các vấn đề tổn thương liên quan đến cộng đồng cư dân ven biển được xét đến bao gồm các lĩnh vực chính sau:

- Đánh bắt thủy hải sản

- Sản xuất lúa nước

- Cơ sở hạ tầng

Căn cứ vào số liệu thu thập được các thành tố của mức độ nhạy cảm sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng lĩnh vực tổn thương mà ta đã nêu ở trên.

- Với đánh bắt thủy hải sản có các thành tố sau: Số lượng tàu thuyền (S1), số lượng lao động nghề cá (S2) và số lượng bến cảng (S3).

- Với cơ sở hạ tầng có các thành tố sau: Mật độ xây dựng ( S1), mức độ không kiên cố (S2) và dân số (S3).

- Với sản xuất lúa nước có các thành tố sau: diện tích canh tác (S1), số lượng lao động sản xuất (S2) và dân số (S3).

Trị số trung bình của mức độ nhạy cảm (TB.S) là giá trị trung bình cộng của các S1,S2 và S3.

2.2.5. Xác định các thành tố và trị số trung bình của khả năng thích ứng (AC)

IPCC (2007) định nghĩa rằng khả năng thích ứng là khả năng của một hệ thống để điều chỉnh thích ứng với biến đổi khí hậu (Bao gồm các biến thời tiết

cũng như các hiện tượng thời tiết cực đoan) nhằm làm giảm các tác động tiềm tàng, nắm bắt được các cơ hội, các tác động có lợi hoặc phù hợp với các tác động.

Khả năng thích ứng của một hệ thống cịn có thể hình thành cơ bản dựa trên các hoạt động của con người và ảnh hưởng đến các yếu tố xã hội và sinh lý của một hệ thống (IPCC, 2012). Các yếu tố quyết định kinh tế xã hội của khả năng thích ứng được xác định là rất khái quát và chung chung như giáo dục, thu nhập, sức khỏe, trái lại các yếu tố quyết định khác là rất cụ thể đến từng tác động của biến đổi khí hậu. Các yếu tố chỉ thị cho khả năng thích ứng đối với biến đổi khí hậu được xác định bao gồm rất nhiều các yếu tố và phụ thuộc vào từng ngành, từng lĩnh vực và từng tổ chức khác nhau. Để đánh giá khả năng thích ứng trong cộng đồng cư dân ven biển tập trung vào các thành tố sau:

- Đánh bắt thủy hải sản

- Sản xuất lúa nước

- Cơ sở hạ tầng

Căn cứ vào số liệu thu thập được các yếu tố của khả năng thích ứng khác nhau tùy thuộc vào từng lĩnh vực thích ứng mà ta đã nêu ở trên.

- Với đánh bắt thủy hải sản có các thành tố sau: Khả năng chống chịu tàu thuyền bến cảng (AC1), kỹ thuật lao động nghề cá (AC2) và tổ chức nghề nghiệp (AC3).

- Với cơ sở hạ tầng có các thành tố sau: Chất lượng cơng trình (AC1), trình độ tổ chức phịng chống thiên tại (AC2) và tiềm lực kinh tế tài chính (AC3).

- Với sản xuất lúa nước có các thành tố sau: Công trình thủy lợi (AC1), Chất lượng lao động (AC2) và kỹ thuật canh tác (AC3).

Trị số trung bình của khả năng thích ứng (TB.AC) là giá trị trung bình cộng của AC1, AC2 và AC3.

2.2.6. Xác định cơng thức tính dễ bị tổn thương

Theo IPCC, V =f (E,S,AC) trong đó V là tính dễ bị tổn thương của hàm phơi lộ E, mức độ nhạy cảm S và khả năng thích ứng AC. Với mỗi thành phần E, S và

AC có 3-4 trị số thành phần và do đó giá trị của mỗi thành phần đều lại là trung bình cộng của các trị số thành phần:

- E= 1/4 (E1 + E2 + E3 + E4)

- S= 1/3 ( S1 + S2 + S3)

- AC= 1/3 (AC1 + AC2 + AC3)

Chỉ số dễ bị tổn thương V được xác định theo 2 công thức sau đây: + V = (E-A)xS

+ V = ExS – A

Như vậy với V cao nhất tương ứng với khu vực bị tổn thương nhiều nhất, với V bé nhất tương ứng với khu vực ít bị tổn thương nhất.Với phương pháp chỉ số này có thể so sánh được mức độ tổn thương giữa các vùng trong khu vực ven biển tỉnh Nghệ An.

2.3. Số liệu phục vụ nghiên cứu

Số liệu quan trắc: các chỉ số quan trắc cần thu thập để phục vụ nghiên cứu trong luận văn được thể hiện như sau:

Bảng 2.3. Các chỉ số quan trắc cần thu thập để phục vụ nghiên cứu

Các chỉ số cần thu thập Mục đích Nơi cung cấp

Tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ năm 1961 - 2009

Biết được diễn biến lượng mưa trung bình từ năm 1961 - 2009

Đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ Nhiệt độ trung bình hàng năm từ

năm 1980 - 2010

Biết được diễn biến nhiệt độ trung bình từ năm 1980 - 2010

Đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ Số ngày nhiệt độ khơng khí trung

bình <150C, < 130C từ năm 2000 - 2010

Biết được diễn biến số ngày rét đậm, rét hại từ năm 2000 - 2010

Đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ Số ngày có lượng mưa >100 mm

từ 1980 - 2010

Biết được diễn biến mưa lớn từ năm 1980 - 2010

Đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ Các hiện tượng khí hậu cực đoan

(Bão, mưa lớn trong bão, hạn hán, nước biển dâng, xâm nhập mặn..)

Biết được diễn biến của thiên tai.

Đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ

2.3.1. Số liệu về biến đổi và xu thế biến đổi lượng mưa

Lượng mưa trung bình năm lên xuống thất thường từ thập kỷ này sang thập kỷ khác và do đó giữa các thập kỉ có thể thấy rằng: giữa các thập kỉ có sự khác biệt rõ rệt về lượng mưa năm. Nói chung ở Nghệ An lượng mưa trong 3 thập kỷ gần đây có xu thế chung giảm dần (Bảng 2.4).

Bảng 2.4. Tổng lượng mưa qua từng thập kỷ ở Nghệ An

(ĐVT: mm /năm)

Tthập kỷ Trạm

R71-80 R81-90 R91-2000 R2001-2010 Xu thế

Quỳnh Lưu 1668,5 1493,2 1540,2 1624,1 Giảm nhẹ

Vinh 2025,7 2434,9 1865,7 1920,2 Giảm

Cửa Lò 1818,5 1851,4 1625,4 Giảm

Diễn Châu 1706,0 1614,2 1522,0 Giảm

Nghi Lộc 1412,3 1224,9 1155,2 Giảm

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ, 2011

Số ngày có lượng mưa lớn hơn 100mm và lượng mưa ngày lớn nhất cũng giảm dần qua các thập kỷ gần đây (Bảng 2.5).

Bảng 2.5. Số ngày có lượng mưa lớn hơn 100mm và lượng mưa ngày lớn nhất tại trạm thủy văn Vinh

Thập kỷ Số ngày Rmax (mm)

1980-1989 46 202,6-596,7

1990-1999 42 107-321,1

2000-2010 33 125,7-390,2

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ, 2011 2.3.2. Số liệu về số ngày rét và số ngày nắng nóng

Các đợt khơng khí lạnh mạnh thường gây nên những đợt rét đậm (nhiệt độ khơng khí trung bình ≤ 150C) hoặc ngày rét hại (nhiệt độ khơng khí trung bình ngày ≤ 130C). Ở Nghệ An, trong những năm gần đây số đợt rét đậm và rét hại có xu thế

tăng lên. Năm 2005 và năm 2007, tổng số đợt rét đậm và rét hại lên tới 7 và 6 đợt (bảng 2.6). Bảng 2.6. Sốt đợt rét đậm, rét hại ở Nghệ An (ĐVT: Đợt) Năm Đợt rét đậm Đợt rét hại Tổng 2000 3 2 5 2001 2 0 2 2002 3 1 4 2003 3 0 3 2004 3 0 3 2005 5 2 7 2006 3 0 3 2007 3 3 6 2008 2 2 4 2009 1 3 4 2010 2 3 5

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ, 2011

Ở Nghệ An, nắng nóng trong những năm đầu của thế kỷ 21 diễn ra nhiều hơn so với những năm trước đây.Trong năm 2003, 2010 diễn ra đợt nắng nóng nhiều nhất với 11 đợt (Bảng 2.7)

Bảng 2.7. Số đợt nắng nóng xảy ra ở Nghệ An trong những năm gần đây

Năm Đợt nắng nóng 2000 6 2001 7 2002 7 2003 11 2004 8 2005 8 2006 9 2007 6 2008 8 2009 10 2010 11

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ, 2011

Số lượng cơn bão ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ tăng dần những số lượng cơn bão đổ bộ vào bờ biển Nghệ An giảm dần trong những thập kỷ gần đây (bảng 2.8)

Bảng 2.8. Số cơn bão ảnh hưởng trực tiếp từ 1980-2010

Thập kỷ Ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ Vào bờ biển Nghệ An

1980-1989 14 12

1990-1999 18 8

2000-2010 20 2

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ, 2011 2.3.3. Số liệu về biến đổi và xu thế biến đổi nhiệt độ

Nói chung nền nhiệt trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961- 2000) có sự tăng đều qua từng thập kỷ và cao hơn các thập kỷ trước đó. Theo kết quả tính tốn mức độ tăng trung bình của nhiệt độ trung bình năm trong thời gian qua tại vùng bờ biển Nghệ An vào khoảng 0,10- 0,220C/thập kỷ.Vùng ven biển cao nhất ở Quỳnh Lưu thứ đến Cửa Lò, thấp nhất ở Diễn Châu thứ đến Nghi Lộc (bảng 2.9).

Bảng 2.9. Nhiệt độ khơng khí trung bình qua từng thập kỷ ở Nghệ An

T61- 70 ∆T61-70 và 71-80 T71-80 ∆T71-80 và 81-90 T81-90 ∆T81-90 và 91- 2000 T91- 2000 ∆T91- 2000 và 2001- 2010 T2001- 2010 Quỳnh Lưu 23,3 +0,1 23,7 +0,0 23,7 +0,2 23,9 +0,5 24,4 Vinh 23,7 +0,0 23,7 +0,7 24,4 +0,2 24,2 +0,4 24,6 Cửa Lò 23,4 +0,2 23,6 +0,1 23,7 +0,4 24,1 +0,3 24,4 Diễn Châu 23,3 -0,2 23,1 +0,2 23,3 +0,3 23,6 +0,2 23,8 Nghi Lộc 23,3 +0,3 23,6 +0,3 23,9 +0,1 24,0 +0,0 24,0

2.3.4. Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng ven biển Nghệ An Bảng 2.10. Diện tích tự nhiên, dân số các xã vùng ven bờ biển Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu của cộng đồng cư dân ven biển tỉnh nghệ an (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)